Trong giai đoạn 2011-2013 công ty phấn đấu giữ vững vai trò là một doanh nghiệp hàng đầu về chuyên ngành que hàn điện và dây hàn điện Phấn đấu mở thêm các thị trường xuất khẩu mới . Với mục tiêu chung là: chất lượng - tiến độ - hiệu quả
Bên cạnh đó, công ty sẽ tiếp tục thực hiện việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 cho các sản phẩm của mình .
Trong giai đoạn sắp tới, công ty sẽ tiến hành đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực thiết bị, vốn và nguồn lực con người theo hướng phát triển và phù hợp với nền kinh tế thị trường.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Nguồn thứ cấp: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm 2011, 2012, 2013, chế độ kế toán DN áp dụng theo QĐ 15, sổ sách, tài liệu có liên quan đến tình hình nhân sự ; các tài liệu về thực hiện kế hoạch lao động từ phòng hành chính nhân sự. Các chính sách, chế độ lương tại phòng kế toán tài chính của công ty CP que hàn điện Việt Đức
3.2.1.2 Thu thập số liệu tài liệu sơ cấp
a. Chọn điểm nghiên cứu.
Trụ sở công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức tại Nhị Khê- Thường Tín- Hà Nội
b. Chọn đối tượng khảo sát
- Ban nhà lãnh đạo, người quản lý của công ty bao gồm: Thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, trưởng, phó phòng ban,phân xưởng sản xuất
- Người lao động đang tham gia làm việc tại công ty bao gồm:
• Lao động gián tiếp : Là nhân viên làm việc tại các phòng ban
• Lao động trực tiếp : Là nhân viên làm việc trực tiếp tại các phân xưởng. c. Phương pháp thu thập tài liệu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 - Phỏng vấn tham khảo ý kiến chuyên gia là nhà lãnh đạo, cấp quản lý của công ty
- Điều tra nhanh..
d, Phân tích mẫu điều tra và nội dung điều tra.
Phân tích mẫu điều tra
- Số mẫu điểu tra : 124 người bao gồm:
+ Nhóm nhà lãnh đạo, người quản lý của công ty : 14 người ( chiếm 70% số người quản lý)
+ Nhóm người lao động đang tham gia làm việc tại công ty là 110 người ( chiếm 50% số lao động đang làm việc tại công ty) bao gồm:
• Lao động gián tiếp : 20 người ( 20 phiêú)
• Lao động trực tiếp : 90 người ( 90 phiếu)
- Cơ cấu mẫu theo độ tuổi:
Đối tượng tham gia khảo sát gồm 42,74% dưới 30 tuổi; 33,87% có độ tuổi trong khoảng 30-40 tuổi; 20,97% có độ tuổi trong khoảng 40-50 tuổi; 2,42% còn lại trên 50 tuổi. Như vậy có thể thấy mẫu điều tra còn tương đối trẻ, họ là những con người hiện đại và có sựđánh giá với công việc một cách chính xác, khách quan nhất.
Bảng 3.6: Mô tả mẫu theo độ tuổi
STT Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 < 30 53 42,74
2 30-40 42 33,87
3 40-50 26 20,97
4 > 50 3 2,42
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
Hình 3.3: Mô tả mẫu theo độ tuổi
- Cơ cấu mẫu theo giới tính
Do số lao động của công ty chủ yếu là nam giới nên cơ cấu mẫu theo giới tính nam giới chiếm 77,42% còn nữ giới là 22,58%
Bảng 3.7 : Mô tả mẫu theo giới tính
STT Giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Nam 96 77,42
2 Nữ 28 22,58
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45
Hình 3.4: Mô tả mẫu theo giới tính
- Cơ cấu mẫu theo thu nhập
Thu nhập của các đối tượng đượng hỏi tập trung phần lớn trong khoảng từ 5 đến 8 triệuđồng /tháng. Cụ thể như sau: dưới 5 triệuđồng /tháng có 19,35%; từ 5-8 triệuđồng /tháng có 58,06%; từ 8-11 triệuđồng /tháng có 15,32%; từ 11-14 triệuđồng /tháng có 4,03%; trên 14 triệuđồng /tháng có 3,23%.
Bảng 3.8 : Mô tả mẫu theo thu nhập
STT Thu nhập Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 5 triệuđồng /tháng 24 19,35 2 Từ 5-8 triệuđồng /tháng 72 58,06 3 Từ 8-11 triệuđồng /tháng 19 15,32 4 Từ 11-14 triệuđồng /tháng 5 4,03 5 Trên 14 triệuđồng /tháng 4 3,23 Tổng số 124 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
Hình 3.5: Mô tả mẫu theo thu nhập
Nội dung điều tra
+ Thứ nhất thu thập quan điểm, đánh giá của nhà lãnh đạo, các cấp quản lý của công ty về tầm quan trọng của các công cụ tạo động lực làm việc cho người lao động.
+ Thứ hai tìm hiểu quan điểm, đánh giá của người lao động tại công ty về động lực làm việc của họ
+ Thứ ba thu thập ý kiến đánh giá của người lao động về các công cụ tạo động lực làm việc đang được áp dụng tại công ty
- Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dựng để thu thập các thông tin cần thiết và được xây dựng riêng biệt đối với mỗi loại đối tượng khác nhau (chi tiết phiếu điều tra được trình bày ở phần Phụ lục). Kết cấu của phiếu điều tra bao gồm 2 phần:
- Phần 1: Được thiết kế để thu thập thông tin về người được hỏi như giới tính, độ tuổi, thu nhập, số năm công tác.
Phân 2: Là một bảng bao gồm các tiêu chí mà tác giả đưa ra về các vấn đề liên quan đến việc tạo động lực cho người lao động. Các tiêu chí có thang điểm 5 để nhà lãnh đạo và người lao động đánh giá cho điểm
Điểm 1: Rất không quan trọng/hoàn toàn không đồng ý/ kém... Điểm 2: Không quan trọng/ không đồng ý/ yếu...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
Điểm 4: Quan trọng/đồng ý/ khá...
Điểm 5: Rất quan trọng/ hoàn toàn đồng ý/ Tốt..
Số phiếu thu về là 14 phiếu đối với nhóm người quản lý và 110 phiếu đối với nhóm người lao động.Trong đó, 100% phiếu trả lời là hợp lệ.
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Trong đề tài này số liệu thu thập được sẽ xử lý bằng máy tính cá nhân và máy vi tính.Xử lý số liệu chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp so sánh sử dụng phần mềm Execl.
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phân tích số liệu sử dụng phương pháp thống kê mô tả : Sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán mô tả thực trạng các hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động của công ty
- Phân tích số liệu sử dụng phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối để so sánh các kết quả sử dụng các công cụ tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty
-Phương pháp cho điểm: Sử dụng Thang đoLikert 5 cấp độ. Dựa vào việc cho điểm đánh giá của người lao động tôi tiến hành tính thang đo khoảng để giúp việc phân tích số liệu hợp lý
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / 5 Với ý nghĩa các mức như sau:
Mức 1: 1,00 – 1,80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng…
Mức 2: 1,81 – 2,60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng… Mức 3: 2,61 – 3,40: Không ý kiến/ Trung bình…
Mức 4: 3,41 – 4,20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng…
Mức 5: 4,21 – 5,00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng…
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu gồm 4 nhóm chỉ tiêu:
-Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng lao động: Số lao động, phân loại lao động theo độ tuổi, trình độ, giới tính; lao động trực tiếp, lao động gián tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 -Nhóm chỉ tiêu phản ánh các công cụ tạo động lực: Công cụ thù lao lao động (Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi). Công cụ từ chính bản thân công việc ( Môi trường và điều kiện làm việc ; Công tác đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động; Cơ hội thăng tiếnl; Đánh giá thực hiện công việc)
-Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động của công ty:Doanh số hàng hóa, lợi nhuận, năng suất lao động, thu nhập của người lao động….
-Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự đánh giá của cấp quản lý và người lao động về thực trạng sử dụng các công cụ tạo động lực làm việc tại công ty:Tiền lương, phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi; Môi trường và điều kiện làm việc ; Công tác đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động; Cơ hội thăng tiến; Đánh giá thực hiện công việc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN