Phân tích thông tin mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch. Nghiên cứu điển hình trường hợp khách quốc tế tại các điểm du lịch di sản tại Hà Nội (Trang 63 - 66)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Phân tích thông tin mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các câu hỏi dựa trên các tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu trƣớc đo. Bản câu hỏi khảo sát bao gồm hai (02) phần.

Phần đầu tiên của bản câu hỏi khảo sát bao gồm các thông tin cá nhân nhƣ giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, quốc tịch, số lần đến Hà Nội, loại hình du lịch, mục đích của chuyến du lịch, hay địa điểm du lịch di sản văn hóa đầu tiên tới thăm ở Hà Nôi. Sau đó, các dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS để chỉ ra một số đặc điểm nhân khẩu học của du khách cũng nhƣ kiểm định giả thuyết mối liên hệ giữa sự khác biệt trong đặc điểm nhân khẩu của du khách và ý định hành vi của họ.

Phần thứ hai của bản câu hỏi khảo sát bao gồm 29 nhận định về chất lƣợng dịch vụ tại điểm đến, sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch. Đối với mỗi nhận định, bản câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 05 tiêu chí để du khách có thể đánh giá dựa trên mức thấp nhất là hoàn toàn không đồng ý và mức cao nhất là

hoàn toàn đồng ý. Dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc đƣa vào làm sạch, sau đó tiền

hành phân tích kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để phục vụ cho quá trình kiểm định giả thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng và ý định hành vi của du khách quốc tế.

Có tất cả 500 bản câu hỏi khảo sát đã đƣợc gửi tới khách du lịch quốc tế tại các địa điểm du lịch di sản văn hóa đã đƣợc chọn sẵn nhƣ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Một Cột ... Sau quá trình khảo sát, tác giả

thu lại 430 bản hỏi đƣợc phản hồi. Sau khi làm sạch số liệu, loại bỏ các bản khảo sát trả lời không hợp lệ, còn lại 367 bản câu hỏi đƣợc sử dụng, nhập liệu và đƣa vào phân tích. Nhƣ vậy tỷ lệ hồi đáp là 86% và tỷ lệ hợp lệ là 85,3%.

Sau khi đƣa vào phần mềm, phần đầu của bản câu hỏi khảo sát là thông tin số liệu liên quan đến cá nhân khách du lịch đã đƣợc tổng hợp lại nhƣ đƣợc trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thông tin của khách du lịch được điều tra khảo sát

Đặc tính Tần suất Phần trăm (%) Giới tính Nam 195 53.1 Nữ 172 46.9 Tổng cộng 367 100.0 Độ tuổi Dƣới 20 16 4.4 21 – 30 159 43.3 31 – 40 66 18.0 41 – 50 46 12.5 51 – 60 36 9.8 Trên 60 44 12.0 Tổng cộng 367 100.0 Số lần đến Hà Nội Lần đầu 322 87.7 Hơn 1 lần 45 12.3 Tổng cộng 367 100.0 Loại hình du lịch Cá nhân, nhóm nhỏ 258 70.3 Theo đoàn 109 29.7 Tổng cộng 367 100.0

Mục đích du lịch Tham quan 254 89.2 Chữa bệnh 2 0.5 Kinh doanh 23 6.3 Giải trí 60 16.3 Khác 28 7.6 Tổng cộng 367 100.0

Từ bảng kết quả 3.1, có 367 khách du lịch đã đƣợc điều tra trong đó: khách du lịch là nam giới là 195 ngƣời chiếm 53,1% và 172 khách du lịch là nữ chiếm 46.9%. Điều này cho thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa du khách là nam giới hay nữ giới trong nghiên cứu (tỷ lệ chênh lệch chỉ là 6,2 %).

Bên cạnh đó, kết quả cho thấy khách du lịch trong độ tuổi dƣới 20 chiếm 4,4%. Hai nhóm tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 21 – 30 tuổi (43,3) và 31 – 40 tuổi (18,0). Đứng kế tiếp theo sau là độ tuổi 41 – 50 (chiếm 12,5%), trên 60 tuổi (chiếm 12%) và 51 – 60 tuổi (chiếm 9,8%). Điều này chỉ ra rằng khách du lịch đến Hà nội trong quá trình khảo sát chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 21 – 40. Đây là độ tuổi trẻ và năng động.

Liên quan đến số lần đến Hà Nội, trong 367 khách du lịch đƣợc điều tra khảo sát, có 322 ngƣời là lần đầu tiên đến Hà Nội (chiếm 87,7%), còn lại là 45 ngƣời đã từng đến Hà Nội hơn một lần (chiếm chỉ 12,3 %). Điều này cho thấy tỷ lệ khách du lịch quay trở lại là không cao. Số lƣợng khách du lịch đến Hà Nội lần đầu tiên là rất lớn, vì vậy việc đảm bảo chất lƣợng dịch vụ tại các điểm du lịch ngay từ lần đầu tiên đối với họ, để thu hút họ quay trở lại là vô cùng quan trọng.

Có 258 du khách đƣợc hỏi phản hồi rằng họ đi du lịch theo hình thức cá nhân, hoặc từng nhóm nhỏ (chiếm 70,3%), còn lại là 109 du khách đi theo đoàn hoặc tổ chức (chiếm 29,7%). Điều này chỉ ra rằng việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng dịch vụ ở các điểm du lịch, đặc biệt là các điểm di sản văn hóa cũng cần chú

trọng đến các cá nhân, bởi họ có những suy nghĩ và đặc điểm rất đa dạng trong quá trình du lịch.

Cuối cùng, là mục đích đi du lịch. Số liệu thu thập đƣợc chỉ ra rằng khách du lịch quốc tế tới Hà Nội với mục đích tham quan trong thời gian rỗ của họ (254 ngƣời, chiếm 89,2%). Điều này cho thấy việc đảm bảo chất lƣợng dịch vụ tại các điểm du lịch nói chung và các điểm di sản văn hóa nói riêng là vô cùng quan trọng. Khách du lịch đến Hà Nội với mục đích lần lƣợt là giải trí, kinh doanh chữa bệnh (với tỷ lệ lần lƣợt là 16.3, 6,3 và 0,5%). Còn lại là một số mục địch khác.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch. Nghiên cứu điển hình trường hợp khách quốc tế tại các điểm du lịch di sản tại Hà Nội (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)