Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến sự gắn kết của người lao động tại khách sạn novotel nha trang (Trang 32)

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu

3.2.2 Thiết kế nghiên cứu 3.2.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 3.2.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

Cơ sở lý thuyết Thang đo thử

Nghiên cứu định tính và phỏng vấn Thang đo chính thức Nghiên cứu định Xử lý, phân tích dữ liệu bằng SPSS 18.0  Cronbach Alpha

 Phân tích nhân tố khám phá EFA

 Phân tích hồi quy

 Phân tích ANOVA

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính bằng việc thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo phù hơp với mục tiêu nghiên cứu.

Thiết kế bảng câu hỏi:

- Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước để lập ra bảng câu hỏi tổng quát.

- Thông qua phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để điều chỉnh lại bảng câu

hỏi.

- Hoàn chỉnh bảng câu hỏi bằng việc sử dụng thang đó Likert 5 mức độ để đo lường các biến số.

3.2.2.2 Nghiên cứu định lượng

Sau khi nghiên cứu sơ bộ, xây dựng bảng câu hỏi hoàn chỉnh, bảng câu hỏi sẽ được gửi đến nhân viên trong khách sạn. Kết quả thu thập được sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0.

3.2.3 Thiết kế lấy mẫu

Đối tượng tham gia trong nghiên cứu này là các nhân đang làm việc trong khách sạn Novotel Nha Trang. Các nhân viên làm việc bán thời gian đều sẽ loại ra khỏi đối tượng khảo sát.

Chọn mẫu : phương pháp chọn mẫu phi xác xuất và thuận tiện được chọn để thược hiện nghiên cứu này. Phương pháp chọn mẫu này giúp người trả lời dễ tiếp cận, họ dễ dàng chấp nhận trả lời bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi sẽ được gửi đến các đối tượng là những nhân viên làm việc tại khách sạn.

Kích thước mẫu: với mỗi phương pháp xử lý mà kích thước mẫu sẽ khác nhau. Kích thước mẫu sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin. Cỡ mẫu càng cao thì độ tin cậy của thông tin càng tăng và ngược lại.

Hoelter (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200.

Comrey & Lee (1992) thì lại đưa ra các ước lượng về các kích thước mẫu khác nhau với các nhận định tương ứng như sau:

n 100 : tệ ; n  200 : khá ; n  300 : tốt ; n  500 : rất tốt ; n ≥ 1000 : tuyệt vời. Kích thước mẫu lựa chọn của đề tài là n  240.

Phương pháp thu thập dữ liệu: việc thu thập thông tin sẽ được thực hiện bằng cách gửi bản câu hỏi đến các nhân viên đang làm việc tại khách sạn Novotel Nha Trang.

Nội dung của bản câu hỏi gồm ba phần chính:

Phần 1: bản câu hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân viên về các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp.

Phần 2: bản câu hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân viên về mức độ gắn kết với tổ chức.

Phần 3: bản câu hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin mô tae đối tượng tham gia trả lời.

3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập về sẽ được kiểm tra, gàn lọc, mã hóa, nhập dữ liệu và xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS dành cho Windows phiên bản18.0.

Một số phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu cụ thể như sau:

3.2.5.1 Phân tích thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của nhóm mẫu khảo sát như: độ tuổi, giới tính, trình độ hôn nhân, hôn nhân, thu nhập,…..

3.2.5.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số  của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Thông qua việc xử lí độ tin cậy của thang đo sẽ giúp xác định các thang đo có

độ tin cậy phù hợp cũng như loại bỏ những biến không đảm bảo độ tin cậy khỏi tập

dữ liệu.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

3.2.5.3 Phân tích nhân tố

Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua phân tích nhân tố EFA, kiểm định KMO và Bartlett.

Hair và cộng sự (1998) đưa ra khái niệm phân tích nhân tố khám khá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.

Để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố ta dùng chỉ số KMO. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Dựa vào chỉ số Eigenvalua – đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố để xác định số lượng nhân tố và những nhân tố nào có chỉ số Eigenvalua nhỏ hơn 1 sễ bị loại khỏi mô hình (Garson,2003).

Hệ số tải nhân số Factor loading là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố nếu nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự 2006).

3.2.5.6 Hệ số tương quan và hồi quy tuyến tính

Hệ số tương quan r (Pearson) được sử dụng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Giá trị của r trong khoảng -1 ≤ r ≤ 1. Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan chặt chẽ. Giá trị r bằng 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Nếu kết luận là 2 biến có liên hệ tương quan tuyến tính chặt chẽ với nhau qua hệ số tương quan r thì ta có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của chúng bằng mô hình hồi quy tuyến tính.

Phương pháp hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để xác định mức ý nghĩa và

mối tương quan tuyến tính của các biến trong mô hình.

3.2.6 Thang đo và mã hóa thang đo

Giao tiếp trong khách sạn Mã hóa Nguồn tham khảo

Thông tin và hướng dẫn của khách sạn được phổ biến đến mỗi nhân viên rõ ràng và hiệu quả.

GTKS1 Trương Hoàng Lâm, 2012

Những thông tin và quy trình Anh/Chị được cung cấp đã hỗ trợ Anh/Chị làm việc chính xác.

GTKS2 Trương Hoàng Lâm, 2012

Anh/Chị được cấp trên hỗ trợ khi gặp vấn

đề trong công việc. GTKS3

Đỗ Thụy Lan Hương, 2008

Những thay đôi về quy định và chính sách của khách sạn đều được thông báo chi tiết và đầy đủ.

GTKS4 Đề xuất của tác giả

Đào tạo và phát triển Mã hóa

Anh/Chị luôn có cơ hội để phát triển và

thăng tiến trong mỗi vị trí công việc. DTPT1 Bùi Trần Tây, 2011

Anh/Chị luôn chia sẻ kiến thức lẫn nhau

trong mỗi bộ phận. DTPT2 Đề xuất của tác giả

Khách sạn luôn tạo điều kiện cho Anh/Chị

tham gia các khóa đào tạo cần thiết. DTPT3 Bùi Trần Tây, 2011 Anh/Chị thường xuyên được huấn luyện và

nâng cao các kỹ năng cần thiết trong công việc.

DTPT4 Đỗ Thụy Lan Hương, 2008

Phần thưởng và sự công nhận Mã hóa

Quản lý, cấp trên của Anh/Chị tin tưởng và

lắng nghe ý kiến của Anh/Chị. PTCN1 Đề xuất của tác giả Anh/Chị được công nhận và khen thưởng

dựa trên những đóng góp và kết quả làm việc.

PTCN2 Trương Hoàng Lâm, 2012

Anh/Chị hài lòng về chính sách khen

thưởng của khách sạn. PTCN3 Bùi Trần Tây, 2011

Khách sạn thực hiện đúng chính sách công nhận và khen thưởng như đã cám kết với nhân viên.

PTCN4 Đề xuất của tác giả

Hiệu quả trong việc ra quyết định Mã hóa

Anh/Chị thường xuyên có những buổi trò chuyện mang tính đóng góp, xây dựng với cấp trên của mình.

HQQD1 Đề xuất của tác giả

Anh/Chị có thể đề xuất và thực hiện những

ý tưởng mang lại lợi ích cho khách sạn. HQQD2

Trương Hoàng Lâm, 2012

Anh/Chị thường được tham gia vào việc ra

quyết định của bộ phận Anh/Chị. HQQD3

Đỗ Thụy Lan Hương, 2008

Lãnh đạo khách sạn thường đưa ra những quyết định sáng suốt và mang lại lợi ích lâu dài cho khách sạn.

HQQD4 Trương Hoàng Lâm, 2012

Anh/Chị có nhiều cơ hội để sử dụng sáng kiến của mình và Anh/Chị được khuyến khích để thực hiên điều đó.

CNRR1 Đề xuất của tác giả

Anh/Chị được khen thưởng bởi những ý

tưởng mang lại hiệu quả cho khách sạn. CNRR2 Bùi Trần Tây, 2011

Anh/Chị luôn chia sẻ lẫn nhau những kinh

nghiệm sáng tạo trong công việc. CNRR3 Đề xuất của tác giả

Anh/Chị luôn được cấp trên dộng viên khi

có những ý tưởng, cải tiến không hiệu quả. CNRR4

Trương Hoàng Lâm, 2012

Làm việc nhóm Mã hóa

Trong cùng bộ phận, Anh/Chị có thể nhờ cậy vào những đồng nghiệp khác và họ cũng có thể nhờ cậy vào Anh/Chị.

LVTN1 Đề xuất của tác giả

Anh/Chị cảm thấy thích thú và thoải mái

khi làm việc nhóm. LVTN2

Trương Hoàng Lâm, 2012

Trong mỗi bộ phận, mọi thành viên đều

lắng nghe ý kiến của nhau. LVTN3 Bùi Trần Tây, 2011

Anh/Chị luôn sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác với

nhau như một đội. LVTN4 Đề xuất của tác giả

Định hướng về kế hoạch tương lai Mã hóa

Anh/Chị được lãnh đạo chia sẽ thông tin về mục tiêu, chiến lược phát triển của khách sạn để mọi người cùng hướng đến.

DHKH1 Bùi Trần Tây, 2011

Lãnh đạo khách sạn luôn đề ra trước các chính sách nhằm hạn chế những thay đổi gây ảnh hưởng xấu đến khách sạn.

DHKH2 Đề xuất của tác giả

Anh/Chi luôn đồng ý và ủng hộ các mục

tiêu, chiến lược của khách sạn. DHKH3

Trương Hoàng Lâm, 2012

Khách sạn đã đưa ra nhiều chiến lược phát

triển nhằm mang lại lợi ích cho khách sạn. DHKH4

Đỗ Thụy Lan Hương, 2008

Sự công bằng và nhất quán trong các

chính sách quản trị Mã hóa

Anh/Chị hài lòng với chế độ tiền lương của

mình đối với công việc tại khách sạn. CBNQ1 Đề xuất của tác giả

Anh/Chị cảm thấy sự phân bổ thu nhập giữa

các nhân viên trong khách sạn là công bằng. CBNQ2

Trương Hoàng Lâm, 2012

Khách sạn có các chính sách tạo điều kiện

Các chính sách tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng và thăng chức đều được thực hiện minh bạch.

CBNQ4 Đỗ Thụy Lan Hương, 2008

Các chính sách mang tính nhất quán. CBNQ5 Đề xuất của tác giả

Sự cam kết gắn bó với tổ chức Mã hóa

Anh/ chị sẽ nỗ lực hết mình để góp phần

mang lại lợi ích cho khách sạn. CKGB1

Trương Hoàng Lâm, 2012

Anh/ chị chấp nhận mọi sự nhiệm vụ, công

việc mà bộ phận giao phó. CKGB2 Đề xuất của tác giả

Anh/ chị sẽ sẵn sàng làm việc lâu dài với

khách sạn. CKGB3 Đề xuất của tác giả

Anh/ chị cảm thấy tự hào là một nhân viên

của khách sạn. CKGB4

Trương Hoàng Lâm, 2012

Anh/chị luôn quan tâm, tin tưởng vào sự tồn

tại và phát triển của khách sạn. CKGB5

Trương Hoàng Lâm, 2012

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Chương III đã giới thiệu tổng quát quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của khách sạn Novotel Nha Trang. Đồng thời trình bày các bước tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại khách sạn Novotel Nha Trang. Cụ thể, quá trình nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, luận văn đã trình bày những căn cứ xác đáng trong việc sử dụng yếu tố nào trong thang đo chính thức của mô hình nghiên cứu. Giai đoạn nghiên cứu chính thức trình bày các kiến thức cơ bản về quá trình thu thập dữ liệu và các bước phân tích dữ liệu dựa trên phần mềm SPSS. Trên cơ sở những nền tảng, cốt lõi nghiên cứu của chương III, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương IV.

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả mẫu

Theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài, kết quả có 221 phiếu trả lời trong tổng số 240 bản câu hỏi được phát đi, đạt tỷ lệ 92%. Sau khi kiểm tra số lượng phiếu trả lời thu về có 21 phiếu không hợp lệ, vì vậy chỉ có 200 quan sát hợp lệ sẽ được đưa vào xử lý và phân tích.

4.1.1 Cơ cấu mẫu theo Trình độ học vấn

Kết quả cho thấy, trong 200 quan sát thì có 9 người có trình độ trên đại học (chiếm 4,5%) ; trình độ đại học có 75 người (tương đương 37,5%) ; trình độ cao đẳng 96 người (tương đương 48,0%) và có 20 người có trình độ trung cấp (chiếm 10,0%).

Bảng 4.1: Mô tả mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn

Tần suất Phần trăm Trên đại học 9 4.5 Đại học 75 37.5 Cao đẳng 96 48 Trung cấp 20 10 Tổng 200 100

Nguồn : Kết quả xử lý của tác giả

Kết quả này cho thấy người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm hết 85,5%, điều này dễ hiểu vì người lao động được khảo sát của đề tài bao gồm cả đối tượng quản lý và nghiệp vụ cao nên đòi hỏi họ phải có đủ trình độ và kiến thức để phụ trách công việc.

4.1.2 Cơ cấu mẫu theo Chức danh

Theo kết quả, có 13 người có chức danh Giám đốc và Trưởng phòng chiếm 6,5% và có 187 nhân viên tương đương 93,5%.

Bảng 4.2: Mô tả mẫu nghiên cứu theo chức danh

Tần suất Phần trăm

Giám đốc 3 1.5

Trưởng phòng 10 5.0 Nhân viên 187 93.5

Tổng 200 100

4.1.3 Cơ cấu mẫu theo Thu nhập

Kết quả cho thấy, trong 200 mẫu khảo sát thì có 33 người mức lương dưới 5 triệu đồng (chiếm 16,5%) ; mức lương 5 đến 10 triệu đồng có 114 người (tương đương 57%) và có 53 người có mức lương trên 10 triệu đồng (chiếm 26,5%).

Bảng 4.3: Mô tả mẫu nghiên cứu theo thu nhập

Tần suất Phần trăm

Dưới 5 triệu đồng 33 16.5

5-10 triệu đồng 114 57.0 Trên 10 triệu đồng 53 26.5

Tổng 200 100

Nguồn : Kết quả xử lý của tác giả

4.1.4 Cơ cấu mẫu theo Tình trạng hôn nhân

Kết quả cho thấy hầu hết số người tham gia trả lời bản câu hỏi đều còn độc thân chiếm tỷ lệ 64,5%; và 71 người đã có gia đình chiếm tỷ lệ 35,5% mẫu quan sát.

Bảng 4.4: Mô tả mẫu nghiên cứu theo thình trạng hôn nhân

Tần suất Phần trăm

Độc thân 129 64.5

Đã có gia đình 71 35.5

Tổng 200 100

Nguồn : Kết quả xử lý của tác giả

4.1.5 Cơ cấu mẫu theo Giới tính

Theo kết quả khảo sát, tổng số lượng nhân viên nam là 99 người chiếm 49,5% và tổng số lượng nhân viên nữ là 101 người chiếm 50,5% mẫu.

Bảng 4.5. Mô tả mẫu nghiên cứu theo giới tính

Nguồn : Kết quả xử lý của tác giả

Kết quả khảo sát về giới tính phù hợp với tình hình thực tế hiện nay do lực lượng lao động nữ trong ngành khách sạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với lực lượng lao động nam.

4.1.6 Cơ cấu mẫu theo Tuổi

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy số lượng nhân viên nhiều nhất là ở độ tuổi từ 26 Tần suất Phần trăm

Nam 99 49.5

Nữ 101 50.5

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến sự gắn kết của người lao động tại khách sạn novotel nha trang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)