- Hao hụt và tổn thất nguyênliệu qua từng công đoạn:
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MÁY 8.1 An toàn lao động
8.1. An toàn lao động
An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sức khoẻ và tính mạng của công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết bị. Vì vậy cần phải được quan tâm đúng mức, phổ biến rộng rãi để công nhân hiểu được tầm quan trọng của nó. Nhà máy phải đề ra nội quy, biện pháp chặt chẽ để đề phòng tai nạn lao động và đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.
8.1.1. Những nguyên nhân gây ra tai nạn
- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ. - Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn. - Ý thức tổ chức kỷ luật lao động của công nhân chưa cao.
- Vận hành máy móc, thiết bị không đúng theo quy trình kỹ thuật.
- Trình độ công nhân còn yếu và các máy móc thiết bị được trang bị chưa tốt.
8.1.2. Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động
- Tại các bộ phận phải có biển báo an toàn và quy trình sử dụng từng thiết bị. - Bố trí, lắp đặt các thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất.
- Các đường ống hơi nhiệt phải có lớp bảo ôn, áp kế.
- Kho xăng dầu phải đặt xa nguồn nhiệt, phải có các bình CO2 chống cháy, không được hút thuốc.
- Người công nhân vận hành phải thực hiện đúng chức năng của mình, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu máy móc hư hỏng do quy trình vận hành của mình.
- Kỷ luật của nhà máy phải thực hiện nghiêm để xử lí các trường hợp vi phạm.
8.1.3.1. Chiếu sáng và đảm bảo ánh sáng khi làm việc
Các phòng, phân xưởng sản xuất phải có đủ ánh sáng và thích hợp với từng công việc. Ban ngày tận dụng ánh sáng tự nhiên qua các cửa sổ, cửa mái để tiết kiệm năng lượng điện. Ban đêm sử dụng đèn chiếu sáng phải đảm bảo đủ độ sáng.
8.1.3.2. Thông gió
Tận dụng tối đa sự lưu thông không khí trong nhà máy, bằng cách xây dựng các cửa sổ, cửa trời trên mái. Bảo đảm sự chênh lệch nhiệt độ trong phân xưởng và môi trường không quá 3 50C. Tại các bộ phận sinh nhiệt như: nấu sơ bộ, nấu chín, làm nguội, có bố trí quạt gió để tăng cường sự phân tán nhiệt. Tạo điều kiện thoải mái cho công nhân làm việc.
8.1.3.3. An toàn về điện
Hệ thống điều khiển phải được tập trung vào bảng điện, có hệ thống chuông điện báo và đèn màu báo động. Các đường dây dẫn điện được cách điện an toàn và bố trí dọc tường hay đi ngầm dưới mặt đất. Các thiết bị điện phải được che chắn bảo hiểm. Phải có phương tiện bảo vệ cá nhân và biện pháp cấp cứu người bị nạn. Phòng chống sự phát sinh tĩnh điện trong vận hành. Phải có rơ le để đề phòng khi quá tải.
8.1.3.4. An toàn sử dụng thiết bị
- Thiết bị, máy móc phải sử dụng đúng chức năng đúng công suất.
- Mỗi loại thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng, sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lí.
- Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc, có chế độ vệ sinh, sát trùng vô dầu mỡ thiết bị.
8.1.3.5. Phòng chống cháy nổ
a. Nguyên nhân xảy ra cháy nổ là do:
Chập mạch điện, nhiên liệu dễ bắt lửa, các thiết bị đóng cặn, bị ăn mòn lâu ngày bị nổ, các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất.
b. Ðể hạn chế cháy nổ cần có biện pháp sau:
− Bố trí sản xuất có khoảng cách thích hợp để tránh lây lan.
− Các bộ phận gây cháy nổ như: kho chứa thành phẩm, lò hơi phải được đặt cuối hướng gió.
− Những thiết bị dùng điện phải có vỏ an toàn.
− Có bể chứa nước chữa cháy, thiết bị chữa cháy phải được trang bị đầy đủ.
8.1.3.6. An toàn hóa chất
Các hoá chất phải đặt đúng quy định. Khi sử dụng phải tuân theo quy định đề ra tránh gây độc hại, ăn mòn và hư hỏng thiết bị.
8.1.3.7. Giao thông trong nhà máy
Nhà máy cần thiết kế các lối đi lại có chiều rộng hợp lý, các cầu thang rộng và chịu lực, dễ dàng đi lại. Ngoài ra bố trí các cửa ra vào hợp lý để khi có sự cố dễ dàng thoát hiểm.
8.1.3.8. Chống sét
Để đảm bảo an toàn cho công nhân trong nhà máy cần phải có cột thu lôi cho các vị trí cao như là: nóc phân xưởng sản xuất chính, đỉnh của tháp thô và tháp tinh.
8.2. Vệ sinh nhà máy
Vấn đề vệ sinh xí nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhà máy sản xuất cồn. Nếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà máy không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
8.2.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân
- Công nhân phải mặc áo quần sạch sẽ, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng và mang găng tay và phải có bịt tai.
- Không được ăn uống trong khu sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ định kì cho công nhân.
8.2.2. Vệ sinh máy móc thiết bị
Máy móc, thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt các thùng lên men phải được vệ sinh, sát trùng kỹ để chuẩn bị lên men lượng dịch tiếp theo, nhằm hạn chế tối đa sự nhiễm tạp khuẩn làm giảm hiệu suất lên men.
Trong phân xưởng sản xuất, sau mỗi ca cần phải vệ sinh khu làm việc.
8.2.4. Xử lý phế liệu trong quá trình sản xuất
Phế liệu trong quá trình sản xuất như bã hèm là phế liệu dễ gây nhiễm bẩn. Sau mỗi mẻ sản xuất cần chứa đúng quy định và xử lí để sản xuất phân bón vi sinh, hoặc thức ăn gia súc.
8.2.5. Xử lý nước thải
Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên vi sinh vật dễ phát triển gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Vì vậy vấn đề xử lí nước thải rất quan trọng đối với nhà máy. Nhà máy sử dụng phương pháp sinh học để xử lí nước thải.
Nguyên tắc làm việc hệ thống như sau:
Nước thải chảy xuống bể lắng và đi ra ngoài. Do sự tiếp xúc của nước thải và vi sinh vật trên bề mặt vật liệu xốp nên quá trình xử lý được tiến hành khá nhanh. Vật liệu xốp ở đây có thể là gốm, sứ, đá dăm với độ xốp cao. Ưu điểm của bể lắng sinh học là quá trình làm sạch nhanh, liên tục thiết bị đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và dễ ứng dụng.
8.2.6. Xử lý nước dùng trong sảu xuất
Các nguồn nước đều không đạt tiêu chuẩn về chất lượng để sản xuất rượu. Do đó cần phải xử lý nước trước khi đưa vào sản xuất. Nhà máy sử dụng phương pháp kết tủa các ion Ca2+, Mg2+.
Chương 9