Lý thuyết về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và thiết kế một đề tà

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 61)

2.1.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học và thiết kế một đ ề tài nghiên cứu khoa học

Trƣớc hết để hiểu đƣợc thế nào là phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu đƣợc khái niệm khoa học là gì? Khoa học là một khái niệm có

nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học đƣợc hiểu nhƣ sau: “Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học. Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phương pháp là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học”.

Vậy phƣơng pháp nghiên cứu khoa học là gì? Phƣơng pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phƣơng pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. “Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó”.

Trong đó ghiên cứu khoa học là quá trình lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống bằng việc sử dụng hai công cụ vô cùng quan trọng: dữ liệu thực nghiệm và lý thuyết. Trong khoa học, sức mạnh của dữ liệu thực nghiệm đƣợc thừa nhận và các ý tƣởng phải đƣợc kiểm nghiệm bằng dữ liệu. Để giải thích, diễn giải dữ liệu, ngƣời ta phải sử dụng đến lý thuyết. Mục đích của lý thuyết

50

là để diễn giải dữ liệu chứ không chỉ thu thập dữ liệu và cũng không chỉ để sử dụng dữ liệu để mô tả sự vật hiện tƣợng. Do vậy, lý thuyết diễn giải đóng vai trò trung tâm trong khoa học. Nói một cách đơn giản,“nghiên cứu khoa học chính là việc thu thập dữ liệu về thế giới, xây dựng các lý thuyết để giải thích dữ liệu và sau đó kiểm nghiệm các lý thuyết này dựa trên các dữ liệu thu thập tiếp theo” (Punch, 2005, p.8). Nghiên cứu khoa học liên quan đến quá trình thiết lập các câu hỏi nghiên cứu, vấn đề hay giả thiết nghiên cứu, thu thập dữ liệu hoặc bằng chứng liên quan tới những câu hỏi nghiên cứu, vấn đề hay giả thiết đó và phân tích hoặc giải thích dữ liệu. Khi bắt tay vào nghiên cứu, nghiên cứu viên sẽ phải lập một kế hoạch tổng thể cho dự án nghiên cứu đó. Nhƣ vậy, bản thiết kế dự án nghiên cứu (research design) được hiểu là một kế hoạch tổng thể cho một dự án nghiên cứu trong đó đề cập đến các vấn đề trong lập kế hoạch và triển khai một dự án nghiên cứu.

2.1.2. Nội dung chủ yếu khi thiết kế một đề tài nghiên cứu

Bản thiết kế một dự án nghiên cứu thƣờ ng có năm nội dung chủ yếu. Xác định mục đích nghiên cứu

Việc đầu tiên nghiên cứu viên phải xác định rõ là nghiên cứu này sẽ

đạt đƣợc cái gì? Tại sao vấn đề phải đƣợc nghiên cứu? Ngƣời nghiên cứu muốn tìm cách mô tả cải gì, hoặc giải thích hoặc tìm hiểu điều gì? Nghiên cứu này đƣợc thực hiện để tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề gì?

Xác định lý thyết nghiên cứu

Lý thuyết nào sẽ đƣợc sử dụng làm định hƣớng cho quá trình nghiên cứu? Chúng ta sẽ hiểu hoặc diễn giải kết quả nghiên cứu nhƣ thế nào? Khung (lý thuyết) khái quát nào sẽ liên kết các hiện tƣợng mà ta nghiên cứu?

Xác định câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu tìm kiếm lời giải cho câu hỏi nghiên cứu nào? Chúng ta

cần biết gì để thực hiện các mục đích nghiên cứu? Mức độ khả thi của câu hỏi nghiên cứu với nguồn lực và thời gian đã xác định?

51

Xác định phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Kỹ thuật cụ thể nào (phỏng vấn? quan sát? Khảo sát?) sẽ đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu? Dữ liệu sẽ đƣợc phân tích nhƣ thế nào? Làm thế nào để chứng minh rằng dữ liệu thu đƣợc là đáng tin cậy?

Chiến lƣợc lấy mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu viên phải trả lời câu hỏi họ sẽ thu thập dữ liệu từ ai? ở

đâu? Khi nào? Làm thể nào để có thể cân bằng giữa việc chọn lọc dữ liệu và việc thu thập tất cả các dữ liệu yêu cầu?

2.1.3 Các bước tiến hành nghiên cứu

2.1.3.1 Xác định mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu

Tất cả các nghiên nghiên cứu đều đƣợc định hƣớng bởi các câu hỏi nghiên cứu, đến lƣợt mình các câu hỏi nghiên cứu đƣợc xác định từ mục đích nghiên cứu của đề tài. Mục đích nghiên cứu chính là câu hỏi khái quát, còn câu hỏi nghiên cứu(research question) là các câu hỏi cụ thể trong nghiên cứu. Nhƣ đã đề cập ở trên, mục đích nghiên cứu của một dự án nghiên cứu trả lời câu hỏi công trình nghiên cứu đƣợc triển khai sẽ đạt đƣợc cái gì? Tại sao vấn đề phải đƣợc nghiên cứu? Mục đích nghiên cứu đƣa ra một định hƣớng chung cho dự án nghiên cứu, đặc biệt là việc xác định câu hỏi nghiên cứu một cách rõ ràng hơn.

Câu hỏi nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức dự án nghiên cứu, đƣa ra định hƣớng nghiên cứu và sự gắn kết của toàn bộ nghiên cứu, xác lập giới hạn/phạm vi của dự án nghiên cứu. Đồng thời, câu hỏi nghiên cứu sẽ giúp giữ sự tập trung của nghiên cứu viên vào dự án nghiên cứu. Đặc biệt, câu hỏi nghiên cứu xác định khuôn khổ để viết và hoàn tất dự án nghiên cứu cũng nhƣ chỉ ra các dữ liệu cần phải thu thập. Một cách để xác định câu hỏi nghiên cứu là xác định các lĩnh vực và chủ đề nghiên cứu (mục đích nghiên cứu), sau đó phát triển các câu hỏi trong phạm vi và chủ đề đó.

52

Cách ngƣợc lại là bắt đầu bằng một số câu hỏi cụ thể, sau đó quay lại phát triển mục đích nghiên cứu.

2.1.3.2 Xác định phương pháp tiếp cận

Trong nghiên cứu khoa học xã hội, phƣơng pháp tiếp cận có thể chia thành hai hƣớng tiếp cận tổng quát: nghiên cứu định lượngnghiên cứu định tính . Tùy thuộc vào mục đích và câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu viên phải xác định phƣơng pháp tiếp cận và chiến lƣợc nghiên cứu phù hợp.

a) Phương pháp tiếp cận định lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng pháp tiếp cận định lƣợng (Quantitative Approach hay Fixed Design) là cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định lƣợng, hiện tƣợng và quan hệ giữa chúng. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến phương pháp nghiên cứu có cấu trúc chặt chẽ nhằm thúc đẩy quá trình lặp lại nghiên cứu (trong các tình huống, bối cảnh khác nhau) (Gill và Johnson, 1997) và những quan sát có thể định lượng đƣợc sử dụng cho phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc khái quát hóa thành dạng quy luật, tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học vật lý và tự nhiên.

Bản chất của phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng gợi mở rằng việc thu thập dữ liệu sẽ cho các dữ liệu dạng số và đƣợc tiêu chuẩn hóa và việc nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua các biểu đồ và toán thống kê (Saunder, 2003). Vì vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu kinh doanh và quản trị nghiên cứu định lƣợng thƣờng không cho ngƣời nghiên cứu cái nhìn sâu sắc về các vấn đề phức tạp (Remenyi, 2005).

b) Phương pháp tiếp cận định tính

Phƣơng pháp tiếp cận định tính (Qualitative Approach/Flexible). Sự khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng là phƣơng pháp nghiên cứu định tính tập trung vào quá trình thay vì kết quả,

53

cái tổng thể thay vì các biến độc lập và tập trung vào ý nghĩa hơn là thống kê hành vi (Burns, 2000).

Nghiên cứu định tính gắn với việc thu thập dữ liệu định tính nhƣng cũng có thể liên quan đến việc thu thập dữ liệu định lƣợng. Dữ liệu định tính dựa trên các ý nghĩa và đƣợc diễn đạt bằng lời hay văn bản. Chính vì vậy, dữ liệu thu thập đƣờng thƣờng là phi tiêu chuẩn và phải đƣợc phân nhóm và chủ yếu đƣợc phân tích theo phƣơng pháp khái quát hóa (Saunders, 2003). Bản chất của nghiên cứu định tính cho thấy nó có thể sử dụng để nghiên cứu, giải thích các vấn đề phức tạp của hoạt động quản lý và kinh doanh. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của phƣơng pháp này là kết quả nghiên cứu chƣa sẵn sàng để suy rộng đƣợc (khái quát hóa). Hơn nữa, giới hạn thời gian để nghiên cứu thƣờng là một vấn đề. Tuy nhiên, sự giới hạn này lại cần thiết để xác định giới hạn cho việc thu thập và phân tích dữ liệu (Remenyi et al, 2005).

Xác định phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Việc lựa chọn phƣơng pháp thu thập dữ liệu phải phù hợp với câu hỏi nghiên cứu, phƣơng pháp tiếp cận và chiến lƣợc nghiên cứu. Nghiên cứu định lƣợng thƣờng thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi khảo sát (survey/Questionnaire) và phương pháp quan sát, còn nghiên cứu định tính thƣờng sử dụng phƣơng pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn và phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Trong đề tài nghiên cƣ́u này tác giả đã sƣ̉ du ̣ng linh hoa ̣t hai phƣơng pháp chính đó là p hƣơng pháp khảo sát và dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

a) Phương pháp khảo sát

Phƣơng pháp khảo sát (survey) là phƣơng pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu phổ biến nhất dựa trên các bảng hỏi (questionnaire). Việc khảo sát có thể thực hiện bằng cách phỏng vấn (phỏng vấn khảo sát) hoặc gửi thƣ (bƣu điện, email, internet). Đặc điểm chính của phƣơng pháp khảo sát là đƣợc sử dụng

54

trong phƣơng pháp tiếp cận định lƣợng, thu thập một lƣợng nhỏ dữ liệu dƣới định dạng đƣợc tiêu chuẩn hóa từ một mẫu tƣơng đối lớn và quá trình chọn mẫu mang tính đại diện từ một tổng thể đã biết. Vì vậy, dữ liệu thu thập đƣợc từ khảo sát là dữ liệu dạng số và quá trình khảo sát (đo lƣờng) là một quá trình các dữ liệu nghiên cứu đƣợc chuyển sang dạng số. Với những đặc điểm nhƣ vậy, phƣơng pháp khảo sát có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong mắt các nhà nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu còn coi phƣơng pháp này là chiến lƣợc trung tâm. Trong các tình huống phi thực nghiệm mà việc thực nghiệm không khả thi hoặc không đảm bảo về mặt đạo đức, việc khảo sát lại đảm bảo một vùng tin cậy (Robson, 2002, p230). Gắn với phƣơng pháp khảo sát là một hệ phức hợp các quan tân về mặt kỹ thuật về xác định mẫu, thiết kế câu hỏi, mã hóa câu trả lời. Ƣu điểm nổi bật của phƣơng pháp khảo sát là nó cho cách tiếp cập tƣơng đổi đơn giản trong nghiên cứu hành vi, thái độ, giá trị, niềm tin và động cơ của đối tƣợng nghiên cứu. Các cuộc khảo sát thƣờng có thể điều chỉnh đƣợc để có thể thu thập các thông tin có thể khái quát hóa đƣợc từ hầu hết các tổng thể nghiên cứu. Một ƣu điểm nữa của phƣơng pháp khảo sát là có thể cho phép thu thập đƣợc một lƣợng lớn các dữ liệu đƣợc nghiên cứu. Tuy nhiên, thu thập dữ liệu bằng khảo sát không phải ít những hạn chế. Dữ liệu thu thập đƣợc từ phƣơng pháp khảo sát lại dễ bị ảnh hƣởng bởi đặc điểm của ngƣời trả lời (nhƣ trí nhớ, kiến thức, kinh nghiệm, động cơ và tính cách. Bên cạnh đó, ngƣời trả lời cũng không nhất thiết phải báo cáo niềm tin thái độ của họ một cách chính xác. Nếu khảo sát qua bƣu điện hoặc email, tỷ lệ trả lời câu hỏi tƣơng đối thấp. Khi không biết rõ đặc điểm của ngƣời trả lời, nghiên cứu viên không thể kết luận đƣợc là mẫu có mang tính đại diện không. Cuối cùng, có thể có sự không rõ ràng hoặc hiểu nhầm câu hỏi khảo sát, dữ liệu thu thập đƣợc có thể không còn đúng nữa (Robson, 2002).

55

b) Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm các văn bản viết nhƣ thông báo, biên bản cuộc họp, thƣ từ, nhật ký, tiểu sử, thông báo của chính phủ, các bản ghi hành chính và báo cáo gửi các cổ đông hoặc đối tƣợng hữu quan cũng nhƣ các tài liệu không phải văn bản nhƣ băng ghi âm, phim ảnh, phim và các chƣơng trình truyền hình. Một đặc điểm phổ biến hiện nay trong xã hội là có quá nhiều “bằng chứng văn bản”, thƣờng đƣợc biên soạn và lƣu trữ thƣờng xuyên, tuy nhiên những tài liệu này này thƣờng bị bỏ qua có lẽ vì sử phổ biến của nhiều phƣơng pháp khác (thực nghiệm, khảo sát, phỏng vấn, quan sát). Các nguồn dữ liệu thứ cấp có thể đƣợc sử dụng theo các cách khác nhau trong nghiên cứu khoa học xã hội. Một số nghiên cứu có thể dựa hoàn toàn vào các dữ liệu thứ cấp trong khi một số nghiên cứu khác nhƣ nghiên cứu tình huống, nghiên cứu lý thuyết có thể sử dụng kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn và quan sát. Khi sử dụng kết hợp với các dữ liệu khác, tài liệu thu thập đƣợc có thể rất quan trọng trong phép kiểm tra chéo (triangulation), trong đó một sự kết hợp chéo các phƣơng pháp khác nhau và các loại dữ liệu khác nhau đƣợc sử dụng trong một dự án duy nhất. Cuối cùng, các sản phẩm dữ liệu trở nên đặc biệt quan trọng đối với nhà nghiên cứu nhân học vì nó cung cấp một nguồn dữ liệu phong phú cho việc phân tích.

Tóm lại, việc thiết kế một dự án nghiên cứu phải lấy mục đích và mục tiêu nghiên cứu làm xuất phát điểm và trên cơ sở đó nghiên cứu viên phải lựa chọn phƣơng pháp tiếp cận (định lƣợng hay định tính) và lựa chọn chiến lƣợc nghiên cứu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Tùy theo mục đích nghiên cứu là phát triển lý thuyết hay kiểm định một lý thuyết/giả thiết, nghiên cứu viên phải lựa chọn kỹ thuật thu thập dữ liệu phù hợp. Sự nhất quán giữa mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập xử lý dữ liệu là nguyên tắc vàng đảm bảo cho sự thành công của dự án.

56

2.2 Phƣơng phá p và thiết kế nghiên cứu đề tài Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội

Phƣơng pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả và thành công của công trình nghiên cứu. Do lƣợng mẫu nghiên cứu không lớn nên tôi không lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng mà đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để có đánh giá cụ thể về thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Đông Hà Nô ̣i . Đây là phƣơng pháp truyền thống đƣợc nhiều nghiên cứu áp dụng. Điều mới trong nghiên cứu của mình là tôi đã sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập những nhận định của các cán bộ và nhân viên của BIDV Đông Hà Nội về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh từ đó tìm ra các nguyên nhân trọng yếu và đề xuất gải pháp phù hợp nhất. Bên cạnh đó để hoàn thành nghiên cứu này, tôi cũng đã vận dụng các phƣơng pháp khác nhƣ tổng hợp, phân tổ, so sánh, quy na ̣p,diễn di ̣ch,...

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Mục tiêu của tôi khi sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả là đánh giá về thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Đông Hà Nô ̣i từ đó tìm ra những kết quả đạt đƣợc và hạn chế của công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh do đó tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp này trong chƣơng 3 của luận văn.

2.2.1.1 Khái niệm

Thống kê mô tả (Descriptive statistics) là nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập đƣợc, đó có thể là biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đƣờng, biểu đồ tƣợng hình.... Sau đó tính toán các tham

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 61)