Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đấu thầu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 49 - 52)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ có vị trí địa lý từ 18° - 18°24’ vĩ độ Bắc, 105053’-105056’ kinh độ Đông, nằm trên trục đƣờng Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh 50 km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đông 12,5 km.

- Phía Bắc giáp: Huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà.

- Phía Tây giáp: Xã Thạch Đài, xã Thạch Tân, sông Cày (huyện Thạch Hà). - Phía Nam giáp: Xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên). - Phía Đông giáp: Sông Đồng Môn (huyện Thạch Hà, Lộc Hà)[26]. Tổng diện tích tự nhiên là 5662.92 ha, dân số 97.719 ngƣời, có 16 đơn vị hành chính, gồm 10 phƣờng (Bắc Hà, Nam Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, Tân Giang, Trần Phú, Nguyễn Du, Thạch Quý, Thạch Linh, Văn Yên) và 6 xã (Thạch Bình, Thạch Môn, Thạch Hạ, Thạch Trung, Thạch Hƣng và Thạch Đồng)[25].

3.1.1.2. Địa hình

Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, cao độ nền biến thiên từ +0,5m đến +3,0m.

Địa hình của các khu vực đã xây dựng trong nội thị có cao độ từ +2,0 đến +3,0m, các khu ruộng trũng có cao độ nền từ +1,0m đến +2,3m và khu vực dọc theo sông Rào Cái có cao độ nền từ + 0,7 đến + 1,1m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1: Vị trí thành phố Hà Tĩnh

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Hà Tĩnh nói riêng nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10.

*. Nhiệt độ không khí:

+ Nhiệt độ trung bình năm là: 23,80C. + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,50C. + Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 21,30C. + Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là: 39,70C.

+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 70C.

* Độ ẩm không khí:

+ Độ ẩm tƣơng đối bình quân năm 86%.

+ Độ ẩm tƣơng đối bình quân tháng 85% - 93%.

*. Nắng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa hè là: 178h.

* Lượng bốc hơi:

+ Lƣợng bốc hơi trung bình tháng cao nhất là: 131,18mm. + Lƣợng bốc hơi trung tháng thấp nhất là: 24,97mm. + Lƣợng bốc hơi trung bình năm là: 66,64mm.

*. Mưa:

Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng mƣa nhiều, mƣa lớn. + Lƣợng mƣa trung bình năm là 2661mm.

+ Lƣợng mƣa tháng lớn nhất 1450mm. + Lƣợng mƣa ngày lớn nhất 657,2mm.

*. Gió, bão:

+ Bão thƣờng xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10. Có năm phải chịu ảnh hƣởng của 3 trận bão.

+ Tốc độ gió đạt 40m/s, gió mạnh nhất thƣờng xuất hiện theo hƣớng Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, bão thƣờng kéo theo mƣa lớn gây ra lụt.

+ Gió: Hƣớng gió chủ đạo Tây Nam, Đông Bắc.

+ Gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 (hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7).

+ Gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3[26].

3.1.1.4. Thủy văn

- Sông Rào Cái: bắt nguồn từ sƣờn Đông của Trƣờng Sơn Bắc, sau khi chảy qua vùng gò đồi Cẩm Xuyên đƣợc phân nhánh, một nhánh chảy về đồng bằng Cẩm Xuyên, một nhánh đổ về Thạch Hà. Đoạn chảy qua thành phố dài 9,8 km, lòng sông rộng từ 60 – 140m.

- Sông Cầu Cày: Chảy qua phần phía Bắc của Thành phố, là ranh giới tự nhiên của thành phố Hà Tĩnh với huyện Thạch Hà, Lộc Hà. Sông Cầu Cày hợp với sông Rào Cái tại xã Thạch Hạ tạo thành sông Hạ Vàng đổ ra biển Đông tại Cửa Sót

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Việc tiêu thoát của thành phố Hà Tĩnh phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Rào Cái. Về mùa lũ thƣờng có sự giao lƣu giữa lũ và triều gây ra ngập úng cục bộ tại nội đồng trong thành phố[26].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đấu thầu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)