Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế nhập khẩu:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh kiên giang (Trang 59 - 61)

- Một trong những yếu tố cấu thành thuế nhập khẩu đó là trị giá tính thuế Vì vậy, xác định đúng trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu sẽ góp phần đảm bảo nguyên tắc

cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Hải quan.

2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế nhập khẩu:

thuế nhập khẩu:

Tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, do chưa có Phòng Thanh tra nên công tác thanh tra do Bộ phận Thanh tra (thuộc Phòng Tổ chức cán bộ) thực hiện. Bộ phận này

45

vừa có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra trong nội bộ Cục, thanh tra chuyên ngành tại trụ sở DN vừa trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành.

Khi thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra, Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang phải trưng dụng CBCC từ các đơn vị thuộc và trực thuộc khác. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra không đúng thời gian theo kế hoạch do CBCC được trưng tập cần nhiều thời gian bàn giao công việc đang thực hiện để tham gia đoàn; tính khách quan của cuộc thanh tra, kiểm tra không cao vì CBCC tham gia đoàn là người đã từng trực tiếp xử lý hồ sơ hải quan trước đây.

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn Kiên Giang là các hàng hóa truyền thống, đơn giản chủ yếu là nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy sản xuất xi măng và ngư lưới cụ, thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản nên chưa có phát sinh khiếunại tố cáo.

2.3.7. Quản lý thông tin về người nộp thuế nhập khẩu:

Hiện nay Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang chưa có Phòng Quản lý rủi ro (QLRR) chuyên trách nên công tác thu thập thông tin và QLRR được giao Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạmđảm nhiệmvới 02 cán bộ, trong đó 01 lãnh đạo phụ trách và 01 công chức kiêm nhiệm. Tại các Chi cục có 01 công chức thực hiện chuyên trách theo dõi công tác này. CBCC các đơn vị đã thu thập được tương đối đầy đủ các thông tin liên quan đến người nộp thuế như: nhóm thông tin chung về DN (tên doanh nghiệp, địa chỉ, số Giấy phép kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh,...); nhóm thông tin về thuế - ngân hàng (địa chỉ, số điện thoại nhận thông báo thông tin tài khoản ngân hàng trong nước, nước ngoài,...); nhóm thông tin về tài chính (nguồn vốn điều lệ, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, sau thuế trong 3 năm gần đây,...); nhóm thông tin về quan hệ DN (quan hệ trong nước, đối tượng, loại quan hệ,...); nhóm thông tin về tình hình hoạt động XNK (số lượng tờ khai XNK, kim ngạch XNK, số thuế nộp NSNN trong 3 năm gần đây,...) để nhập vào Hệ thống QLRR theo quy định. Trong năm 2012, 2013 và 2014, đơn vị đã thu thập được thông tin của 120 doanh nghiệp.

Công tác thu thập thông tin về đối tượng nộp thuế và thiết lập các tiêu chí QLRR đã hỗ trợ có hiệu quả công tác phân luồng, kiểm tra hàng hóa XNK, tạo thuận lợi

46

nhanh chóng trong khâu thông quan nhưng vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ theo trọng tâm, trọng điểm đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay, khi toàn ngành Hải quan áp dụng Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS thì chức năng phân luồng của Hệ thống QLRR không còn giá trị do hệ thống VNACCS đã thực hiện phân luồng. Hệ thống QLRR chỉ có giá trị khai thác, tra cứu thông tin.

2.5. Những kết quả đạt được, tồn tại trong công tác quản lý thuế nhập khẩu và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh kiên giang (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)