Xử lý phân chuồng

Một phần của tài liệu Vai trò vốn con người trong sinh kế bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã tản lĩnh, huyện ba vì, hà nội (Trang 73 - 74)

Cách xử lý truyền thống đối với phân chuồng của người dân là sử dụng như nguồn phân bón cho cây trồng; 90,5% hộ - trước 2005 và 81,0% - 2005 – 2011. Bên cạnh các hộ dân có thêm những biện pháp khác để xử lý phân chuồng kịp thời và hiệu quả trong bối cảnh chăn nuôi gia súc ở địa phương có xu hướng tăng; đó là xây dựng hầm biogas (52,4% hộ) hoặc bán (9,5% hộ). Một điều đáng chú ý rằng trước 2005 chỉ có 9,5% hộ xây dựng hầm biogas nhưng từ 2005 – 2011 tỷ lệ hộ này tăng lên 52,4%. (Hình 4.14)

Các hộ dân sử dụng hầm biogas cho nhiều mục đích như Hình 4.15. Có 100% hộ dân nhận thấy việc sử dụng biogas để đảm bảo vệ sinh môi trường trong hộ cũng như xung quanh, 95,5% hộ sử dụng khí biogas để làm chất đốt và sử dụng phần thải rắn và lỏng cho việc tưới cỏ, tưới ruộng và bón cho cây trồng. Ngoài ra hộ dân có thể tận dụng nhiên liệu để thắp sáng nhưng đối với người dân ở địa bàn nghiên cứu thì hiệu quả của việc này không cao nên chỉ có 13,6% hộ sử dụng hầm cho mục đích này.

Các hộ dân có nhận thức và hiểu biết xử lý phân chuồng (thuộc về vốn con người) để tận dụng nguồn năng lượng trong trồng trọt, sinh hoạt và bảo vệ môi trường, sức khỏe. Đây là một trong những biện pháp tối ưu góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu trong chăn nuôi và cũng là thích ứng biến đổi khí hậu trong khi các nguồn năng lượng truyền thống sử dụng trong sinh hoạt như điện, nhiên liệu đun nấu đang bị khai thác quá mức. 90.5% 2.4% 9.5% 0.0% 81.0% 9.5% 52.4% 2.4% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Bón cho cây Bán Hầm biogas Khác

Tỷ lệ hộ

Trước 2005 2005 - 2011

68

Một phần của tài liệu Vai trò vốn con người trong sinh kế bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã tản lĩnh, huyện ba vì, hà nội (Trang 73 - 74)