Tổng quan về cây chè

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun đất trong sản xuất chè tại xã võ miếu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 56)

Theo Wikipedia, cây Chè có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà. Ngoài ra các danh pháp khoa học còn có: Thea bohea và Thea viridis.

Hình 1.1: Cây chè Thanh Sơn- Phú Thọ

Camellia sinensis xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét (6 ft) khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài. Hoa trà màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5-4 cm, với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.

Lá của trà dài từ 4-15 cm và rộng khoảng 2-5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non có sắc xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất trà. Ở thời đoạn đó, mặt dưới lá có lông tơ ngắn màu trắng. Thông thường, chỉ có lá

a) Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea): Đặc điểm:

- Cây bụi thấp phân cành nhiều.

- Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5 cm. Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều. Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường.

- Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12oC đến -15oC.

Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác.

b) Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla):

Đặc điểm:

- Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên.

- Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn. Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ.

- Năng suất cao. Phẩm chất tốt.

Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).

c) Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan):

- Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m. Có khoảng 10 đôi gân lá.

- Lá to và dài 15 - 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày. - Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết.

- Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất.

Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt Nam.

d) Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica):

- Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa.

- Lá dài tới 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài.

- Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá. Rất ít hoa quả. - Không chịu được rét hạn. Năng suất, phẩm chất tốt.

Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác.

Bốn thứ (varietas) chè trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng phổ biến nhất là hai thứ C. sinensis var. macrophyllaC. sinensis var. Shan.

- Camellia sinensis var. macrophylla được trồng nhiều nhất ở các tỉnh

trung du với các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như: Trung du lá xanh, Trung du lá vàng, v.v... Tỷ lệ trồng các giống chè trung du ở miền bắc đạt tới 70%. Năng suất búp trong sản xuất đại trà khi chè 5 - 19 tuổi thường đạt 4 - 5 tấn/ha.

Các giống chè Trung du chịu được đất xấu, nhưng nhiều sâu hại: rầy xanh, bọ cánh tơ..., ở vùng cao thường bị bệnh phồng lá. Chè Trung du thường để chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt.

- Camellisa sinensis var. Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền

bắc và ở miền nam Tây Nguyên (Lâm Đồng) (Giáo trình cây Chè).

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun đất trong sản xuất chè tại xã võ miếu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w