Công tác quy hoạch đã đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện, các phƣơng án quy hoạch đã bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đƣợc Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
Tỉnh đã chỉ đạo các huyện và thành phố lập và phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của 10 huyện và 01 thành phố. Lập phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể mạng lƣới giao thông, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu làm cơ sở cho việc quản lý, điều hành, định hƣớng phát triển cho các đô thị, khu dân cƣ nông thôn và các khu vực kinh tế đặc thù.
Các quy hoạch trên là những căn cứ khoa học cho việc quản lý vĩ mô, những quyết định quan trọng để phát triển KT-XH, là cơ sở để xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, xây dựng các chƣơng trình và dự án ĐTXDCB.
Các đồ án quy hoạch cơ bản đã đảm bảo đúng quy trình, nội dung theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng. Chất lƣợng các đồ án quy hoạch đƣợc nâng lên một bƣớc. Công tác lập quy hoạch đã góp phần tích cực cho sự phát triển KT-XH ở địa phƣơng; là cơ sở pháp lý cho chính quyền địa phƣơng quản lý ĐTXD theo quy hoạch.
Tuy nhiên một số quy hoạch chất lƣợng chƣa cao, chƣa rõ định hƣớng phát triển lâu dài, một số nội dung quy hoạch còn bất cập và chƣa phù hợp, chƣa cụ thể hóa khi triển khai thực hiện. Công tác lập thẩm định và phê duyệt một số quy hoạch chƣa thực sự chặt chẽ và thông nhất cao; đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu và còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ nhất là ở cấp huyện, xã. Hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác lập quy hoạch còn thiếu, chƣa đồng bộ; việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội chƣa thực sự đƣợc đầy đủ, kịp thời, chất lƣợng
69
thông tin báo cáo còn hạn chế, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch chƣa thực sự thƣờng xuyên liên tục.
Trong giai đoạn 2010 -2013 tỉnh Hà Giang chƣa lập đƣợc quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Công tác quy hoạch còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các quy hoạch của ngành, lĩnh vực. Do đó các dự án đầu tƣ xây dựng của tỉnh chủ yếu dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện, thành phố và các ngành. Vì vậy chất lƣợng lập các dự án đầu tƣ nhìn chung còn thấp do thiếu cơ sở khoa học, tính khả thi không cao do chƣa phù hợp với thực tiễn vì chƣa có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phù hợp. Chất lƣợng thiết kế về kỹ mỹ thuật còn yếu, cách tính toán tổng mức đầu tƣ chƣa chặt chẽ, một số công trình, dự án trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán còn xác định sai định mức, đơn giá đẫn đến sai lệch dự toán, giá gói thầu và giá trúng thầu đƣợc phê duyệt; nguyên nhân do các đơn vị tƣ vấn, và các cơ quan tham gia vào công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án trên địa bàn còn yếu về năng lực, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao.
Mặc dù tỉnh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu cơ bản trong phát triển KT- XH và đầu tƣ XDCB trên địa bàn. Những năm gần đây, tình hình KT-XH của tỉnh, bối cảnh trong nƣớc và quốc tế có nhiều biến động. Một số quan điểm, phƣơng hƣớng phát triển và một số vấn đề trong các quy hoạch cũ không còn hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại và triển vọng sắp tới. Đặc biệt, tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch của tỉnh đƣợc đánh giá lại, khơi dậy những cơ hội phát triển mới. Từ thực tế trên, thực hiện các Chỉ thị và Nghị định của Chính phủ về công tác quy hoạch phát triển vùng, tỉnh và thành phố, xác định tầm nhìn đối với tỉnh. UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp với Viện Chiến lƣợc phát triển - Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, các Sở,
70
Ban ngành triển khai nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 -2020, tầm nhìn đến năm 2030.