Qua nghiên cứu tài liệu báo cáo của các địa phƣơng trên đã rút ra đƣợc một số bài học sau:
Một là, quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN cần phải đƣợc quy hoạch hợp lý, tập trung, có trọng điểm, nghiêm túc và khoa học. Quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết phải phải đồng bộ, gắn kết, phù hợp, tránh chồng chéo. Quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc, phải có tầm nhìn xa, có tính chiến lƣợc, đánh giá hết các yếu tố khách quan của sự phát triển. Đây là nội dung hết sức quan trọng, để các cơ quan quản lý triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN, góp phần hạn chế đáng kể đầu tƣ dàn trải, thất thoát, lãng phí tại các dự án đầu tƣ.
Hai là, quy hoạch phải gắn với kế hoạch bố trí vốn, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn bằng nhiều biện pháp trong đó có phân cấp đảm bảo tỉnh tự chủ cho địa phƣơng, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đến từng khâu của quá trình đầu tƣ; góp phần tiết kiệm chi phí đầu tƣ xây dựng và nâng cao hiệu quả KT-XH của các dự án đầu tƣ xây dựng từ NSNN, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.
Ba là, gắn đầu tƣ trọng điểm, hiệu quả các dự án lớn, quan trọng để có tăng trƣởng cao với các dự án, chƣơng trình mang tính chất phát triển bền
49
vững có tính xã hội, môi trƣờng, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo vùng sâu vùng xa… sẽ thu hút đƣợc sức mạnh cộng đồng, đƣợc lòng dân và chính quyền cơ sở do vậy loại đầu tƣ này sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong quản lý sử dụng vốn.
Bốn là, cải cách các thủ tục hành chính và công khai hóa các quy trình, các công đoạn của quá trình đầu tƣ, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý về nhà nƣớc nói chung và quản lý về vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc nói riêng. Ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn và các chủ đầu tƣ trong việc thực hiện quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình đảm bảo đúng quy định pháp luật về xây dựng, phù hợp với tình hình thực tế của từng tỉnh.
Năm là, chú trọng tới quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp từ quản lý tới kỹ thuật, phân công trách nhiệm và bố trí đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý nguồn vốn NSNN.
50
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
2.1.1. Phương pháp luận
Phƣơng pháp chung và tổng quát cho toàn bộ đề tài, sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học. Với các phƣơng pháp phân tích tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem xét, đánh giá các sự việc hiện tƣợng trong mối quan hệ hệ thống, có liên quan, có tác động ảnh hƣởng với nhau chuyển biến và phát triển, từ đó rút ra những kết luận có tính chất quy luật, thực chất và bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận duy vật lịch sử đƣợc sử dụng nhằm đảm bảo tính khách quan và tính thực tiễn trong nghiên cứu hoạt động quản lý vốn NSNN trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB tại tỉnh Hà Giang, vì vậy sẽ tránh đƣợc sự nghiên cứu phiến diện, cô lập đối tƣợng nghiên cứu, đồng thời cũng tránh đƣợc những nhận xét, đánh giá chủ quan, duy ý chí.
2.1.2. Phương phá p nghiên cứu tài liệu
Đây chính là phƣơng pháp nghiên cƣ́u ta ̣i bàn giấy mà tác giả phải trực tiếp thu thập dữ liệu, số liệu, tài liệu có sẵn để đọc và nghiên cứu.
Về cơ bản nghiên cứu tại bàn bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tƣ liệu xuất bản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó. Chìa khoá thành công của nghiên cứu tại bàn giấy là phát hiện ra các nguồn thông tin và triệt để khai thác những nguồn thông tin đó. Ngày nay, trong thời đại khoa học công nghệ, tin học, thông tin về những dữ liệu, số liệu... vô cùng phong phú. Có thể lấy đƣợc thông tin từ các nguồn nhƣ: qua hệ thống Internet, các cơ quan thống kê, qua các sách, báo, tạp chí và các nguồn tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu có đƣợc từ việc sƣu tầm, mua hoặc mƣợn...
51
Nghiên cứu tại bàn, có thể nói là phƣơng pháp phổ thông nhất, thuận tiện nhất, vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với mọi điều kiện và chủ động về mặt thời gian. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhƣ chậm và mức độ tin cậy có hạn. Kết quả nghiên cứu tại bàn cũng cần phải bổ sung bằng việc trực tiếp đi nghiên cứu thực tế để có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề sự vật, sự việc đang nghiên cứu.
*Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả những dữ liệu mà tác giả có thể lấy đƣợc từ sách, báo, internet và nhiều nguồn khác nhƣ thƣ viện, tivi, ….mà có liên quan đến quản lý vốn đầu tƣ nói chung và liên quan đến quản lý vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng.
Tác giả sẽ thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu uy tín và có căn cứ khoa học, ví dụ nhƣ các sách, giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các báo cáo khoa học khác. Các nguồn tài liệu này sẽ đƣợc đề cập chi tiết ở phần sau của chƣơng này.
Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các tài liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của tỉnh Hà Giang từ UBND tỉnh, sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Hà Giang, Cục thống kê tỉnh Hà Giang và một số tài liệu khác có liên quan. Các báo cáo của các cơ quan có liên quan đến việc quản lý vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Nghiên cứu, phân tích hồ sơ của một số dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Luận văn còn sử dụng các nghị quyết, nghị định, Quyết định, quy định, Thông tƣ, công văn hƣớng dẫn của Chính phủ, các Bộ có liên quan, UBND tỉnh Hà Giang liên quan đến việc quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và tạp chí khác có tƣ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
52
Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là nó sẵn có, không tốn thời gian để tìm kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nƣớc vì không giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu rất phong phú và đa dạng để thu thập và sử dụng trong luận văn. Tuy nhiên, đây là những dữ liệu đã đƣợc nghiên cứu và đánh giá trƣớc đó bởi những tác giả trƣớc nên việc áp dụng các dữ liệu này vào đề tài nghiên cứu trong thời điểm nghiên cứu sẽ sai lệch về thời gian và kết quả vì thế sẽ không chính xác.
2.1.3 Phương pháp xử lý số liệu
Từ việc thu thập các số liệu, tác giả áp dụng các phƣơng pháp để xử lý số liệu nhƣ phƣơng pháp thống kê so sánh, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc để sử dụng trong việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN.
* Phƣơng pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN.Phƣơng pháp thống kê mô tả và so sánh: Đây là phƣơng pháp phổ biến trong phân tích kinh tế. Dựa vào các số liệu thống kê đƣợc, mô tả sự biến động và xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế - xã hội. Từ đó đƣa ra những giải pháp để hiện tƣợng phát triển theo chiều hƣớng tốt hơn.
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để đƣa ra bảng thống kê, biểu đồ thể hiện các số liệu cụ thể về tổng số vốn, tỷ lệ vốn NSNN đầu tƣ vào hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tại địa phƣơng nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đƣa ra các số liệu dự báo cho công tác quản lý và diễn giải, phân tích các vấn đề đặt ra trong đề tài. Bảng thống kê, biểu đồ là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê, biểu đồ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê
53
đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng, vấn đề nghiên cứu.
* Phƣơng pháp phân tích thực chứng: làm nổi bật thực trạng về vốn NSNN cho đầu tƣ xây dựng cơ bản và thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN. Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra đƣợc những kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các tài liệu để tổng hợp các kết quả đã đạt đƣợc, kế thừa, tiếp thu những lý luận đã công bố, hệ thống hoá lại cho phù hợp với nội dung của đề tài.
2.2. Địa điểm thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại phòng Đầu tƣ Sở Tài chính tỉnh Hà Giang.
2.3. Thời gian thực hiện nghiên cứu
Từ tháng 01/2014 đến tháng 31/8/2014. Số liệu đƣợc thu thập nghiên cứu là những số liệu về công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 đến 2013.
54
CHƢƠNG 3
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2013
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của tỉnh Hà Giang của tỉnh Hà Giang
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý, diện tích, dân số
Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở cực bắc của tổ quốc, phía bắc và tây bắc giáp các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nƣớc Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Hà Giang có diện tích khoảng 7.914,8892km2, gồm 10 huyện và 1 thành phố, 196 xã, phƣờng, thị trấn. Với dân số 778.958 ngƣời, gồm 22 dân tộc anh em cùng chung sống, Đông nhất là dân tộc mông chiếm khoảng 30,6%, Kinh 12%, Tày 24,9%, Dao 15,2%, Nùng 9,8% còn lại là các dân tộc thiểu số khác nhƣ Bố y, Phù Lá,...tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hóa.
Với vị trí trên, Hà Giang có vị trí chiến lƣợc quan trọng về an ninh quốc phòng, về môi trƣờng sinh thái đối với các tỉnh hạ lƣu sông Lô, sông gâm, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và thủ đô hà Nội và về hợp tác, giao lƣu kinh tế - văn hóa, du lịch giữa Việt Nam với Trung Quốc.
*Địa hình khí hậu và tài nguyên thiên nhiên: - Địa hình, khí hậu và thời tiết.
Do cấu tạo địa hình phức tạp với dải núi cao Tây Côn Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn tạo nên địa hình cao dần về tây bắc, thấp dần về phía đông nam và chia cắt thành các tiểu vùng mang đặc điểm khác nhâu về độ cao, thời tiết. Khí hậu Hà Giang mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng cao, với nhiều
55
sắc thái khí hậu ôn đới vì chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa. Với điều kiện địa hình và khí hậu nhƣ trên ảnh hƣởng rất lớn đến vốn đầu tƣ xây dựng của tỉnh nhƣ tăng chi phí đầu tƣ do điều kiện khai thác và vận chuyện vật liệu khó khăn, địa hình dốc làm chi phí san ủi tạo mặt bằng lớn làm tăng tổng mức đầu tƣ của dự án.
- Tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên về đất: Theo kết quả điều tra thổ nhƣỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dƣợc liệu và cây ăn quả.
Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hà Giang (tính đến 31/12/2013)
Tổng số Diện tích (ha)
791.488,92
Tỷ lệ (%) 100
1. Đất nông, lâm nghiệp 718.827,09 90,82
- Đất nông nghiệp 155.561,78 19,65
- Đất lâm nghiệp 561.765,93 70,98
- Đất nuôi trồng thủy sản 1.369,6 0,17
- Đất nông nghiệp khác 129,78 0,02
2. Đất phi nông nghiệp 28.431,63 3,59
- Đất ở 6.925,64 0,88
- Đất chuyên dùng 13.889,76 1,75
- Đất khác 7.616.23 0,96
3. Đất chƣa sử dụng 44.230.2 5,59
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013)
Tài nguyên rừng: là tỉnh có diện tích rừng tƣơng đối lớn, trong đó rừng tự nhiên là 345.860ha, nhiều khu rừng nguyên sinh với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loại gấu ngựa, sơn dƣơng, voọc bạc má, gà lôi..., các
56
loại gỗ quý nhƣ ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, chò chỉ. Thông đá..., các loại cây dƣợc liệu nhƣ sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm..., Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vê môi trƣờng sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng bắc bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tƣởng.
Tài nguyên nƣớc: có tiềm năng rất lớn cho phát triển thủy điện nhƣ thủy điện Nho Quế, thủy điện Thái An, thủy điện sông Miện, thủy điện Nậm Mu, thủy điện sông Bạc, thủy điện Na Hang.
3.1.2. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tỉnh Hà Giang
Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và nhà nƣớc đời sống kinh tế - văn hóa xã hội của đồng bào các dân tộc Hà Giang đã có nhiều mặt đổi mởi và phát triển. Đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của trung ƣơng, tỉnh Hà Giang đã huy động đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, định hƣớng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế từ sản xuất tự cấp tự túc sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh nông, lâm kết hợp; ứng dụng thành tự KHKT, tăng năng suất vật nuôi cây trồng. Nhờ đó, kinh tế tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trƣởng khá nhanh theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng CNH-HĐH phát