2.4.2.1 Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ, thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trên cây chè
a) Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu
- Thu thập thông tin từ các bảng hỏi mở
- Tham quan, khảo sát thực địa, ghi lại những hình ảnh liên quan đến nghiên cứu của đề tài, rồi đối chiếu với thông tin thu thập được từ người dân
Xã Võ Miếu mới có 87 hộ sản xuất theo MHVG (với tổng diện tích là 30 ha), còn lại chủ yếu vẫn sản xuất theo MHTT, số lượng hộ sản xuất theo MHTT lớn hơn rất nhiều so với số lượng hộ sản xuất theo MHVG.
Trên cơ sở công thức tính số mẫu cần lấy của Nguyễn Tri Khiêm (2003, dẫn theo Nguyễn Thanh Lâm, 2012):
N = 4*S2/L2 Trong đó:
S là tổng số cá thể trong quần thể hoặc tổng số hộ tại khu vực nghiên cứu N: dung lượng mẫu cần lấy
L: khoảng sai số cho phép của trung bình ước lượng mẫu và độ tin cậy để sai số vượt phép L là 95%
Nên ta tính được tổng số hộ cần điều tra phỏng vấn ở MHVG là N = 4* 872 / 0,052 = 12 (hộ)
Tương ứng trên MHTT, chúng tôi loại bỏ các hộ không có diện tích hoặc diện tích không đại diện cho sản xuất chè của xã. Tiến hành chọn ngẫu nhiên 12 hộ trong số các hộ còn lại của MHTT để tiến hành phỏng vấn chuyên sâu.
Vậy tổng số hộ tiến hành phỏng vấn ở cả hai mô hình là 24 hộ.
2.4.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun đât trong canh tác chè ở Võ Miếu
Mô tả khu vực lấy mẫu:
Khu vực sản xuất theo MHVG: Với 30 ha chè đã được cấp chứng chỉ
VietGap- đây là một khu vực sản xuất chè tập chung, địa hình tương đối bằng phẳng, đường giao thông là đường mòn và đồng thời chính là dải phân cách giữa các khu vực. Giữa khu sản xuất chè theo MHVG và các khu vực khác tuy không có hàng rào chắn bảo vệ nhưng vị trí canh tác của MHVG có bề mặt cao hơn các khu vực khác từ 1,5 đến 3 mét nên ít chịu ảnh hưởng từ các khu vực bên ngoài. Độ tuổi của chè là trong khoảng 15- 20 năm.
Khu vực sản xuất theo MHTT: Khu vực lựa chọn là khu sản xuất chè
theo MHTT tập trung, gần đường đi cầu phao ông Chí, địa hình khu vực sản xuất khá bằng phẳng, đường đi lại cũng chủ yếu là đường mòn, đồng thời đường đi cũng chính là ranh giới phân chia các khu vực. Do đây là khu vực sản xuất chè theo MHTT khác rộng (khoảng 15 ha) và tập trung nên địa phương đã có định hướng chuyển từ sản xuất chè truyền thống thành sản xuất
chè theo tiêu chuẩn xuất khẩu nhằm mục đích bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế được bền vững. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn khu vực này làm khu vực đối chứng với MHVG, vừa thấy được sự khác biệt giữa hai hình thức sản xuất vừa làm nghiên cứu tiền đề để góp phần phát triển mở rộng vùng chè sạch cho địa phương. Độ tuổi của chè là khoảng 10- 20 năm.
a) Phương pháp thu thập và phân tích mẫu đất
Tại mỗi mô hình nghiên cứu, tôi tiến hành lựa chọn các điểm nghiên cứu theo TCVN 4046 - 85: Đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành năm 1985. Vị trí lấy mẫu nghiên cứu được xác định theo quy tắc đường thẳng góc.
Số đợt lấy mẫu:
Đợt 1: Ngày lấy mẫu 24/03/2016, khi chè đang cho thu lứa chè xuân. Lấy mẫu ở các vị trí đã đánh dấu trên sơ đồ hình 2.1.1 (Phụ lục 3) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.1(Phụ lục 7) ở MHTT. Lấy mẫu đất ở giữa hai hàng chè để giảm ảnh hưởng đến các cây chè.
Đợt 2: Ngày lấy mẫu 04/04/2016, khi lứa chè xuân đã thu xong, đã bón phân thúc cho chè. Lấy mẫu ở các vị trí cách vị trí lấy mẫu lần một khoảng 3 hàng chè về phía Bắc theo sơ đồ hình 2.1.2 (Phụ lục 4) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.2 (Phụ lục 8) đối với MHTT. Tương tự ta cũng lấy mẫu đất ở giữa hai hàng chè để giảm ảnh hưởng đến các cây chè.
Đợt 3: Ngày lấy mẫu 12/04/2016, sau bón phân từ 8- 15 ngày. Lấy mẫu ở các vị trí cách vị trí lấy mẫu lần một khoảng 3 hàng chè về phía Nam theo sơ đồ hình 2.1.3 (Phụ lục 5) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.3 (Phụ lục 9) đối với MHTT. Tương tự ta cũng lấy mẫu đất ở giữa hai hàng chè để giảm
được 5 mẫu riêng biệt, trộn đều 5 mẫu đó lấy 1kg thu được mẫu hỗn hợp, đại diện cho mô hình (theo TCVN 4046 – 85).
- Số lượng mẫu mỗi đợt lấy: Mẫu riêng biệt: 5 mẫu/ mô hình Mẫu hỗn hợp: 2 mẫu/ cả khu vực - Đánh dấu mẫu:
+ MHVG: VietGap-Đất lấy đợt thứ mấy-Ngày lấy mẫu VG-Đ1-24032016
VG-Đ2-04042016 VG-Đ3-12042016
+ MHTT: Truyền thống- Đất lấy đợt thứ mấy -Ngày lấy mẫu TT-Đ1-24032016
TT-Đ2-04042016 TT-Đ3-12042016
- Bảo quản mẫu: Mẫu đất được gói bằng túi nilon theo thông tư quy định quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng đất của Bộ Tài Nguyên và Môi trường năm 2011.
- Mẫu thu về được phân tích các chỉ tiêu: pH, OM, Nts, Pts, Kts tại phòng thí nghiệm Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng rau quả trực thuộc Viện nghiên cứu rau quả.
- Theo Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng rau quả trực thuộc Viện nghiên cứu rau quả, các chỉ tiêu được phân tích theo Tiêu chuẩn như sau:
+ pH: TCVN 6492- 2011
+ OM: TCVN 6644:2000; TCVN 9294:2012 (PB) + Nts: TCVN 6498- 1999
+ Pts: TCVN 8940:2011; TCVN 8563- 2010 + Kts: TCVN 8660:2011; TCVN 8561- 2010 b) Phương pháp xác định số lượng giun
Cũng tiến hành lấy mẫu tương tự đối với lấy mẫu đất. Lấy mẫu 3 đợt, mỗi đợt 5 vị trí, vị trí lấy mẫu là ở giữa hai hàng chè.
Đợt 1: Ngày lấy mẫu 24/03/2016, khi chè đang cho thu lứa chè xuân. Lấy mẫu ở các vị trí đã đánh dấu trên sơ đồ hình 2.1.1 (Phụ lục 3) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.1(Phụ lục 7) ở MHTT.
Đợt 2: Ngày lấy mẫu 04/04/2016, khi lứa chè xuân đã thu xong, đã bón phân thúc cho chè. Lấy mẫu ở các vị trí cách vị trí lấy mẫu lần một khoảng 3 hàng chè về phía Bắc theo sơ đồ hình 2.1.2 (Phụ lục 4) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.2 (Phụ lục 8) đối với MHTT.
Đợt 3: Ngày lấy mẫu 12/04/2016, sau bón phân 8- 10 ngày. Lấy mẫu ở các vị trí cách vị trí lấy mẫu lần một khoảng 3 hàng chè về phía Nam theo sơ đồ hình 2.1.3 (Phụ lục 5) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.3 (Phụ lục 9) đối với MHTT.
Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 6859-3: 2004 của Bộ Khoa học và Công Nghệ (2004): phương pháp tách bằng formalđehyt (Raw 1959) và kết hợp với phương pháp thu nhặt bằng tay (Lee 1985).
Mỗi điểm lấy mẫu theo khung ô vuông 0,25 m2 (50 x 50 cm).
Sử dụng dung dịch dịch formalđehyt (0,2 %) được đưa vào đồng đều với tỷ lệ từ 5 lit/0,25 m2 đến 10 lit/0,25 m2. Dung dịch formalđehyt được đưa vào ô thử thành 2 đến 3 phần theo khả năng ngấm. Thời gian để formalđehyt tác động tổng cộng là 30 phút. Tất cả giun nổi trên bề mặt đất trong vùng lấy mẫu được thu nhặt lại và cho vào chất lỏng bảo quản (formol 4%). Sau thời gian tác động 30 phút, kiểm tra kỹ bề mặt đất và lớp cỏ phủ bên trên để thu nhặt giun khó nhìn thấy (thường là những con còn bé và loài giun nhỏ
Aporrectodea rosea) (theo TCVN 6859- 3: 2004).
Giun thu được tiến hành rửa sạch bằng nước rồi cho vào lọ đựng formol 2%, sau khi hoàn tất công việc thu mẫu thì đưa giun qua formol 4% để lưu giữ lâu dài.
+ MHTT: Truyền thống-Giun lấy đợt thứ mấy-Ngày lấy mẫu TT-G1-24032016
TT-G2-04042016 TT-G3-12042016