Tình hình sử dụng phân bón trên MHTT

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun đất trong sản xuất chè tại xã võ miếu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 85)

Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ các hộ dân sử dụng phân hữu cơ trong canh tác cây chè ở MHTT

Nguồn: Số liệu điều tra, 2016

Qua điều tra phỏng vấn 12 hộ sản xuất chè theo MHTT, về tình hình sử dụng phân bón hữu cơ ta nhận thấy đến hơn 60% các hộ không sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác cây chè. Có rất nhiều lý do khiến cho người dân không bón phân hữu cơ như: vận chuyển lên nương khó, tán chè dày khó bón phân, lượng phân chuồng không được thu gom tập chung nên lượng phân không đủ, thiếu nhân lực… Chỉ có khoảng 33% số hộ được hỏi là có sử dụng phân hữu cơ để bón cho chè, nhưng đa phần là chỉ bón cho các đồi chè nằm gần nhà, hoặc các loại phế phụ phẩm nông nghiệp chưa được ủ đã được bón trực tiếp.

Lá chè già và cành chè sau mỗi lần đốn tỉa tạo tán được người dân thu gom bán chè giá rẻ, nên lượng tàn dư của cây chè còn lại trên đồi là rất ít.

Chính vì vậy tầng thảm mục trên các nương chè sản xuất theo MHTT thường rất mỏng hoặc không có.

Bảng 3.5: Lượng phân hóa học trung bình được sử dụng/ha/năm ở MHTT

Loại phân Lượng phân sử dụng (kg)

Phân Lân nung chảy Văn Điển 141

Phân Urê Hà Bắc 791

Phân NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao 2000

Phân NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao 1550

Tổng 4482

Nguồn: Số liệu điều tra, 2016

Từ bảng 3.5 cho thấy phân bón NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao được sử dụng với lượng rất lớn, khoảng 2 tấn mỗi năm, chiếm gần 45% tổng lượng phân được sử dụng, ngoài ra phân NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao cũng được sửa dụng với lượng khá cao, đạt 1550 kg/ha. Qua số liệu điều tra, người dân luôn ưu tiên sử dụng các loại phân bón 3 trong 1 nhằm tiết kiệm công sức bón và để cân đối hàm lượng dinh dưỡng hơn so với việc bón từng loại phân riêng biệt.

Bảng 3.6: Lượng phân bón gốc sử dụng trong canh tác chè ở MHTT

ĐVT: kg/ha

Loại phân N P2O5 K2O

Phân Lân nung chảy Văn Điển 22,5

Phân Urê Hà Bắc 364

Phân NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao 100 200 60

Phân NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao 186 77,5 155

Tổng 650 300 215

Khuyến nghị * 300- 600 160-200 200- 300

Nguồn: Số liệu điều tra, 2016

Hàm lượng dinh dưỡng trong phân được quy đổi theo bảng 2.1.

Phân Urê Hà Bắc cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng N chính cho cây trồng, lượng bón theo bảng 3.5 là 791 kg/ha; hàm lượng N quy đổi là 46% nên lượng đạm nguyên chất được đưa vào đất là 364kg/ha. So với tổng hàm lượng N đưa vào đất trên một ha/ năm thì phân Urê Hà Bắc chiếm tới 56%, còn phân NPK-S 5.10.3-8 và NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao cung cấp 44% đạm nguyên chất cho đất.

Qua bảng 3.6 cho thấy lượng P2O5 đưa vào đất chủ yếu từ phân NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao, với lượng là 200 kg/ha. Còn K2O thì chủ yếu được chuyển vào đất nhờ phân NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao, lượng cung cấp là 155kg/ha.

Dựa trên bảng số liệu 3.6 ta thấy: lượng N và P2O5 được sử dụng vượt quá khuyến nghị tối đa cho phép, còn K2O thì lượng bón cho cây nằm trong khuyến nghị.

Đối với N: khuyến nghị là khoảng 300- 600 kg/ha/ năm, dựa trên khuyến nghị này người dân sẽ cân đối lượng phân bón sao cho hợp lý và phải nằm trong khoảng giới hạn. Ở các khu vực đất có độ dốc cao, bạc màu thì lượng đạm cung cấp có thể cao hơn so với các vùng khác để bù vào lượng đạm thiếu hụt trong đất giúp cây chè có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Còn các khu vực đất đai màu mỡ hơn thì có thể cân đối để giảm lượng đạm bón xuống, để cây có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất, tránh được sự dư thừa dinh dưỡng. Tuy nhiên, qua bảng 3.6 ta thấy tổng lượng N bón cho đất là 650 kg/ha/năm, vượt quá giới hạn cao nhất của kiến nghị là 50 kg/ha/năm, mà khu vực trồng chè xã Võ Miếu lại là khu có hàm lượng dinh dưỡng ở mức thấp nhưng không phải là quá nghèo dinh dưỡng, chính vì vậy lượng N cung cấp cho cây được đánh giá là dư thừa.

Đạm thường được bón sau mỗi lần thu búp tuy nhiên thời điểm bón chính xác tùy thuộc vào từng gia đình và điều kiện thời tiết. Có những hộ gia đình không chú trọng đến việc chăm sóc nên đầu tư rất ít phân bón cho sản xuất khiến cây chè không đủ chất dinh dưỡng cần thiết nên phát triển búp, tán kém; đất bạc màu. Ngược lại, nhiều hộ gia đình lại lạm dụng đạm để kích chè ra búp làm cho hàm lượng N tích lũy nhiều trong mô thực vật và tích lũy trong đất, nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè búp tươi và tính chất đất cũng như hệ sinh thái đất.

Với hàm lượng P2O5 cung cấp cho đất: qua bảng 3.6 nhận thấy lượng P2O5 vượt qua giới hạn cao nhất của khuyến nghị tới 100 kg/ha/năm. Do lượng bón rất lớn như vậy làm cho cây trồng không hấp thụ hết, nên lượng dư thừa sẽ bị rửa trôi một phần và phần còn lại được tích lũy trong đất.

Tổng lượng K2O là 215 kg/ha/năm nằm trong khuyến nghị đề ra, cao hơn giá trị nhỏ nhất của khuyến nghị là 15 kg/ha. Như vậy, lượng K2O cung cấp cho đất được đánh giá là hợp lý.

Theo điều tra, ngoài phân bón gốc người dân còn sử dụng một số loại phân bón lá như: phân bón lá Senca-11, phân bón lá Ga3, phân bón lá Ace grow… Có 80% số hộ được hỏi có sử dụng phân bón qua lá, được sử dụng chủ yếu khi chè ra búp kém, lá chè còi cọc; lượng sử dụng thì không đáng kể do bà con ít khi phun, đa phần sử dụng phân bón gốc.

3.3.2 Tình hình sử dụng phân bón trên MHVG

Bảng 3.7: Loại phân bón được người dân sử dụng trong canh tác chè ở MHVG

Tên phân bón Cách bón Số hộ áp dụng (hộ) Tỷ lệ(%)

Phân hữu cơ ủ mục Bón gốc 12 100

Phân Urê Hà Bắc Bón gốc 12 100

Phân Lân nung chảy

Văn Điển Bón gốc 12 100

Phân NPK-S 5.10.3-8

Lâm Thao Bón gốc 12 100

Phân NPK-S 12.5.10-

14 Lâm Thao Bón gốc 12 100

Phân bón lá Senca-11 Phun lá 12 100

Phân bón lá Ace grow Phun lá 8 66,67

Phân bón lá Ga3 Phun lá 10 83,33

của người dân thường ít, chủ yếu sử dụng để bón cho lúa và các cây hoa màu ngắn ngày, đồng thời chè sau khoảng 5 năm sẽ khép tán và đường chở phân lên khu vực đồi thường khó khăn nên người dân chỉ bón vào các tháng cuối năm, trước khi đốn chè với tần suất 3 năm bón 1 lần, lượng bón khoảng 20- 30 tấn/ha. Bón bằng cách đào rạch hoặc bổ hố, phân được vùi sâu xuống đất.

Các loại phân như Urê Hà Bắc, phân NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao, phân NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao, phân Urê Hà Bắc cũng được 100% số hộ sử dụng trong canh tác cây chè.

Các loại phân NPK dùng để bón thúc, được bón vào đầu năm và sau mỗi đợt thu búp khoảng 10- 15 ngày, phân được đào bón theo rạch, sau đó được lấp một lớp đất mỏng.

Phân bón lá được sử dụng chủ yếu là: phân bón lá V-Grow, phân bón lá Senca-11 được 100% các hộ sử dụng. Ngoài ra còn có một số loại phân bón qua lá nhưng được ít hộ sử dụng hơn như phân bón lá Ace grow, phân bón lá Ga3. Phân bón qua lá được phun sau mỗi đợt cắt khoảng 10- 15 ngày hoặc phun cùng thuốc BVTV, sau khoảng 45 ngày sẽ được cắt búp đợt sau, như vậy đảm bảo chất lượng búp chè tươi không còn dư lượng phân bón.

Còn về phân xanh được sử dụng ở địa bàn thì chính là cành và lá chè già sau mỗi đợt đốn cành tạo tán sẽ được lưu lại trên đất, hàm lượng dinh dưỡng từ phụ phẩm cây chè thấp, thời gian phân hủy lâu (đất đồi có ít chủng vi sinh vật phân giải, độ ẩm của bề mặt đất không cao và pH thấp) nên cung cấp rất ít chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng lớp thảm mục này thường khá dày giúp giữ độ ẩm cho đất, làm tơi xốp bề mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho giun và các sinh vật đất phát triển.

Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ các loại phân hóa học trung bình được sử dụng trong một năm canh tác chè trên 1 ha ở MHVG

Nguồn: Số liệu điều tra, 2016

Theo số liệu điều tra, trong một năm người dân sản xuất chè theo MHVG bón 3112kg phân hóa học/1 ha. Trong đó, phân NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao chiếm tới 51% tổng lượng phân bón, phân NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao chiếm 32%, phân Lân nung chảy Văn Điển thì chỉ chiếm 4%, còn lại là lượng phân đạm Urê. Sở dĩ có kết quả như vậy là do người dân bón phân theo khuyến cáo, ưu tiên sử dụng các loại phân tổng hợp vì nó đã được cân đối hàm lượng các chất dinh dưỡng. Còn đối với phân lân Văn Điển, do trên địa bàn xã, nguồn phân Lâm Thao được cung ứng là chủ yếu, còn lọa phân này ít được buôn bán nên người dân cũng ít sử dụng. Lượng lân được sử dụng trong sản xuất là do công ty phân lân Văn Điển hỗ trợ người dân miễn phí để sản xuất chè nên lượng phân người dân sử dụng đúng bằng lượng phân đã được hỗ trợ.

Bảng 3.8: Lượng phân bón gốc sử dụng trong canh tác chè ở MHVG

(ĐVT: kg/ha/năm)

Loại phân Hữu cơ** N P2O5 K2O

Phân Lân nung chảy

Văn Điển 20 Phân Urê Hà Bắc 178 Phân NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao 50 100 30 Phân NPK-S 12.5.10- 14 Lâm Thao 192 80 160 Tổng 22000 420 200 190 Khuyến nghị * 20000- 30000 300- 600 160-200 200- 300

Nguồn: Số liệu điều tra, 2016

Ghi chú: * Khuyến nghị trích dẫn từ cuốn Chọn giống, chăm sóc và phong

bệnh cho cây cà phê- chè- ca cao của nhóm Trí thức Việt, 2014.

** Đơn vị tính của phân hữu cơ là kg/ha/3 năm.

Hàm lượng dinh dưỡng trong phân được quy đổi theo bảng 2.1.

Từ bảng số liệu 3.8 ta nhận thấy lượng phân bón người dân sử dụng trong MHVG vẫn nằm trong khoảng giới hạn của khuyến nghị, chỉ có lượng K2O là nhỏ hơn một chút so với khuyến nghị.

Lượng phân hữu cơ khuyến nghị là khoảng 20000- 30000 kg/ha/3 năm, và người dân sử dụng là 22000 kg/ha/3 năm. Như vậy người dân đã tuân thủ đúng hướng dẫn khuyến nghị trong việc bón phân hữu cơ cho cây chè.

Đối với N thì lượng cung cấp cho đất là 420 kg/ha (bảng 3.8) như vậy là nằm trong khoảng giới hạn khuyến nghị. Trong đó phân Urê Hà Bắc và phân NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao là nguồn cung N chủ yếu. Còn phân NPK- S 5.10.3-8 Lâm Thao chỉ chiếm 12% tổng lượng cung N.

P2O5 thì lượng bón cho đất là 200 kg/ha, nó được coi là trong khoảng khuyến nghị. Tuy nhiên nó chính bằng mức giới hạn cao nhất của khuyến nghị nên người dân cần chú trọng hơn khi sử dụng liều lượng phân bón để tránh vượt ngưỡng cho phép. Khi phân dư thừa thì vừa tăng chi phí đầu tư, vừa tồn dư trong sản phẩm búp chè tươi và tích lũy trong đất.

Còn K2O theo bảng 3.8 thì được đánh giá là dưới ngưỡng khuyến nghị, tuy nhiên nó chỉ thấp hơn khuyến nghị 10kg/ha. Sự thiếu hụt này được lý giải là do sử dụng phân NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao có hàm lượng K2O thấp.

Nhưng để bù đắp sự thiếu hụt ấy là nhờ vào sử dụng phân chuồng và phân bón qua lá để bù đắp chất dinh dưỡng cho cây chè. Vì vậy, trong MHVG, cây chè vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

Khi lượng phân bón vừa cung cấp đủ cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt thì sẽ không có hiện tượng dư thừa phân bón gây ảnh hưởng xấu tới tính chất đất và các loài sinh vật đất. Lượng phân bón trên mỗi đơn vị diện tích được các hộ dân thực hiện đúng theo hướng dẫn tập huấn kỹ thuật, phân được bón cùng thời điểm quy định. Các loại phân bón vi lượng qua lá cũng được người dân sử dụng đúng hướng dẫn, và tất cả lượng phân bón đã sử dụng đều được ghi chép vào sổ theo dõi.

3.4 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây chè xã Võ Miếu

Bảng 3.9: Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở MHTT xã Võ Miếu Đối tượng

sâu, bệnh Tên thuốc

Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) So sánh với TT 03 và 34

Rầy xanh Dizorin super 55EC 9 75,00 Được phép sử dụng Ankamec 4.5EC** 12 100,00 Được phép sử dụng

Nafat 5 EC** 8 66,67 Được phép sử dụng

Sixtoc 555EC 11 91,67 Được phép sử dụng

Mikhada 10WP* 8 66,67 Được phép sử dụng Thần công 25WP 12 100,00 Được phép sử dụng Aicpyricyp 250WG 4 33,33 Được phép sử dụng Midan 10WP* 3 25,00 Được phép sử dụng Actador 100WP* 12 100,00 Được phép sử dụng Hello 3 25,00 Được phép sử dụng Babsax 300WP* 7 58,33 Được phép sử dụng

Bọ cánh tơ Midan 10WP 3 25,00 Được phép sử dụng

Actador 100WP 12 100,00 Được phép sử dụng

Hello 1 8,33 Được phép sử dụng

Bestox 5EC 11 91,67 Được phép sử dụng

Mikhada 10WP 7 58,33 Được phép sử dụng

Babsax 300WP 5 41,67 Được phép sử dụng

Nhện đỏ Actador 100WP 12 100,00 Được phép sử dụng

Dandy 15EC 2 16,67 Được phép sử dụng

Bọ xít muỗi Bestox 5EC 6 50,00 Được phép sử dụng

Babsax 300WP 8 66,67 Được phép sử dụng Actador 100WP 12 100,00 Được phép sử dụng Bệnh chấm xám Daconil 75WP 6 50,00 Được phép sử dụng Bệnh phồng lá Manage 5WP, 15WP 4 33,33 Được phép sử dụng Bệnh thối búp Daconil 500SC 4 33,33 Được phép sử dụng

Nguồn: Số liệu điều tra, 2016 Ghi chú: * Thuốc BVTV hiệu lực cao, phổ tác động rộng

** Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học

Qua điều tra cho thấy, khi phỏng vấn các hộ dân về các loại thuốc được sử dụng trong canh tác chè thì đa số những người được hỏi đều không nhớ rõ tên các loại thuốc BVTV. Họ chỉ biết là khi bị sâu, rầy phá hại thì mua thuốc

phun ba trong một, tức thuốc trừ sâu có phổ tác động rộng, hoặc dùng tên sâu hại để xác định loại thuốc cần sử dụng. Trong các loại sâu bệnh phá hại cây chè thì chủ yếu các loài sâu, rầy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng chè, còn bệnh thì ảnh hưởng không đáng kể nên người dân chỉ tập trung vào phòng trừ sâu, rầy cho cây chè. Từ bảng số liệu 3.9 cho thấy:

Các loại thuốc BVTV được sử dụng trong MHTT trên địa bàn xã rất đa dạng, để trị một loại sâu bệnh có rất nhiều loại thuốc khác nhau hay ngược lại, một loại thuốc có thể điều trị được nhiều loại sâu bệnh. Các loại thuốc sử dụng phụ thuộc vào thực trạng sâu bệnh gây hại, điều kiện kinh tế và kinh nghiệm sản xuất của từng hộ.

Các loại thuốc được sử dụng nhiều trong việc phòng trừ rầy xanh là: Ankamec 4.5EC, Thần công 25WP, Actador 100WP được 100% các hộ lựa chọn. Thần công 25WP là loại thuốc được tất cả các hộ sử dụng trong phòng trừ rầy, với giá cả cạnh tranh, tác động của thuốc mạnh, hiệu quả cao. Thuốc Actador 100WP là thuốc có phổ tác động rộng, có khả năng diệt trừ rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, và bọ xít muỗi. Tính đến thời điểm hiện tại Thần công 25WP, Actador 100WP là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất, là ưu

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun đất trong sản xuất chè tại xã võ miếu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w