Tăng cường kiểm tra, kiểm soát:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh kiên giang (Trang 81 - 83)

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ CBCC nhằm xây dựng đội ngũ CBCC có lập trường tư tưởng vững

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát:

-Tăng cường chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới:

Tình hình buôn lậu thông qua hoạt động XNK hàng hoá trong giai đoạn hiện nay đang diễn biến cực kỳ phức tạp cả về mặt không gian, thời gian và chủng loại hàng hoá với nhiều phương thức và thủ đoạn cực kỳ tinh vi, gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội và đạo đức, làm tổn hại, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phá hoại nền sản xuất trong nước, gây rối loạn thị trường xã hội, tâm lý sùng bái hàng ngoại, làm thoái hoá biến chất một số lượng không nhỏ các cán bộ, đảng viên làm việc trong các

67

cơ quan quản lý Nhà nước; tạo nên những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước nói chung, làm giảm sút hiệu quả công tác quản lý thuế XNK nói chung và thuế NKnói riêng. Để tăng cường công tác chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khi Việt Nam tham gia hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA cần thiết.

+ Xây dựng một chiến lược đầu tư phát triển kinh tế, chăm lo đời sống việc làm của nhân dân tại các vùng cửa khẩu biên giới và ven biển.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân để họ thấy được hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội do buôn lậu và gian lận thương mại gây ra.

+ Tăng cường hiệu lực của cơ quan bảo vệ pháp luật,làm trong sạch nội bộ để tăng cường hiệu lực của cơ quan thực thi pháp luật trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại có ý nghĩa rất quan trọng.

+ Cụ thể hoá trách nhiệm của các cơ quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Hoàn chỉnh hệ thống chính sách pháp luật, bởi vì một trong những nguyên nhân của tình trạng buôn lậu gian lận thương mại như hiện nay là do những khiếm khuyết sơ hở và bất cập trong hệ thống chính sách pháp luật. Trước mắt cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế như Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Hải quan và hệ thống luật Hình sự, liên quan đến việc điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành chính sách thuế nhập khẩu:

Trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế nhập khẩu tại hải quan các địa phương và đã thu được những kết quả bước đầu, nhiều vụ vi phạm chính sách thuế đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, đề nghị truy thu cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng tiền thuế gian lận. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh của tình hình mới do tác động ảnh hưởng của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế mà đặc biệt là thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp

68

thuế, việc xác định số thuế phải nộp chủ yếu dựa vào sự khai báo của DN. Trong khi đó ý thức chấp hành pháp luật của các DN nhập khẩu chưa cao, tình trạng gian lận thuế nhập khẩu còn diễn ra phổ biến ở khắp nơi với nhiều loại hình nhập khẩu. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác điều tra, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách thuếnhập khẩu, trong thời gian tới công tác thanh tra, kiểm tra cần được cải cách theo hướng sau:

- Phân loại đối tượng cần phải thanh tra, kiểm tra trên cơ sở tổng hợp, phân tích đánh giá hệ thống thông tin thu thập được về các DN, mặt hàng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, cần tập trung điều tra, thanh tra kiểm tra thường xuyên đối với các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế như: Các DN thường xuyên vi phạm chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để gian lận thuế; Các mặt hàng thường xuyên xảy ra gian lận thương mại; Các loại hình dễ xảy ra gian lận nhưng thực tế chúng ta chưa quản lý được như: loại hình nhập đầu tư miễn thuế, loại hình nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, theo báo cáo của Hải quan các địa phương số nợ thuế của các doanh nghiệp nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu không đến thanh khoản vì chưa xuất hết hàng hóa hoặc đã tiêu thụ nội địa nhưng không khai báo Hải quan là rất lớn lên tới hàng tỷ đồng.

- Xây dựng chương trình hỗ trợ của máy tính phục vụ cho công tác điều tra, thanh tra kiểm tra.

- Các chế tài về xử lý vi phạm, cưỡng chế thuế phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp luật.

- Tăng cường chức năng cho cơ quan Hải quan được quyền điều tra, khởi tố những vụ vi phạm về thuế lớn và đưa vụ án ra toà để xét xử vì thực tế hiện nay những vụ vi phạm về thuế lớn, cơ quan Hải quan đều chuyển hồ sơ cho các cơ quan có chức năng điều tra, khởi tố và chỉ quy định Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan được phép điều tra ban đầu và khởi tố nên làm giảm quyền hạn của cơ quan Hải quanđịa phương.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh kiên giang (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)