- Hao hụt và tổn thất nguyênliệu qua từng công đoạn:
TÍNH NHIỆT – HƠI – NƯỚC
7.2.1. Khu sản xuất chính
Khu sản xuất chính bao gồm 3 khu: Khu xử lý nguyên liệu, nấu đường hoá nhân giống, khu lên men, khu chưng cất – tinh chế và hấp phụ.
7.2.1.1. Khu nấu – đường hóa và nhân giống
Khu này được xây dựng 2 tầng để tận dụng được sự chiếu sáng, thông gió và tận dụng sự tự chảy của bán thành phẩm giảm chi phí năng lượng cho quá trình vận chuyển:
Tầng 1: Bước cột 6m, nhịp nhà 12m, kích thước: 54 × 12 × 7,2 (m) Tầng 2: Bước cột 6m, nhịp nhà 18m, kích thước: 54 × 12 × 7,2 (m) Diện tích của khu nấu – đường hóa: 648 (m2).
7.2.1.2. Khu lên men
Khu lên men và nấu đặt gần nhau để tiết kiệm chi phí lắp đặt đường ống và giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển.
Ở khu lên men các thùng lên men được đặt ở ngoài trời.
Đối với các thùng lên men và thùng giấm chín đặt ngoài trời: Chiều dài: 42 m, chiều rộng: 17 m, chiều cao 15 m.
Diện tích khu lên men ở ngoài trời: 714 (m2). 7.2.1.3. Khu chưng cất – tinh chế và hấp phụ giải hấp
Khu chưng cất - tinh chế và hấp phụ được xây dựng gần khu lên men để tiết kiệm đường ống cũng giống như sự hao hụt giấm chín. Đây là khu chứa thiết bị có chiều cao, tải trọng lớn nên đặt tháp chưng cất – tinh chế và hấp phụ ở ngoài trời, còn một số thiết bị được đặt trong phân xưởng.
Phần đặt ngoài trời có chiều dài 17 (m), chiều rộng 8 (m), chiều cao 20 (m). Diện tích khu đất chưng cất – tinh chế ở ngoài trời: 136 (m2).
Như vậy khu sản xuất ngoài trời có chiều dài 54 m, chiều rộng 19 m.