Bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động kinhdoanh tại công ty

Một phần của tài liệu giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần que hàn điện việt đức (Trang 40 - 49)

3.1.3.1. Bộ máy quản lý công ty

Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng bao gồm: Hội đồng quản trị, ban giám đốc, các phòng ban chức năng, và 3 phân xưởng sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức

Qua sơđồ trên cho thấy bộ máy quản lý của Công ty đã xác định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban, các phân xưởng sản xuất từ đó, đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin và xử lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 thông tin một cách chính xác và có quyết định kịp thời tạo ra sự thông suốt trong công việc.

Hội đồng quản trị:

Là bộ phận quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.

Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức gồm 5 thành viên, có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung và dài hạn, kế hoạch phát triển hàng năm của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc; giám sát chỉ đạo giám đốc và người quản lý khác trong điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty …

Ban kiểm soát :

Ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, ban giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổ chức công tác kế toán và lập BCTC; thẩm định BCTC hàng năm…

Ban giám đốc: gồm giám đốc và phó giám đốc. + Giám đốc:

Là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và cũng là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Giám đốc là người tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn cũng như hiệu quả sản xuất của Công ty

+ Phó giám đốc:

Là người được giám đốc uỷ quyền chỉđạo và điều hành công việc sản xuất, là đại diện của lãnh đạo về quản lý chất lượng sản phẩm

Phòng Kĩ thuật chất lượng:

Có nhiệm vụ nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới

Quản lý kĩ thuật sản xuất, thiết bị máy móc; quản lý kĩ thuật an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. quản lý chất lượng vật tưđầu vào, giám sát chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

Phòng Tổ chức:

Quản lý về tổ chức nhân sự, lao động và các chế độ liên quan đến người lao động… Lập kế hoạch về tuyển dụng, đào tạo lao động, nhu cầu sử dụng lao động ở từng phân xưởng trong các năm và trong dài hạn của Công ty.

Phòng Kế hoạch kinh doanh:

Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh theo từng tháng, quý, năm. Căn cứ vào đó để lập kế hoạch thu mua NVL đáp ứng nhu cầu sản xuất kịp thời và đảm bảo tiến độđúng kế hoạch và yêu cầu của sản xuất.

Tổ chức tiêu thụ các sản phẩm của Công ty tại thị trường trong nước và nước ngoài; tiếp cận khách hàng mở rộng thị trường và mạng lưới tiêu thụ; ngoài ra còn kinh doanh các mặt hàng khác do Công ty giao cho.

PhòngKế toán:

Giúp giám đốc về quản lý, kiểm tra, kiểm soát tài chính của Công ty.

Có biện pháp quản lý các loại vốn, sử dụng hợp lý nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, quay vòng vốn nhanh nhất, bảo toàn và phát triển vốn được giao.

Theo dõi, rà soát nợ của Công ty với bên ngoài và ngược lại để cung cấp kịp thời cho phòng kế hoạch kinh doanh về số nợ của người mua đã quá hạn để có biện pháp thu hồi nợ. Thực hiện công tác kế toán theo quy định của nhà nước.

Phân xưởng Cát - chất bọc:

Tổ chức thực hiện gia công thuốc bọc và cát lõi que hàn, hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao, đảm bảo đúng tiến độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân xưởng Ép sấy que hàn:

Tổ chức và thực hiện ép sấy, gói các loại que hàn .

Phân xưởngDây hàn:

Kéo vuốt dây thép là dây hàn, mạ cuộn thành phẩm dây hàn (dây hàn dưới lớp khí bảo vệ, dây hàn không mạ …) kéo vuốt dây thép làm lõi que hàn; hoà tan, cô đặc silicat ở dạng cục thành dạng dung dịch để sản xuất que hàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

3.1.3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thì Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính là: Phân xưởng dây hàn, phân xưởng cắt chất bọc, phân xưởng ép sấy.

- Phân xưởng dây hàn:

• Lõi que để sản xuất que hàn được vuốt xuống đường kính phù hợp, làm sạch bề mặt theo quy định.

• Nấu silicat

• Lõi que được sản xuất dây được vuốt, mạ, xếp lớp vào lô sau đó được đóng gói nhập kho bán thành phẩm.

- Phân xưởng cắt chất bọc:

• Lõi que sau khi qua vuốt ở phân xưởng dây hàn được chuyển sang phân xưởng cắt chất bọc và được cắt ra thành từng đoạn theo đúng tiêu chuẩn.

• Thuốc bọc: Từ các loại quặng được qua khâu sử lý, sấy tuyển nghiền sang và cuối cùng được cân trộn theo quy định.

- Phân xưởng ép, sấy:

• Là nơi tiếp nhận bán thành phẩm của phân xưởng ép chất bọc và phân xưởng dây hàn gồm lõi que và thuốc bọc silicat sau đó có nhiệm vụ ép, sấy và bao gói nhập kho thành phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 \ (Nguồn: Phòng kĩ thuật) Kho NVL Lõi thép NVL làm vỏ bọc Bao bì dóng gói màng PE túi màng co Kiểm tra Làm sạch Kẹp hàm và sấy Nghiền Sàng

Cân phối liệu

Trộn khô Trộn ướt Ép bánh Ép que Phôi tự nhiên Sấy điện Bao gói Nhập kho thành phẩm Kiểm tra

ngoai quan cơ lí hóa Vuốt ớt mạ Xếp lớp Bao gói sản phẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của công ty

3.1.3.4.Tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Trong những năm qua , tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty được đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường đã phát sinh ra nhiều khó khăn cũng như thách thức lớn cho Công ty do sự cạnh tranh của các loại mặt hàng que hàn trong và ngoài nước. Cũng như chịu sự tác động do biến động của thị trường, biến động giá xăng dầu trên thế giới, tỉ giá đồng Đôla, sự biến động giá NVL nhập khẩu làm cho chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cũng nhận thức được các vấn đề trên để tập trung nâng cao năng suất cũng như chất lượng của các loại sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm. Và kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm 2012, 2013 được phản ánh ở bảng dưới đây.

Bảng 3.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Chỉ tiêu Năm 2012 (tr. đ) Năm 2013 (tr. đ) Chênh lệch 2012/2013 +/- (tr.đ) % I. Tổng tài sản 75.541 128.822 53.281 70,53 1. Tài sản ngắn hạn 63.216 104.600 41.384 65,46 2.Tài sản dài hạn 12.324 24.221 11.897 96,52 II. Tổng nguồn vốn 75.541 128.822 53.281 70,53 1. Nợ phải trả 44.515 85.773 41.258 92,68 2. Vốn chủ sở hữu 31.025 43.048 12.023 38,75

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên nhu cầu về nguồn vốn là rất lớn. Tuy nhiên, do tình hình thị trường có nhiều biến động nên công ty gặp không ít khó khăn trong quá trình huy động vốn.

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm có sự biến động lớn . Năm 2013 tăng gần gấp đôi so với năm 2012, tương ứng tăng 53.281 (triệu đồng) là do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng mạnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với tài sản ngắn hạn : Năm 2013 là 104.600 triệu đồng tăng 41.384 triệu đồng so với năm 2012 hay tăng 65,46%.Nguyên nhân của việc tăng đột biến này là do sự tăng mạnh của các khoản mục :

- Trả trước cho người bán: Năm 2013 là 26.147 triệu đồng, so với năm 2012 tăng 99,12% tương ứng 25.917 triệu đồng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên giá phôi thép nguyên vật liệu nhập khẩu tăng đột biến. Vì vậy công ty phải ứng trước tiền cho người bán để đảm bảo nguyên vật liệu cho việc sản xuất được liên tục, cũng nhưđảm bảo việc đáp ứng được đơn đặt hàng cho khách hàng. - Tồn kho: Năm 2013 là 41.175 triệu đồng tăng 17,03% so với năm 2012, tương đương tăng 7.011triệu đồng. Do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng lên vì vậy giá sản phẩm cũng tăng, dẫn đến việc bán sản phẩm cũng bị chậm lại. Đồng thời, công ty cũng dựđoán giá nguyên vật liệu sẽ còn tăng cao, nên công ty tiến hành dự trữ nguyên vật liệu.

Tài sản dài hạn: Năm 2013 là 24.221 triệu đồng tăng 96,52% tương đương 11.897 triệu đồng so với năm 2012. Điều này là do trong năm 2013 công ty tiến hành mua sắm nhiều TSCĐ mới xây dựng thêm một nhà xưởng mới ở Hải Dương.

Về nguồn vốn: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sự gia tăng của tổng nguồn vốn là do sự gia tăng mạnh của nợ phải trả. Năm 2013 là 85.773triệu đồng tăng gần gấp đôi so với 2012 tương ứng với tăng 41.258 triệu đồng. Nguyên nhân của việc này là công ty đã biết chiếm dụng vốn của khách hàng đểđánh đổi với việc hưởng chiết khấu. Ngoài ra công ty cũng đang phải vay vốn đểđầu tư xây dựng nhà xưởng mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch 2013/2102

+/- %

1.Doanh thu Tr.đ 235.218 284.323 -49.105 -17,27 2. Các khoản giảm trừ Tr.đ 2.331 2.434 -103 -4,25 3. Doanh thu thuần Tr.đ 232.886 281.888 -49.002 -17,38 4. Giá vốn hàng bán Tr.đ 192.845 250.658 -57.813 -23,06 5.Lợi nhuận gộp Tr.đ 40.041 31.230 8.811 28,21 6. DT hoạt động tài chính Tr.đ 223 93 130 138,19 7. Chi phí tài chính Tr.đ 1.206 2.738 -1.532 -55,92

Trong đó : chi phí lãi vay Tr.đ 1.206 2.738 -1.532 -55,92 8. Chi phí bán hàng Tr.đ 5.667 7.779 -2.112 -27,17 9. Chi phí quản lý DN Tr.đ 5.170 5.392 -222 -4,12 10. Lợi nhuận thuần Tr.đ 28.219 15.413 12.806 93,03 11. Thu nhập khác Tr.đ 79 672 -593 -88,11 12. Chi phí khác Tr.đ - - - 13. Lợi nhuận khác Tr.đ 79 672 -593 -88,11 14. Tổng LN trước thuế Tr.đ 28.299 16.085 12.214 75,92 15. Chi phí thuế thu nhập

DN hiện hành Tr.đ 4.952 4.056 896 22,09 17. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 23.346 12.029 11.317 94,08 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đ 9.569 7.761 1.808 23,29

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Với mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là lợi nhuận . Dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh trên báo cáo tài chính đểđánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua báo cáo kết quả kinh doanh của hai năm , ta thấy chỉ tiêu doanh thu năm 2013 giảm nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2013 lại cao hơn so với năm 2012 (93,03% ). Có thể nói trong giai đoạn này công ty vẫn tăng trưởng ổn định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 - Doanh thu thuần: Năm 2013 là 232.886 triệu đồng giảm 17,38% tương ứng 49.105 triệu đồng. Doanh thu thuần giảm do tổng doanh thu của công ty giảm nguyên nhân là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên số lượng sản phẩm bán ra ít hơn năm 2012

- Giá vốn hàng bán: Giảm 23,06% tương ứng 57.812 triệu đồng so với năm 2012. Có thể thấy sự giảm giá vốn do công ty dự trữ nguyên vật liệu trước nên giá thành 1 đơn vị sản phẩm rẻ hơn và do sự suy thoái của nền kinh tế năm 2013 nhu cầu về thép giảm.

- Các chi phí của công ty đều giảm như chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 4,12%, chi phí bán hàng giảm 27,17%. Chứng tỏ công ty có chiến lược quản lý hợp lý nên tiết kiệm chi phí dẫn tới góp phần làm tăng lợi nhuận thuần.

- Lợi nhuận sau thuế: Năm 2013 cao hơn năm 2012 là 11.317.triệu đồng, tương ứng 94,08%. Cho thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2013 khả quan hơn so với năm 2012. Sự gia tăng này là do doanh thu thuần gia tăng lớn hơn sự gia tăng của các khoản chi phí. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt trong nền kinh tế đang suy thoái như năm 2013 công ty có cách quản lý hợp lý đem lại lợi nhuận cho công ty cũng như cho các cổđông

Một phần của tài liệu giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần que hàn điện việt đức (Trang 40 - 49)