Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 50 - 57)

Tín dụng là hoạt động chính yếu của ngân hàng. Nếu quản lý tốt, tín dụng sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận và làm tăng giá trị ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu quản lý kém, tín dụng có thể gây ra tổn thất lớn và làm giảm giá trị ngân hàng. Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý tín dụng là làm giảm tối đa RRTD. Muốn vậy, ngân hàng cần phải xác định đƣợc các RRTD mà ngân hàng có thể gặp phải, lƣợng hóa và đánh giá đƣợc RRTD để từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Nghiên cứu, xác định các loại rủi ro

Ngân hàng trƣớc hết phân tích cơ cấu cho vay theo các tiêu thức nhƣ thời hạn, khách hàng, phƣơng thức cấp vốn, hình thức tài trợ,... và xác định các loại rủi ro có thể có đối với mỗi loại hình và khả năng rủi ro xảy ra của từng loại. Đối với mỗi loại rủi ro thì việc nhận dạng bao gồm theo dõi rủi ro, xem xét rủi ro, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động cụ thể nhằm thống kê những rủi ro đã và đang xảy ra đồng thời cố gắng dự báo những rủi ro có thể xảy ra

39

trong tƣơng lai để đề ra những biện pháp kiểm soát và tài trợ phù hợp. Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng là phân tích các báo cáo, phân tích các hợp đồng vay vốn cụ thể và làm việc trực tiếp với các bộ phận có liên quan khi rủi ro xảy ra. Trong phần này tác giả muốn giới thiê ̣u mô ̣t số phƣơng pháp đƣợc các tổ chức tín dụng sƣ̉ du ̣ng khá phổ biến để phân tích và đo lƣờng rủi ro tín du ̣ng của khách hàng.

Sƣ̉ du ̣ng các chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng là một phƣơng pháp truyền thống và đơn giản nhất để phân tích RRTD của khách hàng.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (Liquidity ratios)

1 Hệ số khả năng

thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

2 Hệ số khả năng

thanh toán ngắn hạn =

Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

3 Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn – Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

4 Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay Lãi vay phải trả

Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios)

5 Hệ số khả năng

thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản Tổng nợ phải trả 6

Hệ số khả năng

thanh toán ngắn hạn =

Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

40 7 Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn - Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

8 Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay Lãi vay phải trả

9 Doanh lợi doanh thu

(ROS) =

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

10 Doanh thu tổng tài

sản (ROA) = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân 11 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính (Leverage ratios)

12 Hệ số nợ = Nợ phải trả

Tổng tài sản 13 Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản 14 Tỷ suất tự tài trợ tài

sản cố định =

Vốn chủ sở hữu Giá trị tài sản cố định Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios)

15 Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn bán hàng Hàng tồn kho bình quân 16 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 ngày Số vòng quay hàng tồn kho

41 17 Vòng quay các

khoản phải thu =

Doanh thu thuần Các khoản phải thu

18 Kỳ thu tiền trung

bình =

360 ngày

Vòng quay các khoản phải thu bình quân

19 Vòng quay tổng tài

sản =

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Nhóm chỉ tiêu tăng trƣởng (Growth ratios)

20 Tỷ lệ lợi nhuận tích

lũy =

Lợi nhuận tích lũy Lợi nhuận sau thuế

Việc phân tích này nhằm mục đích trả lời câu hỏi “Liệu khách hàng vay vốn này có thể tin tƣởng đƣợc không?”. Trong kinh doanh ngân hàng thì “chữ Tín quý hơn vàng”. Niềm tin là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành một nghiệp vụ tín dụng. Ngân hàng chấp nhận cho vay dựa trên niềm tin rằng khách hàng sẽ trả nợ cho mình đúng hạn. Mà sự tin tƣởng là một khái niệm trừu tƣợng, vì vậy ngân hàng cố gắng thẩm định khách hàng thông qua những tiêu chí có thể đo lƣờng đƣợc để khẳng định đƣợc thiện chí trả nợ của ngƣời vay. Nhƣ đã nói ở trên, việc khách hàng có trả nợ hay không phụ thuộc vào việc ngƣời đó có “khả năng trả nợ” và “tính sẵn lòng trả nợ” trong đó tính sẵn lòng trả nợ là quyết định vì nếu ngƣời vay sẵn sàng trả nợ thì dù tài chính có khó khăn anh ta cũng sẽ cố gắng xoay sở để tìm cách trả ngân hàng nhƣng nếu anh ta không muốn trả (đúng hạn) thì dù có khả năng trả nợ đi nữa thì ngân hàng cũng không thể đòi đƣợc nợ (đúng hạn). Do đó ngoài phân tích hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng ngân hàng cần có biện pháp đo lƣờng rủi ro qua các mô hình đính tình và định lƣợng.

42

Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lƣờng RRTD là việc sử dụng mô hình thích hợp để lƣợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng nhƣ để trích lập dự phòng rủi ro. Một số mô hình đƣợc áp dụng tƣơng đối phổ biến nhƣ: Mô hình định tính, Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor, Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model),…

a) Mô hình định tính

Mô hình định tính, hay còn gọi là mô hình chất lƣợng 5C là một trong những mô hình đƣợc nhiều ngân hàng sử dụng để đánh giá, thẩm định một đơn xin vay vốn của khách hàng. Mô hình này bao gồm 5 chỉ tiêu sau:

(1) Tư cách (Character)

Cán bộ tín dụng cần phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn nếu là khách hàng mới thì cần thu thập thông tìn từ nhiều nguồn khác nhƣ từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng,...

(2) Năng lực của người vay (Capacity)

Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia, đòi hỏi ngƣời đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

(3) Thu nhập của người đi vay (Capital)

Tiếp theo, phải xác định đƣợc nguồn trả nợ của ngƣời vay nhƣ luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,…

(4) Tài sản bảo đảm (Collateral)

Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

43 (5) Các điều kiện (Conditions)

Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ nhƣ cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW theo từng thời kỳ.

Sau khi xác định rõ các chỉ tiêu trên, nếu đơn xin vay vốn đƣợc chấp thuận, cán bộ tín dụng tiến hành bƣớc tiếp theo là kiểm tra tín dụng, có thể coi là chữ C thứ 6 (Control – kiểm soát):

Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định (30, 60, 90 ngày).

Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, nội dung quá trình kiểm tra thận trọng và chi tiết, bảo đảm những khía cạnh quan trọng nhất đƣợc kiểm tra.

Kiểm tra thƣờng xuyên các khoản tín dụng lớn.

Kiểm tra thƣờng xuyên các khoản tín dụng có vấn đề.

Kiểm tra những ngành nghề có dấu hiệu suy thoái.

b) Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor

Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor Moody Standard & Poor Tình trạng

Aaa AAA Chất lƣợng cao nhất, rủi ro thấp nhất.

Aa AA Chất lƣợng cao

A A Chất lƣợng trên trung bình

Baa BBB Chất lƣợng trung bình

Ba BB Chất lƣợng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B B Chất lƣợng dƣới trung bình

Caa CCC Chất lƣợng kém

Ca CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C C Chất lƣợng kém nhất, triển vọng xấu

44

Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tƣ thƣờng đƣợc thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay. Việc xếp hạng này đƣợc thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tƣ nhân trong đó có Moody và Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất. Đối với Moody, xếp hạng cao nhất là Aaa nhƣng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aaa (Moody) và AAA (Standard & Poor) để phản ánh rủi ro không đƣợc hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu đƣợc xem nhƣ loại chứng khoán (khoản cho vay) mà ngân hàng nên đầu tƣ, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên dƣới đƣợc xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không nên đầu tƣ hay cho vay. Nhƣng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy đƣợc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhƣng lại cho lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tƣ hoặc cho vay.

c) Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model)

Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lƣợng Z dùng để làm thƣớc đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với ngƣời đi vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của ngƣời vay.

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời vay trong quá khứ.

Từ đó, Altman xây dựng mô hình điểm nhƣ sau: Z = 1,2 X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó:

X1: Hệ số vốn lƣu động/Tổng tài sản X2: Hệ số lãi chƣa phân phối/Tổng tài sản

X3: Hệ số lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay/Tổng tài sản

X4: Hệ số giá trị thị trƣờng của tổng vốn sở hữu/Giá trị hạch toán của nợ X5: Hệ số doanh thu/Tổng tài sản

45

Trị số Z càng cao thì xác suất vỡ nợ của ngƣời đi vay càng thấp. Ngƣợc lại, khi trị số Z càng thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình này, khách hàng có trị số Z < 1,81 bị coi là có độ rủi ro cao nên ngân hàng sẽ không cho vay ít nhất khi khách hàng chƣa cải thiện đƣợc điểm số lớn hơn 1,81.1.3.3 Đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)