2.3.3 Thực trạng sử dụng phân bón trên cây chè tại xã Võ Miếu 2.3.4 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây chè tại xã Võ Miếu
2.3.5 Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun đất tại đấttrồng chè xã Võ Miếu trồng chè xã Võ Miếu
2.3.6 Nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bónvà thuốc BVTV trong sản xuất chè tại xã Võ Miếu và thuốc BVTV trong sản xuất chè tại xã Võ Miếu
2.3.7 Đề xuất một số giải pháp sử dụng phù hợp phân bón và thuốc bảo vệthực vật trên chè tại địa bàn nghiên cứu. thực vật trên chè tại địa bàn nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu, thông tin sẵn có của các cơ quan Nhà nước, cơ quan nghiên cứu ở trung ương và địa phương, các tài liệu chuyên khảo của các nhà xuất bản, các báo cáo khoa học được công bố phát hành, các tạp chí khoa học, các báo cáo chính thống, các tài liệu trên mạng internet chính thống, tham vấn ý kiến của cán bộ xã (Ban Địa chính, ban Khuyến nông…), xin tham khảo các giấy tờ, văn bản cấp xã, thôn, tham vấn chủ Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng xã Võ Miếu để thu thập thông tin về tình hình sản xuất chè an toàn, các giấy phép và văn bản của Câu lạc bộ có liên quan… để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đề tài:
- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu
- Tình hình sản xuất chè ở Võ Miếu
- Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV ở địa bàn nghiên cứu - Các số liệu phân tích hiện trạng môi trường đất và số liệu phân tích chất lượng nông sản chè
- Các chương trình, dự án tuyên truyền về bảo vệ môi trường, quy định hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV cho người dân.
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.4.2.1 Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ, thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trên cây chè
a) Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu
- Thu thập thông tin từ các bảng hỏi mở
- Tham quan, khảo sát thực địa, ghi lại những hình ảnh liên quan đến nghiên cứu của đề tài, rồi đối chiếu với thông tin thu thập được từ người dân
Xã Võ Miếu mới có 87 hộ sản xuất theo MHVG (với tổng diện tích là 30 ha), còn lại chủ yếu vẫn sản xuất theo MHTT, số lượng hộ sản xuất theo MHTT lớn hơn rất nhiều so với số lượng hộ sản xuất theo MHVG.
Trên cơ sở công thức tính số mẫu cần lấy của Nguyễn Tri Khiêm (2003, dẫn theo Nguyễn Thanh Lâm, 2012):
N = 4*S2/L2 Trong đó:
S là tổng số cá thể trong quần thể hoặc tổng số hộ tại khu vực nghiên cứu N: dung lượng mẫu cần lấy
L: khoảng sai số cho phép của trung bình ước lượng mẫu và độ tin cậy để sai số vượt phép L là 95%
Nên ta tính được tổng số hộ cần điều tra phỏng vấn ở MHVG là N = 4* 872 / 0,052 = 12 (hộ)
Tương ứng trên MHTT, chúng tôi loại bỏ các hộ không có diện tích hoặc diện tích không đại diện cho sản xuất chè của xã. Tiến hành chọn ngẫu nhiên 12 hộ trong số các hộ còn lại của MHTT để tiến hành phỏng vấn chuyên sâu.
Vậy tổng số hộ tiến hành phỏng vấn ở cả hai mô hình là 24 hộ.
2.4.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun đât trong canh tác chè ở Võ Miếu
Mô tả khu vực lấy mẫu:
Khu vực sản xuất theo MHVG: Với 30 ha chè đã được cấp chứng chỉ
VietGap- đây là một khu vực sản xuất chè tập chung, địa hình tương đối bằng phẳng, đường giao thông là đường mòn và đồng thời chính là dải phân cách giữa các khu vực. Giữa khu sản xuất chè theo MHVG và các khu vực khác tuy không có hàng rào chắn bảo vệ nhưng vị trí canh tác của MHVG có bề mặt cao hơn các khu vực khác từ 1,5 đến 3 mét nên ít chịu ảnh hưởng từ các khu vực bên ngoài. Độ tuổi của chè là trong khoảng 15- 20 năm.
Khu vực sản xuất theo MHTT: Khu vực lựa chọn là khu sản xuất chè
theo MHTT tập trung, gần đường đi cầu phao ông Chí, địa hình khu vực sản xuất khá bằng phẳng, đường đi lại cũng chủ yếu là đường mòn, đồng thời đường đi cũng chính là ranh giới phân chia các khu vực. Do đây là khu vực sản xuất chè theo MHTT khác rộng (khoảng 15 ha) và tập trung nên địa phương đã có định hướng chuyển từ sản xuất chè truyền thống thành sản xuất
chè theo tiêu chuẩn xuất khẩu nhằm mục đích bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế được bền vững. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn khu vực này làm khu vực đối chứng với MHVG, vừa thấy được sự khác biệt giữa hai hình thức sản xuất vừa làm nghiên cứu tiền đề để góp phần phát triển mở rộng vùng chè sạch cho địa phương. Độ tuổi của chè là khoảng 10- 20 năm.
a) Phương pháp thu thập và phân tích mẫu đất
Tại mỗi mô hình nghiên cứu, tôi tiến hành lựa chọn các điểm nghiên cứu theo TCVN 4046 - 85: Đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành năm 1985. Vị trí lấy mẫu nghiên cứu được xác định theo quy tắc đường thẳng góc.
Số đợt lấy mẫu:
Đợt 1: Ngày lấy mẫu 24/03/2016, khi chè đang cho thu lứa chè xuân. Lấy mẫu ở các vị trí đã đánh dấu trên sơ đồ hình 2.1.1 (Phụ lục 3) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.1(Phụ lục 7) ở MHTT. Lấy mẫu đất ở giữa hai hàng chè để giảm ảnh hưởng đến các cây chè.
Đợt 2: Ngày lấy mẫu 04/04/2016, khi lứa chè xuân đã thu xong, đã bón phân thúc cho chè. Lấy mẫu ở các vị trí cách vị trí lấy mẫu lần một khoảng 3 hàng chè về phía Bắc theo sơ đồ hình 2.1.2 (Phụ lục 4) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.2 (Phụ lục 8) đối với MHTT. Tương tự ta cũng lấy mẫu đất ở giữa hai hàng chè để giảm ảnh hưởng đến các cây chè.
Đợt 3: Ngày lấy mẫu 12/04/2016, sau bón phân từ 8- 15 ngày. Lấy mẫu ở các vị trí cách vị trí lấy mẫu lần một khoảng 3 hàng chè về phía Nam theo sơ đồ hình 2.1.3 (Phụ lục 5) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.3 (Phụ lục 9) đối với MHTT. Tương tự ta cũng lấy mẫu đất ở giữa hai hàng chè để giảm
được 5 mẫu riêng biệt, trộn đều 5 mẫu đó lấy 1kg thu được mẫu hỗn hợp, đại diện cho mô hình (theo TCVN 4046 – 85).
- Số lượng mẫu mỗi đợt lấy: Mẫu riêng biệt: 5 mẫu/ mô hình Mẫu hỗn hợp: 2 mẫu/ cả khu vực - Đánh dấu mẫu:
+ MHVG: VietGap-Đất lấy đợt thứ mấy-Ngày lấy mẫu VG-Đ1-24032016
VG-Đ2-04042016 VG-Đ3-12042016
+ MHTT: Truyền thống- Đất lấy đợt thứ mấy -Ngày lấy mẫu TT-Đ1-24032016
TT-Đ2-04042016 TT-Đ3-12042016
- Bảo quản mẫu: Mẫu đất được gói bằng túi nilon theo thông tư quy định quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng đất của Bộ Tài Nguyên và Môi trường năm 2011.
- Mẫu thu về được phân tích các chỉ tiêu: pH, OM, Nts, Pts, Kts tại phòng thí nghiệm Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng rau quả trực thuộc Viện nghiên cứu rau quả.
- Theo Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng rau quả trực thuộc Viện nghiên cứu rau quả, các chỉ tiêu được phân tích theo Tiêu chuẩn như sau:
+ pH: TCVN 6492- 2011
+ OM: TCVN 6644:2000; TCVN 9294:2012 (PB) + Nts: TCVN 6498- 1999
+ Pts: TCVN 8940:2011; TCVN 8563- 2010 + Kts: TCVN 8660:2011; TCVN 8561- 2010 b) Phương pháp xác định số lượng giun
Cũng tiến hành lấy mẫu tương tự đối với lấy mẫu đất. Lấy mẫu 3 đợt, mỗi đợt 5 vị trí, vị trí lấy mẫu là ở giữa hai hàng chè.
Đợt 1: Ngày lấy mẫu 24/03/2016, khi chè đang cho thu lứa chè xuân. Lấy mẫu ở các vị trí đã đánh dấu trên sơ đồ hình 2.1.1 (Phụ lục 3) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.1(Phụ lục 7) ở MHTT.
Đợt 2: Ngày lấy mẫu 04/04/2016, khi lứa chè xuân đã thu xong, đã bón phân thúc cho chè. Lấy mẫu ở các vị trí cách vị trí lấy mẫu lần một khoảng 3 hàng chè về phía Bắc theo sơ đồ hình 2.1.2 (Phụ lục 4) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.2 (Phụ lục 8) đối với MHTT.
Đợt 3: Ngày lấy mẫu 12/04/2016, sau bón phân 8- 10 ngày. Lấy mẫu ở các vị trí cách vị trí lấy mẫu lần một khoảng 3 hàng chè về phía Nam theo sơ đồ hình 2.1.3 (Phụ lục 5) đối với MHVG, theo sơ đồ hình 2.2.3 (Phụ lục 9) đối với MHTT.
Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 6859-3: 2004 của Bộ Khoa học và Công Nghệ (2004): phương pháp tách bằng formalđehyt (Raw 1959) và kết hợp với phương pháp thu nhặt bằng tay (Lee 1985).
Mỗi điểm lấy mẫu theo khung ô vuông 0,25 m2 (50 x 50 cm).
Sử dụng dung dịch dịch formalđehyt (0,2 %) được đưa vào đồng đều với tỷ lệ từ 5 lit/0,25 m2 đến 10 lit/0,25 m2. Dung dịch formalđehyt được đưa vào ô thử thành 2 đến 3 phần theo khả năng ngấm. Thời gian để formalđehyt tác động tổng cộng là 30 phút. Tất cả giun nổi trên bề mặt đất trong vùng lấy mẫu được thu nhặt lại và cho vào chất lỏng bảo quản (formol 4%). Sau thời gian tác động 30 phút, kiểm tra kỹ bề mặt đất và lớp cỏ phủ bên trên để thu nhặt giun khó nhìn thấy (thường là những con còn bé và loài giun nhỏ
Aporrectodea rosea) (theo TCVN 6859- 3: 2004).
Giun thu được tiến hành rửa sạch bằng nước rồi cho vào lọ đựng formol 2%, sau khi hoàn tất công việc thu mẫu thì đưa giun qua formol 4% để lưu giữ lâu dài.
+ MHTT: Truyền thống-Giun lấy đợt thứ mấy-Ngày lấy mẫu TT-G1-24032016
TT-G2-04042016 TT-G3-12042016
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được tập hợp, tính toán và xử lý bằng phần mềm Excel. Các phương pháp phân tích chử yếu là thống kê mô tả, thống kê hồi quy, phân tổ thống kê.
Tiến hành so sánh giữa hai mô hình, xây dựng biểu đồ bằng Excel để thấy được ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun.
Dựa trên số liệu đã xử lý đưa ra nhận xét và đề xuất giải pháp.
Để đánh giá tính tuân thủ khuyến nghị của công tác bón phân cho chè, cần quy đổi hàm lượng dinh dưỡng trong phân vô cơ bón trong đất bằng bảng 2.1.
Bảng 2.1: Quy đổi hàm lượng dinh dưỡng trong phân
Loại phân N P2O5 K2O
Phân Lân nung chảy Văn Điển 16%
Phân Urê Hà Bắc 46%
Phân NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao 5% 10% 3%
Phân NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao 12% 5% 10%
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn,tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
3.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Võ Miếu
3.1.1.1 Vị trí địa lý xã Võ Miếu
Hình 3.1: Vị trí xã Võ Miếu- huyện Thanh Sơn- tỉnh Phú Thọ
Võ Miếu là một xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ với tọa độ
21°8′41″B 105°8′56″Đ, phía bắc giáp xã Địch Quả, phía đông giáp xã Thục Luyện, phía Tây Nam giáp xã Văn Miếu. Xã gần với quốc lộ 32 và quốc lộ 70B, tuy nhiên việc đi lại còn gặp khá nhiều khó khăn do trên địa bàn có nhiều suối nhỏ chảy qua và địa hình đồi núi với độ dốc cao (UBND xã Võ
Khí hậu: Do địa hình chi phối khí hậu của huyện có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa động lạnh, nhiệt độ trung bình là 20- 210C, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850- 1950mm/năm, độ ẩm không khí trung bình là 86,8% (Trang thông tin điện tử huyện Thanh Sơn).
3.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên là 4849,5 ha, chủ yếu là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét (chiếm trên 80% tổng diện tích đất) có độ phì nhiêu tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp.
Tài nguyên nước: Lượng nước khá rồi rào, được cung cấp từ các dòng suối nhỏ
Tài nguyên rừng: Toàn xã có 217 ha rừng, trong đó rừng cây sơn chiếm 75 ha (UBND xã Võ Miếu, 2015).
3.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội của xã Võ Miếu
3.1.2.1 Kınh tế:
Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế- Xã hội- An ninh- Quốc phòng năm 2015- Phương hướng nhiệm vụ phát triển Kinh tế- Xã hội- An ninh- Quốc phòng năm 2016 của UBND xã Võ Miếu:
Tổng giá trị sản xuất trong năm 2015 ước đạt: 227,731 triệu đồng, đạt 122,7% so với cùng kỳ, bằng 101,2% so với kế hoạch đề ra.
Bình quân thu nhập đầu người là 18.114.160 đồng/người/năm. Đạt 119,8% so với năm 2014.
Tổng sản lượng lương thực (có hạt): 5.971,7 tấn, đạt 102,1% so với cùng kỳ.
Trồng trọt:
Bảng 3.1: Diện tích cây trồng hàng năm của xã Võ Miếu năm 2015
Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)
Cây lúa 920 56
Cây ngô 130,2 48
Cây sắn 60,2 88
Các loại cây khác 93
Nguồn: UBND xã Võ Miếu (2015)
Từ bảng số liệu 3.1 cho thấy cây lương thực chủ yếu của xã là cây ngô và cây lúa. Lúa với 920 ha cho năng suất bình quân đạt 56 tạ/ha đã đáp ứng được nhu cầu lương thực của địa phương. Do địa hình đồi núi, lúa chủ yếu được cấy ở các thung lũng dưới chân đồi, ruộng thì nằm phân tán rải rác nên gây ra nhiều khó khăn trong khâu sản xuất. Ngô và sắn chủ yếu phục vụ cho việc chăn nuôi tại chỗ và bán cho các vùng lân cận. Cây trồng khác có tổng diện tích trồng đạt 93ha, trong đó đỗ đậu chiếm diện tích 5,3ha; khoai lang chiếm 22ha, cây lạc là 22,7ha còn lại là diện tích trồng rau xanh.
Bảng 3.2: Diện tích cây trồng lâu năm của xã Võ Miếu năm 2015
Loại cây trồng Diện tích (ha) Tổng sản lượng
Cây chè 322,3 3333,3 (tấn)
Cây sơn 75 27,3 (tấn)
Cây lâm nghiệp 142 11300,0 (m3)
Nguồn: UBND xã Võ Miếu (2015)
Võ Miếu là xã đông dân cư thứ hai của huyện Thanh Sơn, từ trước đến nay, nguồn thu của người dân trong xã vẫn chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, giá trị thu được từ sản xuất nông nghiệp là 48.352 triệu đồng. Xác định việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng sẽ tạo bước đột phá về phát
chuyển đổi diện tích những cây trồng cho năng suất thấp sang trồng các giống chè cho năng suất cao. Trước năm 2001, diện tích chè ở Võ Miếu mới có hơn 100 ha, chủ yếu là chè giống cũ, năng suất thấp nhưng từ khi cây chè được xác định là cây xóa đói giảm nghèo và mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều hộ dân thì diện tích chè trong xã đã tăng lên nhanh chóng (Trang chủ nông thôn mới ở Phú Thọ, 2015).
Từ bảng số liệu 3.2 ta thấy hiện nay với 322,3 ha chè, trong đó có 271 ha đã cho thu hoạch, xã Võ Miếu trở thành một trong những xã có diện tích chè lớn của huyện Thanh Sơn. Ngoài diện tích gò đồi sử dụng trong tác chè, người dân còn trồng thêm 75 ha cây sơn và 142 ha cây rừng. Rừng trồng chủ yếu là cây họ nhà keo để lấy gỗ và củi, đồng thời giúp tránh xạt lở, xói mòn ở các sườn đồi có độ dốc cao.
Định hướng trong năm 2016 của xã là sản xuất chú trọng vào hai cây trồng mũi nhọn: cây lúa và cây chè. Dựa vào các tiến bộ kỹ thuật và tăng diện tích trồng nhằm tăng sản lượng lúa từ 5147,4 tấn lên 5225,0 tấn; năng suất chè từ 12,3 tấn/ha/năm lên 15,0 tấn/ha/năm (UBND xã Võ Miếu, 2015).
Chăn nuôi: Chính quyền địa phương khuyến khích người dân mở rộng
hoạt động chăn nuôi bằng phương thức hỗ trợ vốn, con giống và tập huấn kỹ