Về thực hiện một số quy chế chuyên môn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương năm 2014 (Trang 63 - 64)

C. Thông tin cần thu thập:

4.1.5.Về thực hiện một số quy chế chuyên môn

Các quy chế về chuyên môn chưa được thực hiện nghiêm ngặt như quy định việc sược sỹ đại học phải có mặt khi nhà thuốc mở cửa hoạt động, hồ sơ sổ sách, quy chế bán thuốc theo đơn.

Theo quy định, dược sỹ chủ nhà thuốc phải có mặt thường xuyên khi cơ sở mở cửa hoạt động vì chỉ có dược sỹ đại học mới được quyền thay thế thuốc trong đơn. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát số nhà thuốc mà có mặt dược sỹ đại học trong thời gian mở cửa hoạt động là 46/169 chiếm tỷ lệ 27,2%; 18,9% số nhà thuốc dược sỹ đại học trực tiếp tham gia bán thuốc theo đơn và có tham gia kiểm soát chất lượng thuốc, 79,2% số nhà thuốc mà dược sỹ thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và có 67,4% số nhà thuốc nhân viên được hướng dẫn và đào tạo về quy chế và kiến thức chuyên môn bởi dược sỹ chủ nhà thuốc.

Hầu hết các quy chế chuyên môn chưa được tuân thủ nghiêm ngặt như quy định dược sỹ phải có mặt khi nhà thuốc mở cửa hoạt động, niêm yết giá thuốc, quy chế về bán thuốc theo đơn.

Qua kiểm tra không phát hiện các nhà thuốc vi phạm chất lượng của thuốc về mặt cảm quan, số đăng ký và hạn sử dụng của thuốc. Tuy nhiên việc ghi nhãn thuốc hướng dẫn cho bệnh tại thời điểm thẩm định cấp giấy chứng nhận thì cơ bản đạt yêu cầu. Nhưng trong thực tế khi thanh tra thì không đạt yêu cầu tối thiểu cần có của một

nhãn thuốc. Các nhà thuốc sử dụng một mãnh giấy nhỏ dán trên vĩ thuốc thì chỉ hướng dẫn về liều dùng, số lần dùng trong ngày. Đối với các thuốc không có bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc thì sử dụng túi giấy để gói và sau đó gấp mép túi lại hoặc sử dụng túi nilon trắng đựng và dùng dây thun cột kín miệng bao. Những cách làm này không đảm bảo chất lượng thuốc. Dẫn đến việc ghi nhãn thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc chưa thực hiệt tốt ở các nhà thuốc đạt GPP. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn trong sử dụng thuốc. Không có nhà thuốc nào đáp ứng đầy đủ nội dung vừa ghi nhãn thuốc đầy đủ vừa có bao gói thích hợp với các loại thuốc mình bán ra.

Tương tự, nơi rửa tay cho người bán lẻ thuốc và ngưới mua thuốc; khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân cũng được bố trí đầy đủ theo quy định nhưng thực tế ít sử dụng.

Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế phải có khu vực riêng và không bày bán chung với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc. Tuy nhiên, phần lớn các nhà thuốc chưa chấp hành tốt việc sắp xếp riêng biệt gữa mỹ phẩm, thực phẫm chức năng và dụng cụ y tế.

Các quy định về việc mặc áo blue, đeo bảng tên, quy định về hồ sơ sổ sách, tài liệu chuyên môn được thực hiện khá tốt tại các nhà thuốc đạt GPP.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương năm 2014 (Trang 63 - 64)