Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế hiện nay thì một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không thể tách tời thị trường. Việc chiếm lĩnh thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nắm bắt toàn bộ thông tin về thị trường sản phẩm, trong đó phải xác định được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Muốn có được các thông tin này, công ty phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường. Thông tin mà công ty cần nghiên cứu là nhu cầu của khách hàng về các loại sản phẩm mà công ty dự định đưa ra thị trường trong thời gian tới, Bên cạnh đó thì việc thu thập thông tin còn phải thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh, các đối tác và cả những nhà cung cấp nguyên liệu…
Vì vậy phòng kế hoạch và phòng kinh doanh phải nghiên cứu thị trường về
các chủng loại, giá cả, các dịch vụ kèm theo. Cần thực hiện công tác hỗ trợ bán hàng, đào tạo và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là nhân viên nghiên cứu thị trường, đồng thời kết hợp với các phòng ban để tạo liên kết, đưa ra chiến lược bán sản phẩm.
Xây dựng chính sách tiêu thụ cho từng khu vực thị trường và mở rộng thị trường sang các khu vực khác
Tại mỗi thị trường thì công ty có những thế mạnh nhất định, dựa vào đó mà sản xuất kinh doanh các mặt hàng, tăng doanh thu tiêu thụ. Do đó, công ty cần xác định những điểm mạnh và điểm yếu của mình để có thể tận dụng được các thế mạnh một cách tuyệt đối và tìm cách khắc phục hay hạn chế những điểm yếu để giúp công ty tồn tại và phát triển trên từng khu vực thị trường.
Đối với các thị trường truyền thống thì công ty nên giữ vững mức doanh thu tiêu thụ và tìm cách tăng nhẹ, tránh tăng quá nhanh và giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh, đưa ra ưu đãi thiết thực như mức chiết khấu, tiền hoa hồng khi các đơn hàng
với số lượng lớn hoặc khách hàng thanh toán nhanh trước thời hạn.
Đối với việc mở rộng thị trường thì công ty nên mở rộng sang các tỉnh có dân cư đang phát triển, có các khu công nghiệp sản xuất, chế biến… Với vị trí địa lý của công ty TNHH SX & TM Hoàng Phúc thì công ty nên mở rộng thị trường sang 2 tỉnh như Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, công ty có thể mở rộng tiêu thụ các mặt hàng giấy cuộn hay bìa carton tại các khu công nghiệp tại các khu công nghiệp như KCN Phúc Yên, Bình Xuyên, Sơn Lôi, Bá Thiện, Khai Quang… Và các mặt hàng mới như vở kẻ ngang, khăn giấy và giấy vệ sinh tại các địa phương của tỉnh này. Với thị trường là tỉnh Thái Nguyên, thì công ty có thể tận dụng các khu công nghiệp như KCN Sông Công, Nam Phú Yên, Quyết Thắng, Điền Thụy… Nếu việc mở rộng thị trường thuận lợi thì mức doanh thu từ hoạt động bán hàng sẽ tăng, mức dự kiến tại các thị trường trong giai đoạn từ năm 2013-2017 như sau:
Bảng 27: Doanh thu dự kiến tại các tỉnh trong giai đoạn năm 2013-2017
ĐVT: 1000đ
TT Tỉnh, TP Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Bắc Ninh 9.661,40 10.220,86 10.410,30 10.772,61 11.514,36 2 Bắc Giang 4.009,95 4.161,81 4.238,94 4.809,68 4.870,48 3 Hà Nội 4.830,54 4.872,96 5.037,70 5.456,70 5.412,98 4 Hải Dương 3.380,18 3.998,58 3.142,44 3.632,19 3.592,16 5 Hưng Yên 1.739,99 2.181,01 2.051,10 2.276,85 2.345,20 6 Thái Nguyên 397,14 341,07 400,22 479,32 486,14 7 Vĩnh Phúc 230,81 253,71 314,30 317,65 327,82
Mức doanh thu trên chỉ là dự kiến trong các thị trường, đối với 2 thị trường mới thì mức lợi nhuận chỉ ở mức nhỏ, doanh nghiệp nên từ từ thâm nhập vào các thị trường này, không quá nhanh và cũng không quá chậm, tạo dựng uy tín đôi với các bạn hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được kết quả tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
Áp dụng các phương thức thanh toán đa dạng hơn
Hiện nay công ty Hoàng Phúc áp dụng phương thức thanh toán chậm, tức là cung cấp hàng hóa cho đối tác trước rồi nhận tiền sau theo thời gian thỏa thuận
trong hợp đồng. Với phương thức như vậy sẽ làm cho việc luận chuyển vốn gặp khó khăn, luận chuyển chậm, vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng. Trong khi đó, công ty phải huy động vốn tại nhiều nguồn khác nhau nhưng đều gặp khó khăn, chính vì vậy mà công ty cần cân nhắc các phương án thanh toán thích hợp, lựa chọn phương án thanh toán có hiệu quả vừa đảm bảo tăng doanh thu bán hàng, vừa đảm bảo việc thu hồi tiên bán hàng cho các đối tác.
Công ty có thể thực hiện một số phương thức thanh toán như thanh toán ngay 1/3 – 1/2 giá trị hàng hóa trong khi giao hàng cho khách hàng, hoặc yêu cầu khách hàng đặt cọc, có đảm bảo bằng thế chấp khi kí hợp đồng… Đồng thời phải giữ được quan hệ tốt đẹp với các khách hàng và công ty vẫn có lợi trong kinh doanh.
Công ty nên đưa ra các phương thức thanh toán khác nhau với những đối tượng khách hàng khác nhau, từ khách hàng lâu năm cho tới khách hàng mới. Đặc biệt khi có đơn hàng lớn thì phương thức thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.