Hệ sinh thái đất rất phong phú và đa dạng, giữa loài này và loài khác luôn có tác động qua lại lẫn nhau. Số loài và số lượng cá thể từng loài thường xuyên biến đổi theo loại đất, khu vực địa lý tầng đất, thời vụ, chế độ canh tác… (Kraxinhicop N.A, dẫn theo Nguyễn Xuân Thành, 1999).
1.3.3.1 Ảnh hưởng của phương thức làm đất:
Phương thức làm đất tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tiểu vùng sinh thái, loại đất, địa hình… mà có các phương thức làm đất khác nhau. Tùy từng biện pháp làm đất khác nhau mà có những ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất là khác nhau.
Từ kết quả thí nghiệm của Mixustin và Niacop (dẫn theo Nguyễn Xuân Thành, 1999) nhận thấy việc xáo trộn đất đã làm tăng quá trình khoáng hóa chất hữu cơ tích lũy ở các tầng sâu, giải phóng nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của sinh vật đất.
Tuy nhiên đối với cây chè: đây là cây trồng lâu năm nên kết cấu thường ổn định. Tác động tới đất chỉ bao gồm hoạt động xới cỏ và bón phân, trồng thay thế cây già cỗi (thường ít xảy ra). Khi cây chè khép tán, mật độ các loài cỏ dại trong khu vực trồng chè thường xuất hiện rất thấp, người dân thường nhổ cỏ bằng tay hoặc xới nhẹ nên hầu như không ảnh hưởng tới giun đất nói riêng và hệ sinh vật đất nói chung. Phương thức bón phân thường là đào rạch nhỏ và nông chạy theo rãnh luống, bón như vậy cũng không gây biến động nhiều trong kết cấu tầng đất. Còn đối với đạm thì được bón trực tiếp lên bề mặt đất, sau mỗi trận mưa lớn nên cũng không gây xáo trộn bề mặt đất.
1.3.3.2 Ảnh hưởng của luân canh:
Theo kết qủa nghiên cứu của Tropkin và các nhà khoa học trong nước (dẫn theo Nguyễn Xuân Thành, 1999) cho thấy luân canh có tác dụng tăng số
1.3.3.3 Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV:
Phân hữu cơ: Là nguồn dinh dưỡng có tác động tốt đến thành phần cơ giới, kết cấu, độ ẩm, chế độ nhiệt, chế độ không khí trong đất. Ngoài ra, phân hữu cơ còn chứa một lượng lớn vi sinh vật đất, nó vừa là nguồn nguyên liệu vừa thúc đẩy quá trình hình thành mùn cho đất. Chính vì vậy phân hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng giun đất.
Phân vô cơ: Nếu bón với liều lượng cân đối, phân vô cơ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của sinh vật đất. Nhưng bón quá liều lượng, hoặc lạm dụng trong một thời giann dài sẽ khiến đất bị chua hóa và ở một nồng độ dinh dưỡng vượt quá ngưỡng chịu đựng sẽ gây ức chế hoặc giết chết một số chủng sinh vật đất. Vậy nên phân vô cơ có cả tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến số lượng giun trong đất.
Thuốc BVTV: có ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất, tùy vào loại thuốc và nồng độ sẽ gây ra các ảnh hưởng khác nhau. Đa phần thuốc BVTV có ảnh hưởng xấu đến sinh vật đất, tuy nhiên đối với một số ít các loài thì không bị hoặc ít chịu ảnh hưởng từ thuốc BVTV. Đối với giun đất, thuốc BVTV thường có tác động xua đuổi giun xuống sâu trong lòng đất hoặc di cư đến các khu vực khác, nhưng nếu tác động mạnh có thể gây ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt toàn bộ loài giun.
Mức độ tương quan giữa các chỉ tiêu lý hóa và các chỉ số sinh học là tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá khả năng phản ánh chất lượng môi trường của giun đất. Kết quả phân tích tương quan giữa hàm lượng OM với sinh khối giun đất cho thấy, hàm lượng chất hữu cơ trong đất có tương quan thuận ở mức trung bình với sinh khối giun đất (r = 0,35, pvalue = 0,06). Kết quả phân tích tương quan cũng cho thấy, hàm lượng Nts trong đất tương quan thuận với sinh khối giun đất. Cụ thể, hệ số tương quan giữa hàm lượng Nts với sinh khối giun đất với hệ số r = 0,09, pvalue = 0,647. Hàm lượng Pts tương quan thuận tương đối chặt với sinh khối của giun đất với hệ số tương quan là r = 0,54, pvalue = 0,02 (Nguyễn Văn Khánh, 2012).
Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Hối (2007, dẫn theo Nguyễn Văn Khánh, 2012) tại vườn quốc gia Tam Đảo, cho thấy, hàm lượng %OM ảnh hưởng đến sự phân bố theo tầng đất khác nhau của giun đất và có mối
tương quan thuận với giun đất. Pts tỷ lệ thuận với sự biến động về số lượng loài, mật độ và sinh khối của giun đất.
Theo kết quả nghiên cứu của Buckerfield et al. (1996, dẫn theo Nguyễn Văn Khánh, 2012) tại Australia, giun đất được sử dụng như một chỉ số tiềm năng của tính bền vững dựa vào kết quả điều tra trên 95 mảnh đất gieo lúa mì, lúa mạch và đậu Hà Lan với diện tích khoảng 3500 km2. Nghiên cứu trên cũng khẳng định, sự phong phú về giun đất và cường độ canh tác trên đất tương quan nghịch với nhau (r = - 0,69). Đồng thời cho thấy, có sự tương quan thuận giữa việc bón phân nitơ với số lượng giun đất (r = 0,48) và sinh khối của giun đất (r = 0,43). Lượng chất hữu cơ tăng lên, tỷ lệ với việc việc bổ sung phân bón nitơ (r = 0,48), nhưng không tương quan với việc bổ sung phân lân. Kết quả phân tích tương quan trong nghiên cứu này tại khu vực Cẩm Lệ, Đa Mặn và Hồ Bứa cho thấy, chỉ số sinh khối giun đất có tương quan ở mức trung bình đến tương đối chặt với các chỉ tiêu %OM và Pts, điều này cho thấy có thể sử dụng chỉ số sinh khối giun đất để đánh giá về hàm lượng dinh dưỡng Pts và chất hữu cơ trong đất trồng rau (Nguyễn Văn Khánh, 2012).
Hoạt động của giun ngoài phụ thuộc vào tính chất đất còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Nhiệt độ trung bình từ 20- 25oC, độ ẩm 30- 60% thì giun hoạt động tốt. Nói chung giun có tác dụng tốt trong quá trình phân giải và mùn hóa chất hữu cơ. Giun đã làm cho đất có cấu tượng tốt, tích lũy được chất dinh dưỡng như N, P, K cho cây trồng (Nguyễn Xuân Thành, 1999).