Chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 80 - 88)

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, để hoạt động kinh doanh du lịch vận hành đồng bộ việc xây dựng ban hành các cơ chế chính sách có liên quan phục vụ cho phát triển du lịch là không thể thiếu. Dƣới sự chỉ đạo của Chính phủ và Ban chỉ đạo của Nhà nƣớc về du lịch, ngành du lịch và các ngành có liên quan cùng xây dựng cơ chế chính sách thông qua các văn bản quy phạm để điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau liên quan đến du lịch nhƣ: Xuất nhập cảnh; Hải quan; Tài chính, tiền tệ; An ninh, quốc phòng…

4.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan đến phát triển du lịch

- Chính sách xuất nhập cảnh

Hiện nay, Việt Nam miễn thị thực đơn phƣơng cho công dân 7 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch) với thời gian lƣu trú không quá 15 ngày và miễn thị thực song phƣơng cho 9 nƣớc ASEAN với thời gian lƣu trú không quá 30 ngày (trừ Phi-líp-pin không quá 21 ngày; Bru-nây và Mi-an-ma không quá 14 ngày). Mới đây nhất, ngày 01/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 39/NQ-CP về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân nƣớc Cộng hoà Belarus khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày 01/7/2015 [34].

71

Nhiều khách du lịch muốn vào du lịch Việt Nam nhƣng vì thủ tục visa rƣờm rà nên họ lại thôi. Việt Nam nên mở rộng việc miễn thị thực đối với các thị trƣờng tiềm năng, trọng điểm.

+ Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch. Tăng cƣờng trang thiết bị hiện đại ở các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra ngƣời và hành lý.

+ Mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch tại các cửa khẩu quốc tế nhƣ thu đổi ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, trung tâm hƣớng dẫn và cung cấp thông tin du lịch…

+ Nghiên cứu miễn thị thực đơn phƣơng với các nƣớc thuộc diện các thị trƣờng trọng điểm đã đƣợc xác minh trong quy hoạch, nghiên cứu thị trƣờng. + Xem xét giảm phí thị thực với khách nƣớc ngoài ở mức cạnh tranh để góp phần thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam.

- Chính sách thuế

+ Ƣu đãi, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thu hút đầu tƣ, làm thay đổi cơ cấu đầu tƣ vào các vùng đất còn hoang sơ nơi tài nguyên du lịch chƣa đƣợc khai thác, phát triển các loại hình du lịch và các hình thức kinh doanh du lịch mới có khả năng làm tăng thời gian lƣu trú của khách, hấp dẫn đầu tƣ, tăng khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

+ Ƣu tiên, miễn giảm thuế, cho chậm tiền thuế, giảm tiền thuế đất, cho vay lãi suất ƣu đãi đối với các dự án ƣu tiên đã đƣợc xách định tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch, điểm du lịch quốc gia.

+ Rà soát, điều chỉnh phƣơng pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức thu liên quan đến du lịch, áp dụng thống nhất chính sách một giá. Cải cách, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế.

72

4.3.1.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch

Cơ sở hạ tầng yếu kém là một cản trở đối với quá trình phát triển du lịch ở nƣớc ta. Tài nguyên du lịch nƣớc ta không hề thua kém Ma-lai-xi-a và Thái Lan nhƣng lƣợng khách du lịch đến nƣớc ta lại thua xa một phần vì cơ sở hạ tầng của các nƣớc này tốt hơn. Vì vậy, nhà nƣớc cần quan tâm đầu tƣ mạnh vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt thông qua biện pháp thu hút đầu từ nƣớc ngoài.

- Mạng lƣới giao thông vận tải

Hiện nay khách du lịch chủ yếu đến nƣớc ta bằng đƣờng hàng không nên cần tăng cƣờng mở các chuyến bay đến các điểm du lịch nội địa cũng nhƣ tăng tần suất các chuyến bay nối với các nƣớc. Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã phát triển vận tải đƣờng không rất tốt và hỗ trợ đắc lực cho ngành du lịch. Ma-lai-xi-a với 7 sân bay quốc tế và hiện có gần 50 hãng hàng không quốc tế có tuyến bay đến Ma-lai-xi-a giúp du khách có thể dễ dàng lựa chọn hành trình thuận tiện nhất cho mình. Với 16 hãng hàng không thƣơng mại trong nƣớc hoạt động, giá vé máy bay ở Thái Lan tƣơng đối rẻ và các địa điểm du lịch đƣợc kết nối với nhau, tạo điều kiện di chuyển dễ dàng cho du khách. Việt Nam muốn đón đƣợc nhiều khách du lịch thì trƣớc hết phải có phƣơng tiện chuyên chở du khách đến các địa điểm du lịch ở Việt Nam.

Đối với hệ thống đƣờng bộ, chúng ta cần có biển báo bằng tiếng Anh, xây các đƣờng cao tốc nối đƣờng chính vào các khu du lịch và xây các trạm nghỉ chân đạt tiêu chuẩn quốc tế ở dọc đƣờng. Thái Lan là nƣớc có hệ thống trạm nghỉ chân đạt tiêu chuẩn quốc tế rất tốt. Ở Việt Nam chúng ta có thể xây dựng các trạm nghỉ bên đƣờng không chỉ có chức năng là nơi nghỉ ngơi, mà còn là nơi cung cấp thông tin công cộng, đồng thời là nơi quảng bá các sản phẩm đặc trƣng của vùng.

73

Phát triển các loại hình lƣu trú phù hợp nhu cầu và xu hƣớng phát triển. Tập trung phát triển các khách sạn thƣơng mại cao cấp; tổ hợp khách sạn kết hợp với trung tâm thƣơng mại; tổ hợp khách sạn kết hợp nghỉ dƣỡng và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.

Thực hiện hiện đại hóa hệ thống cơ sở lƣu trú. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đảm bảo hệ thống cơ sở lƣu trú đủ tiện nghi hội nghị, hội thảo, phòng họp, phòng tiệc, phục vụ ăn nhanh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe…với chất lƣợng dịch vụ cao. Đổi mới phƣơng thức và phong cách phục vụ, nâng cao trình độ công nghệ phục vụ

- Các khu giải trí, mua sắm

Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu giải trí của du khách và tăng chi tiêu của du khách chúng ta cần xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí, mua sắm. Đối với các khu vui chơi giải trí, cần giới thiệu nhiều trò chơi mới lạ hấp dẫn song song với các chƣơng trình biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian nhƣ tuồng, chèo, cải lƣơng, múa rối nƣớc… tại các khân sấu lớn.

Tại Ma-lai-xi-a, thủ đô Kuala Lumpur đƣợc xem nhƣ một “thiên đƣờng mua sắm” bởi hầu hết các trung tâm mua sắm lớn, sầm uất của Ma-lai-xi-a đều tập trung tại đây. Nằm gần trung tâm Kuala Lumpur, Mid Valley Megamall là trung tâm mua sắm đồ sộ trong tổ hợp đô thị khổng lồ Mid Valley City. Megamall rộng hơn 420.000 m2, có khoảng 430 cửa hiệu với hàng hóa đa dạng từ quần áo, sách, đến những đồ điện tử, từ các mặt hàng thông thƣờng cho đến các nhãn hiệu nổi tiếng. Tiếp đên là Berjaya Times Square đƣợc mệnh danh là “tòa nhà rộng lớn nhất thế giới”, là một khu phức hợp thƣơng mại có diện tích hơn 700.000 m2 và có trên 1000 cửa hiệu các loại, và có cả nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ giải trí. Ở đây cũng thƣờng xuyên tổ chức các sự kiện dành cho khách mua sắm.

74

Tại Thái Lan mỗi khi đến Bangkok, du khách thƣờng ít bỏ lỡ cơ hội xem chƣơng trình ca múa tạp kỹ hoành tráng về văn hóa và nghệ thuật Siam Niramit show. Đây là chƣơng trình đƣợc mệnh danh là “Hành trình đầy mê hoặc tới Vƣơng quốc Thái Lan”. Không ai có thể bỏ lỡ, dù giá vé có lúc tƣơng đƣơng khoảng một triệu đồng Việt Nam. Chƣơng trình tái hiện lại lịch sử dân tộc và các truyền thuyết của ngƣời Thái Lan, đƣợc biểu diễn trên một trong những sân khấu lớn bậc nhất thế giới, với tổng vốn đầu tƣ 40 triệu USD, rộng 65m, sâu 40m (riêng phần vòm sân khấu cao 11,95m, đã đƣợc sách Guinness ghi nhận kỷ lục). Xem xong, khán giả vẫn còn ngây ngất bởi cảnh mƣa rơi, sấm chớp giật liên hồi, những cảnh chèo thuyền, tắm sông ngay trên sân khấu... Nƣớc ta có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng các loại hình nghệ thuật phong phú, vậy tại sao chúng ta lại không dàn dựng những trung tâm giải trí chuyên nghiệp với quy mô lớn để thu hút du khách.

Đối với các trung tâm mua sắm, chúng ta cần xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế với các mặt hàng chất lƣợng cao và thƣờng xuyên có các chƣơng trình khuyến mãi.

4.3.1.3 Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực du lịch có chất lƣợng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Để đào tạo và xây dựng đƣợc nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cần:

- Cơ cấu lại mạng lƣới cơ sở đào tạo du lịch: Phối hợp với các Bộ, Ngành và địa phƣơng liên quan điều chỉnh quy hoạch mạng lƣới các cơ sở đào tạo du lịch, đảm bảo phù hợp với sự phát triển của từng vùng, miền và địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội.

75

- Ƣu tiên đầu tƣ cho các cơ sở chuyên về du lịch: Đầu tƣ về mọi mặt cho các trƣờng du lịch hiện có trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm hạt nhân đào tạo nhân lực ngành du lịch; hình thành bộ phận đào tạo ở các trƣờng nghề của các địa phƣơng.

- Đa dạng hóa cơ sở đào tạo du lịch: Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo du lịch ở các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trƣờng, lớp, trung tâm và cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng du lịch.

- Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân sự ngành du lịch phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế tạo điều kiện cho hội quốc tế về lao động du lịch. Thúc đẩy việc thực hiện tiêu chuẩn nghề du lịch Asean, thúc đẩy hợp tác đào tạo và sử dụng lao động du lịch.

4.3.1.4 Hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá du lịch

Hiện nay công tác xúc tiến quảng bá của du lịch Việt Nam vẫn còn rất kém. Vì vậy nhà nƣớc và các cơ quan quản lý cần đóng một vai trò tích cực hơn trong công tác quảng bá

- Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tập trung chức năng xúc tiến, quảng bá du lịch cho Tổng cục du lịch với sự tham gia tích cực của Hiệp hội du lịch Việt Nam

- Thành lập trung tâm xúc tiến, quảng bá cho du lịch các địa phƣơng và khu du lịch trọng điểm.

- Chiến lƣợc, chƣơng trình, chiến dịch xúc tiến phải đƣợc xây dựng và thực hiện trên cơ sở kết quả các nghiên cứu thị trƣờng và gắn chặt với chiến lƣợc sản phẩm- thị trƣờng và chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu. Nội dung xúc tiến, quảng bá tập trung vào điểm đến, sản phẩm và thƣơng hiệu du lịch theo từng thị trƣờng mục tiêu.

76

- Khai thác tối đa các kênh thông tin thông qua cơ quan đại diện Việt Nam tại nƣớc ngoài, thƣơng vụ, trung tâm văn hóa Việt Nam ở nƣớc ngoài, cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài, hệ thống nhà hàng ẩm thực Việt Nam; thiết lập đại diện du lịch Việt Nam tại một số thị trƣờng trọng điểm. Gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thƣơng mại, xúc tiến đầu tƣ và ngoại giao, văn hóa.

- Đầu tƣ ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá, khai thác tối ƣu công nghệ thông tin, truyền thông và phối hợp tốt với đối tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch.

4.3.1.5 Chính sách phát triển sản phẩm du lịch

Ngành du lịch Việt Nam xác định đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần phải kết hợp với việc hình thành một hệ thống sản phẩm có sức cạnh tranh, hấp dẫn khách và có thƣơng hiệu trên thị trƣờng.

Một mặt, ngành du lịch phải hình thành các sản phẩm du lịch chuyên đề đa dạng nhƣ du lịch thể thao, du lịch chơi golf, du lịch bồi dƣỡng sức khỏa, liệu pháp nghỉ biển, du lịch các làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống, du lịch MICE,... Mặt khác, các sản phẩm tạo ra phải có sự độc đáo, gắn liền với bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán của đất nƣớc, thậm chí là của từng vùng, từng địa phƣơng, để tạo ƣu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng. Các thị trƣờng then chốt của Việt Nam là Châu Á – Thái Bình Dƣơng, Tây Âu, Bắc Mỹ. Sau cùng, khi đã tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, ngành du lịch phải có chiến lƣợc tăng trƣởng thị trƣờng. Bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng, các sản phẩm du lịch dần phù hợp với nhu cầu thị trƣờng du lịch thế giới. Mỗi vùng du hình tự hình thành cho mình một sản phẩm du lịch đặc thù riêng để liên kết với các nƣớc có chung biên giới, nối tuour du lịch, tạo khả năng tiêu thụ sản phẩm du lịch Việt Nam với phƣơng châm thống nhất trong đa dạng.

77

Cốt lõi của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Do đó, cần nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch trên cả ba khía cạnh: Thái độ phục vụ, tính đa dạng và tiện nghi của hàng hóa dịch vụ, khả năng sẵn sàng phục vụ. Để cải thiện các khía cạnh này, Việt Nam cần tổ chức giáo dục du lịch toàn dân, ban hành những quy định nghiêm ngặt về giá cả, dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao công nghệ phục vụ tại các cơ sở du lịch đồng thời có những chính sách hạ giá hợp lý để kích thích cầu du lịch quốc tế và nội địa.

Hiện đại hóa quản lý chất lƣợng sản phẩm hiện là biện pháp tích cực nhất để đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Nhà nƣớc cần xây dựng bộ máy tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng sản phẩm và thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật, khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn ISO phù hợp với từng ngành nghề. Quản lý chất lƣợng sản phẩm theo quá trình và dồng bộ, tạo sự cam kết của các nhà cung cấp trong quản lý nguồn nhân lực, có kế hoạch sản xuất, cung cấp và theo dõi sản phẩm. Hình thành sự sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách cho tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch.

Do đặc điểm của lãnh thổ Việt Nam nên khi đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch cần chú ý đến yếu tố vùng miền. Lãnh thổ Việt Nam chia làm ba vùng du lịch khác nhau gồm: Vùng du lịch Bắc Bộ, Vùng du lịch Bắc Trung Bộ và Vùng du lịch Trung Nam Bộ Và Nam Bộ. Mỗi vùng đều mang đặc trƣng khác nhau, do đó thích hợp với phát triển từng loại hình du lịch khác nhau. Đơn cử nhƣ Miền Trung Nam Bộ và Nam Bộ với nhiều vƣợt miền, cây cối xanh tƣơi có thể phát triển hình thức du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên.

4.3.1.6. Tăng cường hợp tác quốc tế, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và khu vực

Đa dạng hóa, đa phƣơng hóa hợp tác phát triển du lịch với các nƣớc, các tổ chức, cá nhân quốc tế để tranh thủ nguồn lực phát triển, tăng nguồn

78

khách, vốn đầu tƣ và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch; Nghiên cứu hình

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)