Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 27 - 35)

1.2.4.1 Tài nguyên du lịch:

Nếu khách du lịch là chủ thể của du lịch thì tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch đƣợc hiểu là tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn, xã hội và sự kiện có thể thu hút khách du lịch và đƣợc ngành du lịch khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho quốc gia, địa phƣơng.

Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã định nghĩa: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng

18

nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu du lịch,

điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [10,tr.1].

Tài nguyên du lịch chia làm hai loại: Tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

- Tài nguyên du lịch thiên nhiên: bao gồm các yếu tố vị trí địa lý, địa hình; khí hậu; hệ động thực vật; nguồn tài nguyên nƣớc ngọt, mặn;…

Vị trí địa lý tác động rất lớn đến khả năng phát triển du lịch thông qua điều kiện, sự tiếp cận đến nguồn cung du lịch bằng các loại phƣơng tiện khác nhau. Khoảng cách du lịch từ nơi đi đến điểm đến mà quá xa nhau sẽ gây nhiều bất lợi do du khách phải trả thêm nhiều chi phí đi lại.

Địa hình đa dạng thƣờng gắn liến với nhiều cảnh đẹp và sự đa dạng cảnh quan. Khách du lịch thƣờng tìm đến các địa điểm có địa hình đa dạng, đan xen giữa rừng, biển, sông, hồ, đồng bằng hoặc những vùng núi cao, núi lửa. Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, Đảo Phú Quốc của Việt Nam là những điểm du lịch điển hình về tính đa dạng địa hình nhƣ vậy.

Điều kiện khí hậu cũng đƣợc khách du lịch rất quan tâm khi chọn lựa điểm đi. Các điều kiện khí hậu khác nhau lại thích hợp với những loại hình du lịch khác nhau. Các vùng đồi núi, bãi biển có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành phù hợp với khách du lịch nghỉ mát trong khi những vùng có nhiệt độ thấp, tuyết bao phủ quanh năm lại là sự lựa chọn của những khách du lịch trƣợt tuyết.

Hệ động thực vật cũng ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển của du lịch. Khu vực nào có hệ động thực vật càng phong phú, càng quý hiếm, càng nhiều vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thì càng có sức hút đối với khách du lịch, đặc biệt là nhóm du khách trẻ, thích khám phá tự nhiên hay nhóm du khách nghiên cứu. Hiện nay, với khoảng 22 vƣờn quốc gia cùng hàng trăm khu bảo tồn khác

19

nhau, Việt Nam đang hứa hẹn một bƣớc tiến mạnh trong loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu.

Các nguồn tài nguyên nƣớc mặt nhƣ ao, hồ, sông, suối, đầm phá, biển, …không chỉ giúp điều hòa khí hậu, phát triển hệ thống giao thông vận tải mà còn tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch biển, du lịch thể thao. Với chiều dài bờ biển hơn 3000 km, Việt Nam đang có thế mạnh rất lớn trong việc phát triển loại hình du lịch biển, đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách nội địa trong những ngày hè nóng bức. Hệ thống nƣớc khoáng cũng là tiền đề không thể thiếu đƣợc đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh và hồi phục sức khỏe. Việt Nam cũng là quốc gia có nguồn nƣớc khoáng phong phú trên thế giới và phân bổ tại nhiều địa phƣơng nhƣ Khu nghỉ dƣỡng Kim Bôi (Hòa Bình), Tản Đà (Hà Tây), Sơn Kim (Hà Tĩnh), v.v.

-Tài nguyên du lịch nhân văn: là những của cải vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra từ xa xƣa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thƣởng thức. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Các di tích lịch sử, di sản văn hóa; các công trình kiến trúc; các nhà bảo tàng, vƣờn tƣợng; các lễ hội; các làng nghề truyền thống; ẩm thực; tôn giáo; âm nhạc, hội họa.

Trong đó, tiêu biểu là các di tích lịch sử - văn hóa là các công trình xây dựng có các di vật, cổ vật, bảo vật của quốc gia có giá trị lịch sử. Các di tích này đƣợc chia theo ba cấp độ: Di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh và di sản văn hóa thế giới (đƣợc UNESCO công nhận). Tính đến nay, Việt Nam đã có 8 di tích đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Các lễ hội truyền thống có tính hấp dẫn cao đối với khách du lịch. Bản thân nó là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc hay hình thức sinh hoạt tập thể của ngƣời dân sau những ngày mùa hay là một sự

20

kiện lịch sử trọng đại của đất nƣớc. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính là phần lễ và phần hội và phần hội thƣờng thu hút đƣợc khách du lịch hơn.

Ngoài ra, làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩm thực với các món ăn mang phong vị đặc trƣng riêng của từng quốc gia dân tộc, tôn giáo với các công trình kiến trúc đến thờ, chùa chiền, nhà thờ và giá trị về mặt tâm lý cũng là yếu tố thu hút khách tại các quốc gia trên thế giới.

1.2.4.2 An ninh chính trị, an toàn xã hộiqqqqqqqqqq

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng nhƣ các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trƣờng ổn định cho đất nƣớc và khách tới tham quan.

Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “cảm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hƣơng mình”. Điều này đòi hỏi sự giao lƣu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế.

Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hƣởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lƣợc với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài ngƣời sáng tạo nên.

1.2.4.3 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hệ tầng bao gồm hệ thống đƣờng sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đƣờng sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nƣớc, mạng lƣới điện.

21

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội phát triển sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Đối với ngành du lịch, nó là yếu tố tiền đề đảm bảo cho du khách tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch, thỏa mãn đƣợc nhu cầu thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong chuyến đi.

Trong các yếu tố hạ tầng, hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của du lịch vì nó liên quan trực tiếp đến việc: đảm bảo an toàn, tiện nghi cho khách du lịch, cung cấp dịch vụ vận tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc độ vận chuyển còn tiết kiệm đƣợc thời gian đi lại, kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và đi tận đến cả các nơi xa xôi.

1.2.4.4 Điều kiện kinh tế

Tiềm lực kinh tế của một quốc gia là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của khu vực. Khả năng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, quảng bá du lịch, bảo tồn các tài nguyên, di tích văn hóa hay đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực du lịch đều phụ thuộc vào quy mô tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tế, các nƣớc có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới đều là những nƣớc có ngành du lịch phát triển lâu đời nhƣ Anh, Pháp, Mỹ. Khách du lịch cứ ùn ùn đổ về các nƣớc này, đơn giản bởi vì họ đƣợc hƣởng các tiện nghi, các dịch vụ (nhƣ ngân hàng, khách sạn, nhà hàng, hệ thống bán lẻ rộng khắp, đạt chuẩn mực quốc tế, nhân viên ngành du lịch đƣợc đào tạo tốt, có tính chuyên nghiệp cao) đáng với đồng tiền họ bỏ ra. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thƣơng mại ở nƣớc này đã tạo đà cho ngành du lịch phát triển thuận lợi. Đây cũng chính là những mặt hạn chế và khó khăn khiến các ngành du lịch ở các nƣớc đang phát triển kém sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

22

1.2.4.5 Đường lối phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch .Nó có thể kìm hãm nếu đƣờng lối sai với thực tế. Chính sách phát triển du lịch đƣợc ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nƣớc thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phƣơng, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động đƣợc sức ngƣời, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đƣa ra chính sách phù hợp.

Những biện pháp để thúc đẩy du lịch Việt Nam đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đề ra ở Đại Hội VIII: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tƣơng xứng với tiềm năng du lịch của đất nƣớc theo hƣớng du lịch văn hoá, du lịch môi trƣờng sinh thái .Xây dựng các chƣơng trình và điểm hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ƣu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lƣợng dịch vụ với các loại khách khác nhau .Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nƣớc đầu tƣ vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch” [4].

Hiện nay chính phủ đã phê duyệt chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài. Phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi

23

nguồn lực trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng các vùng, miền trong cả nƣớc, tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch.

Nhìn chung, để phát triển du lịch cần có nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố trên đây tác động độc lập đến ngành du lịch. Do vậy, khi một trong các yếu tố ấy không đƣợc thỏa mãn, nó có thể làm trì trệ sự phát triển du lịch. Tính chất này đòi hỏi ngành du lịch tại các quôc gia phải có chiến lƣợc phát triển đồng bộ các yếu tố trên để thúc đầy du lịch phát triển.

24

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp:

Thông tin thu thập luôn tồn tại dƣới dạng định tính hoặc định lƣợng. Đối tƣợng khảo sát luôn đƣợc xem xét ở cả khái cạnh định tính và định lƣợng. Hoàn toàn có khả năng là không thể tìm đƣợc các thông tinh định lƣợng vì một lý do nào đó. Trong trƣờng hợp đó, phải chấp nhận thông tin định tính là duy nhất. Tiếp cận định tính và định lƣợng dù bắt đầu từ đâu trƣớc, cuối cùng cũng phải đi đến mục tiêu cuối cùng là nhận thức bản chất định tính của sự vật.

- Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn:

Do đặc điểm, phạm vi của đề tài rất khó để có thể thu thập các số liệu sơ cấp liên quan đến việc phát triển du lịch của các nƣớc Ma-lai-xi-a, Thái Lan nên tác giả sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp để hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau nhằm khẳng định các kết quả nghiên cứu từ số liệu thứ cấp. Đầu tiên tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận trong nghiên cứu. Tiếp đó phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua thu thập, phân tích các dữ liệu, thông tin thứ cấp nhằm phát hiện ra những vấn đề cần quan tâm. Từ đó đƣa ra các bài học, điểm cần lƣu ý trong thực tiễn phát triển du lịch của Việt Nam

- Phƣơng pháp Case study:

Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống (case study) là một phƣơng pháp nghiên cứu đang đƣợc sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu khoa học. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của các nƣớc Ma-lai-xi-a, Thái Lan thông qua các câu hỏi: Tiềm

25

năng phát triển du lịch của các nƣớc này là gì? Chiến lƣợc phát triển du lịch cụ thể của Ma-lai-xi-a là gì?của Thái Lan là gì? Các kết quả đạt đƣợc trong việc phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan?

- Phƣơng pháp so sánh:

Phƣơng pháp để sử dụng so sánh những tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch của Việt Nam so với Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Tại sao Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế, hơn hẳn Ma-lai-xi-a và Thái lan; nhƣng ngành du lịch phát triển chƣa bằng hai nƣớc: Ma-lai-xi-a và Thái Lan và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Việc so sánh này sẽ cho thấy điểm yếu, điểm mạnh của du lịch Việt Nam; từ đó có biện pháp để khắc phục.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)