Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 65 - 67)

* Vị trí địa lý, diện tích, dân số

Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở cực bắc của tổ quốc, phía bắc và tây bắc giáp các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nƣớc Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Hà Giang có diện tích khoảng 7.914,8892km2, gồm 10 huyện và 1 thành phố, 196 xã, phƣờng, thị trấn. Với dân số 778.958 ngƣời, gồm 22 dân tộc anh em cùng chung sống, Đông nhất là dân tộc mông chiếm khoảng 30,6%, Kinh 12%, Tày 24,9%, Dao 15,2%, Nùng 9,8% còn lại là các dân tộc thiểu số khác nhƣ Bố y, Phù Lá,...tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hóa.

Với vị trí trên, Hà Giang có vị trí chiến lƣợc quan trọng về an ninh quốc phòng, về môi trƣờng sinh thái đối với các tỉnh hạ lƣu sông Lô, sông gâm, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và thủ đô hà Nội và về hợp tác, giao lƣu kinh tế - văn hóa, du lịch giữa Việt Nam với Trung Quốc.

*Địa hình khí hậu và tài nguyên thiên nhiên: - Địa hình, khí hậu và thời tiết.

Do cấu tạo địa hình phức tạp với dải núi cao Tây Côn Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn tạo nên địa hình cao dần về tây bắc, thấp dần về phía đông nam và chia cắt thành các tiểu vùng mang đặc điểm khác nhâu về độ cao, thời tiết. Khí hậu Hà Giang mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng cao, với nhiều

55

sắc thái khí hậu ôn đới vì chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa. Với điều kiện địa hình và khí hậu nhƣ trên ảnh hƣởng rất lớn đến vốn đầu tƣ xây dựng của tỉnh nhƣ tăng chi phí đầu tƣ do điều kiện khai thác và vận chuyện vật liệu khó khăn, địa hình dốc làm chi phí san ủi tạo mặt bằng lớn làm tăng tổng mức đầu tƣ của dự án.

- Tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên về đất: Theo kết quả điều tra thổ nhƣỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dƣợc liệu và cây ăn quả.

Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hà Giang (tính đến 31/12/2013)

Tổng số Diện tích (ha)

791.488,92

Tỷ lệ (%) 100

1. Đất nông, lâm nghiệp 718.827,09 90,82

- Đất nông nghiệp 155.561,78 19,65

- Đất lâm nghiệp 561.765,93 70,98

- Đất nuôi trồng thủy sản 1.369,6 0,17

- Đất nông nghiệp khác 129,78 0,02

2. Đất phi nông nghiệp 28.431,63 3,59

- Đất ở 6.925,64 0,88

- Đất chuyên dùng 13.889,76 1,75

- Đất khác 7.616.23 0,96

3. Đất chƣa sử dụng 44.230.2 5,59

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013)

Tài nguyên rừng: là tỉnh có diện tích rừng tƣơng đối lớn, trong đó rừng tự nhiên là 345.860ha, nhiều khu rừng nguyên sinh với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loại gấu ngựa, sơn dƣơng, voọc bạc má, gà lôi..., các

56

loại gỗ quý nhƣ ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, chò chỉ. Thông đá..., các loại cây dƣợc liệu nhƣ sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm..., Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vê môi trƣờng sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng bắc bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tƣởng.

Tài nguyên nƣớc: có tiềm năng rất lớn cho phát triển thủy điện nhƣ thủy điện Nho Quế, thủy điện Thái An, thủy điện sông Miện, thủy điện Nậm Mu, thủy điện sông Bạc, thủy điện Na Hang.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)