Về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 78 - 80)

Lực lƣợng nhân lực du lịch ngành du lịch ngày càng lớn mạnh, từ chỗ có 12,000 lao động năm 1990, đến năm 2013 theo thống kê sơ bộ của Tổng cục du lịch đã có trên 570,000 lao động trực tiếp trong tổng số 1,8 triệu lao động du lịch, chƣa tính đến lao động liên quan và lao động không chính thức. Hơn 40% tổng số lao động đƣợc đào tạo hoặc bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo tại chỗ ngày càng cao và đang trong quá trình chuẩn bị tích cực để hội nhập toàn diện với du lịch khu vực và du lịch thế giới. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch- Tổng cục du lịch, đến năm 2020, con số này lên tới 870.000 ngƣời và 2,2 triệu lao động gián tiếp.

Bảng 4.5 : Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp ngành du lịch đến năm 2020

STT Chỉ tiêu Năm 2010 (ngƣời) Năm 2020 (ngƣời) Tăng trung bình/năm (%) Tổng số 418.250 870.300 8,1 1 Theo lĩnh vực 1.1 Khách san, nhà hàng 207.600 440.300 8,2 1.2 Lữ hành, vận chuyển 65.800 128.000 7,6 1.3 Dịch vụ khác 146.200 302.000 8,1

2 Theo trình độ đào tạo

2.1 Trên đại học 1.450 3.500 9,2

2.2 Đại hoc, cao đẳng 53.800 113.500 7,5

2.3 Trung cấp và tƣơng

69

2.4 Sơ cấp 98.700 231.000 10,4

2.5 Dƣới sơ cấp 187.450 348.300 5,9

3 Theo loại lao động

3.1 Lao động quản lý 32.500 83.300 9,7

3.2 Lao động nghiệp vụ 387.100 787.000 7,9

Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch- Tổng cục du lịch, 2012 [14, tr.89]

Về chất lƣợng nguồn nhân lực đánh giá theo trình độ đƣợc đào tạo cho thấy, tỉ lệ lao động có chuyên môn về du lịch đang từng bƣớc đƣợc cải thiện nhanh chóng, chiếm khoảng 42,5% lực lƣợng lao động, trong đó trình độ sơ cấp, trung cấp 47,3%, cao đẳng 19,8%, đào tạo ngắn hạn về du lịch là 45,3%, trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 7,4% số lao động có chuyên môn du lịch và chỉ chiếm 3,11% trong tổng số lao động. Cũng theo thống kê thì hiện có khoảng 60% lực lƣợng lao động của ngành biết và sử dụng các ngoại ngữ khác nhau, trong đó 42% là biết sử dụng tiếng Anh, tiếp theo là tiếng Trung (5%), Pháp (4%) và tiếng khác (9%).

Điều tra của Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam cũng cho thấy, chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung còn hạn chế theo nhiều phƣơng diện. Ở các công ty liên doanh đầu tƣ nƣớc ngoài thì lao động thƣờng đƣợc đào tạo bài bản, đa số có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng chuẩn mực quốc tế và có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. Ở các doanh nghiệp nhà nƣớc đội ngũ lao động đang đƣợc đào tạo và đào tạo lại nhƣng chƣa đồng đều. Ở một số địa phƣơng vẫn có đến 80% lao động chƣa đƣợc đào tạo về du lịch, trình độ ngoại ngữ vẫn rất hạn chế. Nhiều vị trí công việc thiếu trầm trọng chuyên gia và quản lý chuyên nghiệp nhƣ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch, quản lý kinh doanh, quản trị chiến lƣợc, nghiên cứu phát triển, nhân viên có kỹ năng tay nghề cao...

70

Nhìn nhận rõ thực trạng trên, ngành du lịch Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng lực lƣợng lao động ngành du lịch đủ về số lƣợng và đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng, cân đối về cơ cấu ngành nghề, vùng miền, trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)