Tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 66 - 68)

4.1.2.1 Tiềm năng về mặt tự nhiên của Việt Nam cho phát triển du lịch

Tài nguyên thiên nhiên là một điều kiện thuận lợi để Thái Lan phát triển du lịch thì tài nguyên thiên nhiên cũng đem lại cho Việt Nam một lợi thế không hề thua kém. Cùng nằm trên cửa ngõ ra vào bán đảo Đông Dƣơng nhƣ Thái Lan, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa vừa có hải giới rộng lớn, Việt Nam là cửa ngõ đi qua Thái Bình Dƣơng của một số nƣớc và các nƣớc Đông Nam Á.

Việt Nam với 3/4 địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, các dãy núi đá vôi, nhiều hang động đẹp, các khu rừng nguyên sinh nhiệt đới cũng nhƣ các khu bảo tồn thiên nhiên, hơn 3.000 km bờ biển, tạo cảnh đẹp vô cùng phong phú, là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó có du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm.

Đặc biệt, Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển du lịch biển. Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp nhƣ bãi tắm Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu... Việt Nam còn là 1 trong 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới, đó là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Việt Nam có 2 di tích đƣợc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới đó là: Vịnh Hạ Long đƣợc công nhận năm 1994 và Vƣờn Quốc gia Phong Nha- Kẽ Bàng đƣợc công nhận năm 2003.

57

Ở Việt Nam có nhiều loài thú quý hiếm đƣợc ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê đƣợc 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lƣỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cƣ trú của nhiều loài khỉ, vẹt, vƣợn, mèo rừng. Các loài vẹt đặc hữu của Việt Nam là vẹt đầu trắng, vẹt quần đùi trắng, vẹt đen. Chim cũng có nhiều loài chim quý nhƣ trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lông dày nhƣ gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy... Hiện nay có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở Việt Nam.

4.1.2.2 Tiềm năng về mặt xã hội lịch sử truyền thống của Việt Nam

Việt Nam có nền văn hóa đặc trƣng, đậm đà bản sắc dân tộc của riêng mình và đây là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách.

Về di tích lịch sử văn hóa, lịch sử 4000 năm đã để lại cho Việt Nam nhiều di tích của thời kì dựng nƣớc và giữ nƣớc và nay trở thành các địa điểm tham quan du lịch. Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 7.300 di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc khác nhau nằm rải rác ở các tỉnh thành.

Về lễ hội, lễ hội ở nƣớc ta rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nƣớc trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng.

Về nghệ thuật dân gian, đất nƣớc ta có hát ca trù, quan họ, chèo ở miền Bắc, nhã nhạc cung đình ở Huế, hát ví ở Nghệ An – Hà Tĩnh, cồng chiêng ở Tây Nguyên, cải lƣơng ở miền Nam….

Tại Việt Nam hiện đã có 9 di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận là kiệt tác của nhân loại theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất là:

- Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đƣợc công nhận vào ngày 27/11/2014.

- Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đƣợc công nhận vào ngày 5/12/2013.

58

- Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng là di sản văn hóa phi vật thể đƣợc công nhận vào ngày 6/12/2012.

- Hát xoan là di sản văn hoá phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp, đƣợc công nhận ngày 24/11/2011.

- Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đƣợc công nhận ngày 16/11/2010.

- Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp, đƣợc công nhận ngày 01/10/2009.

- Dân ca Quan họ, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đƣợc công nhận ngày 30/9/2009.

- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đƣợc công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, đƣợc công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Về làng nghề truyền thống, theo số liệu thống kê Việt Nam có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính nhƣ: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá... Các làng nghề truyền thống Việt Nam có chứa tiềm năng dồi dào về du lịch vì du khách muốn đến tận nơi xem nghệ nhân làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm các sản phẩm theo trí tƣởng tƣợng của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)