Cơ sở lý luâ ̣n về tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 30 - 33)

1.2.1. Tín dụng ngân hàng

a) Khái niệm

Trƣớc hết ta cần hiểu về tín dụng: tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi khi đến hạn thanh toán.

19

Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cho vay.

Theo điều 4, Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội: LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết

giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Khái niệm về tín dụng ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣng có thể định nghĩa một cách tổng quát nhƣ sau: “Tín dụng ngân hàng là việc tổ chức tín dụng (ngân hàng) sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cho vay” (Theo luật số 46/2010/QH12 Luật ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam).

b) Đặc điểm

Thứ nhất, giao dịch tín dụng đƣợc thực hiện trên cơ sở tin tƣởng giữa hai bên khách hàng và ngân hàng. Trong đó, khách hàng tin tƣởng ngân hàng về khả năng cung cấp dịch vụ và thực hiện những cam kết đối với khách hàng; còn ngân hàng tin tƣởng ở khả năng hoàn trả cũng nhƣ tính sẵn lòng hoàn trả của khách hàng. Nghiên cứu lý luận quản trị rủi ro tức là đứng trên góc độ ngân hàng thì đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng vì rủi ro ở đây nằm ở chỗ khách hàng có hoàn trả khoản vay cho ngân hàng hay không, trong đó tính “ sẵn lòng hoàn trả” của khách hàng giữ vai trò quyết định.

Thứ hai, giao dịch đƣợc thực hiện trên cơ sở chuyển giao tài sản từ phía ngân hàng cho khách hàng. Ngân hàng cấp tín dụng thực chất là tài trợ vốn cho khách hàng mà vốn là khái niệm mang tính vô hình, do đó nó phải đƣợc

20

biểu hiện dƣới một hình thái hữu hình nào đó mà ta gọi là tài sản. Tài sản này có thể là tiền, máy móc, thiết bị, hàng hóa,… nhƣng chủ yếu là dƣới hình thái tiền. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm này trong quản trị rủi ro tín dụng nằm ở chỗ rủi ro ở đây nằm trong quá trình lƣu chuyển vốn. Cụ thể là vốn đƣợc chuyển từ ngân hàng tới tay khách hàng dƣới hình thái tiền tệ (là chủ yếu), sau đó tùy theo mục đích sử dụng của mình mà khách hàng tiếp tục chuyển hóa hình thái tiền tệ đó sang các hình thái khác… cuối cùng nó lại quay về hình thái tiền tệ để hoàn trả ngân hàng. Trong dòng lƣu chuyển vốn đó, rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào và điều cần lƣu ý ở đây là rủi ro đó sẽ xảy ra đối với khách hàng trƣớc rồi mới đến ngân hàng. Bởi vậy, để quản trị đƣợc rủi ro thì ngân hàng phải kiểm soát khách hàng từ việc khách hàng đã chuyển hóa đồng vốn vay nhƣ thế nào.

Thứ ba, giá trị hoàn trả của khách hàng phải lớn hơn giá trị ban đầu. Đến kỳ đáo hạn, khách hàng phải hoàn trả khoản vay cho ngân hàng bao gồm khoản vay gốc và một khoản lãi vay. Khoản lãi vay này dùng để trang trải các chi phí mà ngân hàng bỏ ra (nhƣ chi phí huy động vốn, chi phí các hoạt động,…) và để ngân hàng có lợi nhuận. Việc tính toán lãi của khoản vay liên quan ðến vấn ðề lãi suất và rủi ro lãi suất cũng nằm trong hệ thống rủi ro kinh doanh mà ngân hàng phải đối mặt, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này thì rủi ro lãi suất sẽ không đƣợc đề cập đến.

Thứ tư, khách hàng cam kết sẽ hoàn trả khoản vay cho ngân hàng đúng hạn. Đặc điểm này hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng vì những lý do sau: trƣớc hết, khoản tiền mà ngân hàng cho vay không thuộc sở hữu của ngân hàng vì ngân hàng là một đơn vị trung gian tài chính thực hiện kinh doanh tiền tệ trong đó chủ yếu là nhận tiền gửi. Hoạt động kinh doanh tiền gửi này có một quy tắc là khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với bất kỳ thời hạn nào thì ngân hàng không có quyền từ chối nếu

21

khách hàng đó muồn rút tiền trƣớc thời hạn, ngƣợc lại khi ngân hàng cho vay một khách hàng nào đó thì dù có bất kỳ lý do gì cũng không đƣợc phép đòi khách hàng đó thanh toán nếu chƣa đến hạn. Bởi vậy, việc các khoản vay đƣợc thanh toán đúng hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo khả nảng thanh khoản của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 30 - 33)