Sử dụng các kỹ thuật chuyển giao rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 118)

- Yêu cầu có bảo lãnh: việc có bảo lãnh sẽ giúp ngân hàng an tâm hơn khi cho vay và trong trƣờng hợp khách hàng gặp vấn đề về trả nợ thì bên bảo lãnh sẽ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng

- Đồng tài trợ: đối với những khoản vay quá lớn, đồng tài trợ chính là hình thức mang lại lợi ích cho cả hai bên khách hàng vay và các ngân hàng tham gia đồng tài trợ. Đối với khách hàng thì vừa đáp ứng dƣợc nhu cầu vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa tiếp kiệm thời gian và chi phí tìm nguồn tài trợ. Đối với các ngân hàng, đồng tài trợ vừa giúp duy trì và phát triển mối quan hệ với ngân hàng vừa thỏa mãn đƣợc nhu cầu phân tán rủi ro. - Bán các khoản cho vay: mua bán nợ là việc chuyển nhƣợng khoản nợ, do bên

bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ. Việc bán các khoản cho vay chính là ngân hàng bán đã chuyển giao hoàn toàn RRTD cho ngân hàng mua. Cả 2 bên đều đạt đƣợc mục đích riêng của mình. Hoạt động này chi nhánh cũng chƣa phát triển và chi nhánh có thể bán các khoản nợ nằm trong danh mục tập trung tín dụng của mình đồng thời mua lại các khoản nợ không nằm trong danh mục tập trung tín dụng để phân tán rủi ro.

- Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh là sử dụng các hợp đồng tài chính bảo vệ ngƣời thụ hƣởng trong trƣờng hợp các khoản nợ không thể thanh toán, có thể đƣợc sử dụng hiệu quả trong việc giảm rủi ro phát sinh nợ xấu cũng nhƣ giảm rủi ro lãi suất ngân hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 118)