nói riêng đã được xác định rõ trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Trong việc hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính, Nghị quyết nêu rõ:
“Đơn giản hóa và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục
hành chính liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân và doanh nghiệp”.
Để đẩy mạnh công cuộc hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế, nhiệm vụ đặt ra là
“Tạo lập môi trường cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác”.
- Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo môi trường pháp lý, thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi cho đối tượng thi hành luật và góp phần thực hiện tốt công tác quản lý thuế của ngành Hải quan theo Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020;
- Tại Điểm c khoản 1 mục III Điều 1 Quyết định số 732/QĐ-TTg, ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủquy định: “Sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu khoáng sản tài nguyên chưa qua chế biến, giảm hàng hóa gia công giá trị gia tăng thấp; sửa đổi, bổ sung thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ hợp lý, có thời hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế đối với một số hàng hóa sản xuất trong nước; thu gọn số lượng mức thuế suất, từng bước đơn giản biểu thuế, mã số hàng hóa; sửa đổi quy định về phương pháp tính thuế (bao gồm cả phương pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp thuế
59
suất theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối); thực hiện lộ trình điều chỉnh các mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia”.
Tại điểm a Khoản 2 Mục II của Quyết định số 732/QĐ-TTg, Chiến lược cũng cụ thể hoá mục tiêu cải cách quản lý thuế giai đoạn 2011-2020: “Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020”. Trong lĩnh vực tài chính công, Nghị quyết số 48- NQ/TW chỉ rõ: “Tiếp tục cải cách pháp luật về thuế theo hướng ấn định, đơn giản hơn, mức thuế phù hợp, có tính đến các định chế kinh tế quốc tế và khu vực cũng như các điều ước quốc tế khác có liên quan”.
Những quan điểm quan trọng trên của Đảng và
Nhà nước là căn cứ cơ bản định hướng cho việc nâng cao công tác
quản lý thuế, công tác quản lý thuế của ngành Hải quan nói chung và nâng cao công tác quản lý thuế NK tại Cục Hải quan tỉnh Kiên và nâng cao công tác quản lý thuế NK tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế. 3.1.2. Dự báo về hoạt động nhập khẩu và
phương hướng nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang giai đoạn
2015-2020
Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật là hai yêu cầu mang tính đối lập mà Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang cần quán triệt trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình trong thời gian tới.
Khi dự án thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACCS/VCIS) thành công, cùng với xu hướng mở cửa hội nhập sẽ tạo ra một áp lực lớn cho Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang khi phải đối phó với những mặt trái của quá trình phát triển, những thách thức phát sinh làm ảnh hưởng tiêu cực cho công tác quản lý thuế đó là dàn xếp
60
tránh thuế, chuyển giá, gian lận, áp sai mã số thuế, khai sai trị giá tính thuế, làm giả Chứng nhận xuất xứ (C/O) để trốn thuế. Do đó, Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang không ngừng hoàn thiện để nâng cao trong công tác quản lý thuế.
Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang xác định phương hướng, nhiệm vụ của mình trong những năm tới đây là: tiếp tục cải cách hành chính, triển khai thực hiện đúng kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020; Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động NK; Tổ chức tốt công tác quản lý, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu thuế các năm; Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế của đội ngũ CBCC,đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, khả thi, hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang: Hải quan tỉnh Kiên Giang:
3.2.1. Xây dựng đội ngũ CBCC Hải quan đáp ứng yêu cầu:
Để đảm bảo nâng cao hơn nữa công tác quản lý thuế nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách thuế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đáp ứng các yêu cầu của xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung, hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA nói riêng thì công tác xây dựng đội ngũ cán bộ thuế hải quan phải nhằm đạt được mục tiêu: Phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thuế, giỏi về kế toán, thành thạo kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý, có trình độ tin học và ngoại ngữ, với phẩm chất đạo đức tốt và có tinh thần phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân cao; đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải có trình độ, năng lực chỉ đạo điều hành có phẩm chất đạo đức tốtvà có khả năng đoàn kết.
- Về công tác quản lý cán bộ:Cần phải quy định rõ trách nhiệm của từng công chứctrên từng vị trí công việc được giao, đánh giá công chức chủ yếu căn cứ vào kết quả công tác, vào số lượng và chất lượng công việc được phân công, coi trọng phẩm chất chính trị, đạo đức, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
61
- Về công tác đào tạo: Cần đào tạo theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng chức năng công việc, phù hợp với cơ chế quản lý đối tượng nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế; trang bị kiến thức đầy đủ về lý luận và thực tiễn, đảm bảo cán bộ có năng lực tốt trong việc đánh giá, phân tích khả năng thực thi của chính sách thuế làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách cũng như đề xuất các biện pháp quản lý thuế nhập khẩu. Đào tạo lực lượng cán bộ thực sự giỏi, cán bộ đầu ngành, nhiều kinh nghiệm quản lý, để đảm đương công việc mũi nhọn và các lĩnh vực quản lý thuế nhập khẩu phức tạp, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo cán bộ thuế Hải quan trong quá trình hội nhập.
+ Thường xuyên đào tạo và tự đào đạo các lớp chuyên sâu về nghiệp vụ Hải quan như QLRR, trị giá GATT, mã HS, xuất xứ hàng hóa, kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế,… cho toàn bộ CBCC các đơn vị thuộc và trực thuộc để các CBCC có thể vừa học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
+ Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi trong một số lĩnh vực như: trị giá hải quan, áp mã hàng hóa, C/O, kiểm tra sau thông quan hàng sản xuất xuất khẩu, thu thập thông tin và QLRR, kiểm tra và phát hiện chứng từ giả,… Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và dự nguồn lãnh đạo cần phải được đào tạo qua các chương trình đào tạo cán bộ quản lý theo phương pháp hiện đại. Có hình thức hỗ trợ, khuyến khích CBCC học sau đại học các ngành Luật, Kế toán, Tài chính, Kiểm toán, Hành chính công,…
- Xây dựng cơ chế tuyển dụng, có chính sách ưu tiên tuyển dụng nhân tài, tuyển chọn chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn trọng yếu của ngành,… có kế hoạch luân chuyển, điều động cho CBCC hàng năm, bố trí luân chuyển, điều động CBCC theo nguyên tắc đúng người, đúng việc sao cho luân chuyển, điều động để hạn chế bớt tiêu cực đồng thời là biện pháp để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng lực lượng hải quan trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.