Tổng quan về thuốc BVTV

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun đất trong sản xuất chè tại xã võ miếu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 54)

1.1.2.1 Thuốc BVTV là gì?

Theo định nghĩa của Chi cục BVTV Phú Thọ, thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…).

Theo qui định tại điều 1, chương 1, Điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc…). Những

môi trường (AAPCO). Trong thuốc trừ sâu, dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng, người ta còn chia ra: thuốc trừ trứng (Ovicide), thuốc trừ sâu non (Larvicide).

Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có

nguồn gốc hoá học (vô cơ và hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất...

Thuốc trừ chuột (Rodenticde hay Raticide): là những hợp chất vô cơ,

hữu cơ; hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và kho tàng và các loài gậm nhấm.

Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide): những chất được dùng chủ yếu

để trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Đại đa số thuốc trong nhóm là những thuốc đặc hiệu có tác dụng diệt nhện, có khả năng chọn lọc cao, ít gây hại cho côn trùng có ích và thiên địch. Một số thuốc trừ nhện nhưng cũng có tác dụng diệt sâu. Một số thuốc trừ sâu, trừ nấm cũng có tác dụng trừ nhện.

Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): các chất xông hơi và nội hấp được

dùng để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây.

Thuốc trừ cỏ (Herbicide): các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản

trở sự sinh trưởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên ñồng ruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt... và gồm cả các thuốc trừ rong rêu trên ruộng, kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi dùng các thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng.

b) Dựa vào con đường xâm nhập (hay cách tác động của thuốc) đến dịch hại: tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp.

c) Dựa vào nguồn gốc hoá học:

Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ

Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh thiên địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh...) có khả năng tiêu diệt dịch hại.

Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung dịch

boocđô, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi....) có khả năng tiêu diệt dịch hại.

Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả

năng tiêu diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat...). Ngoài cách phân loại chủ yếu trên, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng, người ta còn phân loại thuốc BVTV theo nhiều cách khác nữa. Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối, vì một loại thuốc có thể trừ được nhiều loại dịch hại khác nhau, có khả năng xâm nhập vào cơ thể dịch hại theo nhiều con đường khác nhau, có cùng lúc nhiều cơ chế tác động khác nhau; trong thành phần của thuốc có các nhóm hay nguyên tố gây độc khác nhau... nên các thuốc có thể cùng lúc xếp vào nhiều nhóm khác nhau.

1.1.2.3 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

Nguyễn Trần Oánh (2007) đã khái quát tình hình sản xuất và sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới:

- Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960: Các thuốc trừ dịch hại hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp: Ceresan - thuốc trừ nấm thuỷ ngân hữu cơ đầu tiên (1913); các thuốc trừ nấm lưu huỳnh (1940)...Thuốc trừ cỏ còn xuất hiện muộn hơn (những năm 40 của thế kỷ thế kỷ 20). Việc phát hiện khả năng diệt côn trùng của DDT (năm 1939) đã mở ra cuộc cách mạng của biện pháp hoá học BVTV. Hàng loạt các thuốc trừ sâu ra đời sau đó, mọi vấn đề BVTV đều giải quyết bằng thuốc hoá học. Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện. Khái niệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh ra đời.

- Những năm 1960 - 1980: Việc lạm dụng thuốc BVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi trường, tư tưởng sợ hãi, không dám dùng thuốc BVTV xuất hiện. Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, thân thiện với môi trường như thuốc trừ cỏ mới, các thuốc trừ sâu nhóm perethroid tổng hợp (1970), các thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học vẫn liên tục ra đời.

- Từ những năm 1980 đến nay: Vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dịch hại, nhưng an toàn với môi trường ra đời. Quan điểm phòng trừ tổng hợp được phổ biến rộng rãi.

Tại Việt Nam: Tình hình sử dụng thuốc BVTV: Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc sử dụng là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn trong giai đoạn 1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010. Trong năm 2010 lượng thuốc Việt Nam sử dụng bằng 40% mức sử dụng TB của 4 nước lớn dùng nhiều

thuốc BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Brazin) (Trương Quốc Tùng, 2013).

1.1.2.4 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người

Theo Phạm Bích Ngân (2006), thuốc BVTV có những tác động sau: - Ảnh hưởng đến quần thể sinh vật- môi trường:

Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu khác nhau, có loại sâu ẩn nấp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Nhiều người chỉ thích sử dụng thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của thuốc ra sao. Nhiều người có thói quen phun quá liều để cho “ăn chắc”, làm tăng lượng thuốc dư thừa tích đọng trong môi trường.

Các loại thuốc trừ sâu có tính năng thường rộng, nghĩa là có thể tiêu diệt nhiều loài sinh vật. Chính vì thế mà nhiều loài có ích cũng bị tiêu diệt như các loài chim, loài ếch, côn trùng có lợi… Các loại thiên địch cũng bị tiêu diệt tạo điều kiện cho sâu hại có nguy cơ bùng phát thành đại dịch.

Dư lượng thuốc BVTV sẽ tích lũy lại trong đất, nước mặt và ngấm sâu vào nước ngầm. Nó sẽ kìm hãm, hủy diệt các hệ sinh thái (HST), làm mất đi trạng thái cân bằng tự nhiên của môi trường. Một số loại thuốc BVTV làm giảm số lượng cá thể của các loài động vật sống trong đất ngay cả ở liều sử dụng. Một số khác không những gây hại mà còn làm tăng các loài động vật sống trong đất. Tác hại nặng nhẹ của các thuốc BVTV đến các loài động vật sống trong đất phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc, liều lượng và nồng độ, phương pháp sử dụng thuốc và điều kiện ngoại cảnh. Nhìn chung các thuốc trừ nấm ít gây hại đến những động vật không xương sống có ích sống trong đất. Có một số trường hợp đặc biệt: nồng độ đồng trong đất 2000ppm đã giết chết 100% giun đất ở vườn cây ăn quả. Các thuốc trừ nấm xông hơi khi dùng

trên lá và quả. Do trình độ hạn chế, một số người dân không tuân thủ quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu nên nhiều khi đã gây những tai nạn đáng tiếc.

Bảng 1.2: Các triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc

Triệu chứng Tần suất Tỷ lệ (%) Mệt mỏi, khó chịu 122 78,7 Đau mũi, họng 45 29,0 Đau đầu 103 66,4 Giảm xúc giác 20 12,9 Ra nhiều mồ hôi 78 50,3 Đỏ mắt 32 20,6 Chóng mặt 132 85,2 Khó thở 37 23,9 Da ngứa, mẩn đỏ 64 41,3 Đờm nhiều 19 12,3

Rối loạn giấc ngủ 57 36,8

Run chân, tay 21 13,5

Chảy nhiều nước bọt 32 20,6

Tiêu chảy 24 15,5 Tê bàn tay 37 23,8 Khô miệng 47 30,3 Mắt bị mờ 19 12,3 Da tái xanh 71 45,8 Buồn nôn 68 43,8 Nguồn: Phạm Bích Ngân, 2006

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun đất trong sản xuất chè tại xã võ miếu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w