Các phép toán phân tích kết quả

Một phần của tài liệu Vai trò vốn con người trong sinh kế bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã tản lĩnh, huyện ba vì, hà nội (Trang 28)

- Xử lý số liệu sơ cấp bằng phần mềm Epidata, SPSS

- Sử dụng các công thức thống kê trong excel để phân tích số liệu như: average, offset, pivottable, count – countif, filter, chitest,…

2.1.5. Các nghiên cứu liên quan đã đƣợc thực hiện

a. Trong bài báo “Các cách tổ chức nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh kế bền vững và sự phát triển công bằng ở nông thôn Việt Nam” (Le Thi Van Hue and Nghiem Phuong Tuyen n.d.) đề cập đến vấn đề thể chế thiết lập các luật, quy định cho việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và cụ thể đối với các nguồn tài nguyên lâm nghiệp ở vùng cao hay rừng ngập mặn. Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm chứng cách thức tổ

23

chức, chức năng cũng như mối quan hệ của các tổ chức chính thức và không chính thức ở địa phương trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa các mô hình thể chế, quản trị và đầu ra sinh kế (sinh kế bị ảnh hưởng như thế nào, tính công bằng và tính bền vững sinh thái) bằng các chỉ số định lượng và định tính. Nghiên cứu đã cho thấy những thay đổi trong quá trình sử dụng và quản lý tài nguyên từ các mô hình của bốn địa phương: Sơn La, Thái Bình, Gia Lai và Trà Vinh.

b. Nghiên cứu “Sự mất đất nông nghiệp và đói nghèo ở các vùng ngoại thành Hà Nội: những bằng chứng từ số liệu khảo sát nông hộ” (T.Q.Tuyen and V.Van Huonng 2013) sử dụng bộ số liệu từ 2010 với 477 hộ. Nghiên cứu chỉ ra không có tác động trong quá trình mất đất nông nghiệp do đô thị hóa và công nghiệp hóa đến nghèo đói của các nông hộ trong thời gian ngắn. Do đó nghiên cứu này đề xuất rằng nên có những nghiên cứu sâu hơn với số liệu được quan sát ở một thời đoạn dài hơn để kiểm chứng những tác động ở quy mô lâu dài từ việc mất đất nông nghiệp đến giảm nghèo. Các tác giả cũng đã tìm ra những nhân tố đóng góp cho việc giảm nghèo tại địa phương, đó là trình độ giáo dục của hộ, cách thức tiếp cận những khoản tín dụng chính thức và khả năng sở hữu các tài sản sản xuất cũng như sự tham gia của hộ vào các hoạt động phi nông nghiệp. Trong nghiên cứu, các tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị chính sách để giúp các hộ thoát khỏi đói nghèo và cải thiện an sinh. Nghiên cứu trường hợp ở huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội bao gồm 6 được chia ra hai nhóm để so sánh: nhóm các hộ nghèo và nhóm các hộ không thuộc diện nghèo (dựa vào chi tiêu hàng tháng của hộ)

Trong nghiên cứu có những bộ biến được điều tra và phân tích được xem là hệ số xác định nghèo đói của hộ:

- Sự an sinh của hộ gồm thu nhập hàng tháng trên đầu người và chi tiêu hàng tháng trên đầu người

- Mất đất nông nghiệp gồm số liệu về mất đất trong hai năm 2008 và 2009

- Đặc điểm hộ gia đình về vốn con người gồm quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tỷ lệ giới tính, trình độ giáo dục của các nhân khẩu trong độ tuổi lao động, độ tuổi của các nhân khẩu lao động

24

- Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người (thuộc vốn tự nhiên) - Những tài sản sản xuất (thuộc vốn cơ sở hạ tầng)

- Những khoản nợ chính thức và không chính thức (thuộc vốn tài chính)

- Sự tham gia các hoạt động phi nông nghiệp trong quá khứ gồm có các công việc làm công ăn lương chính thức, không chính thức và tự làm

c. Hệ thống tích hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi đang là giải pháp để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và giảm thiểu những rủi ro. Nó cũng là giải pháp bảo vệ môi trường (như giảm thoái hóa đất) và bảo vệ các dạng tài nguyên thiên nhiên cơ bản cũng như sử dụng chúng một cách hiệu quả. Trong nghiên cứu của (R K Naresh et al. 2014) với tựa đề “Sự tích hợp quản lý trồng trọt – chăn nuôi gia súc để tăng năng suất, khả năng lợi nhuận và tính bền vững của hệ thống lúa – lúa mì ở Tây Bắc Ấn độ” đề cập đến giải pháp công nghệ bảo tồn tài nguyên (RCTs – Resource-Conservation Technologies) ứng dụng trong nông nghiệp. Nghiên cứu này đánh giá ở ba khía cạnh:

- Những tác động khi phải đánh đổi giữa trồng trọt – chăn nuôi và quản lý tài nguyên thiên nhiên

- Những tác động của sự đánh đổi này đến sinh kế của các hộ gia đình nghèo - Những gợi ý cho các nghiên cứu và chương trình mở rộng để hỗ trợ các nguồn sinh kế tiềm năng đồng thời hướng đến quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các tác giả đề cập đến hệ thống đa dạng hóa và hệ thống tích hợp:

- Hệ thống đa dạng hóa: trồng trọt và chăn nuôi cùng tồn tại độc lập, có thể kết hợp chỉ để phục vụ cơ bản cho việc giảm thiểu những rủi ro mà không thể tái sản xuất nguồn tài nguyên.

- Hệ thống tích hợp: trồng trọt và chăn nuôi tương tác tạo ra sức mạnh tổng hợp và tái sản xuất một cách tối đa các nguồn tài nguyên; trồng trọt có thể cung cấp thức ăn chăn nuôi; chăn nuôi đáp ứng những nhu cầu trong trồng trọt như cung cấp phân bón hữu cơ, nhờ đó làm giàu dinh dưỡng đất, duy trì chu trình năng lượng hơn là sử dụng phân bón hóa học. Do đó nó là chìa khóa cho sự bền vững sinh thái. d. Trong nghiên cứu “Tăng cường tính bền vững trong năng suất chăn nuôi gia súc ở các nước đang phát triển thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn chăn nuôi” (Harinder P.S. Markkar 2014) đã chỉ ra các thách thức trong chăn nuôi gia súc. Nhu

25

cầu về các sản phẩm từ chăn nuôi gia súc (như thịt, sữa) trong một vài thập kỷ gần đây tăng nhanh đột biến, nhu cầu đó sẽ tăng 70% trong năm 2050 so với mức tiêu thụ của cả thế giới trong năm 2005 do thu nhập của người dân được cải thiện, dân số tiếp tục tăng, sự đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế. Do đó nhu cầu về năng lượng, thức ăn chăn nuôi khả dụng đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình chăn nuôi để đảm bảo nguồn đầu ra cho các sản phẩm chăn nuôi. Chính những nhu cầu này dẫn đến tình trạng ngày càng khan hiếm về đất đai, nguồn nước, sự cạnh tranh về lương thực – thức ăn chăn nuôi – nhiên liệu cùng với những thách thức này thì sự ấm lên toàn cầu đang hiện hữu. Nghiên cứu tập trung làm rõ vấn đề nguồn thức ăn chăn nuôi và chỉ ra chiến lược để giải quyết hay thích ứng cho thách thức này. Các chiến lược cụ thể là:

- Đánh giá những nguồn thức ăn chăn nuôi khả dụng và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất

- Tăng cường tính khả dụng các loại thức ăn chăn nuôi và cách thức cho ăn theo chế độ dinh dưỡng

- Mở rộng nguồn thức ăn cho gia súc bằng việc sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi mới như trồng các loại cây phù hợp điều kiện địa phương nhưng tránh xung đột với nguồn lương thực cho con người

- Tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn có định hướng Những nỗ lực để thực hiện các chiến lược này kết hợp việc sử dụng các nguồn gen gia súc tốt không ảnh hưởng đến môi trường, các mô hình quản lý tốt trong việc sử dụng nguồn nước, đảm bảo sức khỏe và tình trạng tốt cho vật nuôi.

Cho vật nuôi ăn không đúng cách có thể dẫn đến năng suất chăn nuôi giảm và gia tăng những vấn đề về môi trường nhất là liên quan đến sự phát thải mê-tan (khoảng 12% năng lượng bị mất và chuyển hóa thành mê-tan từ nguồn thức ăn), ni-tơ và phốt- pho (60 – 70%) cũng bị phát thải vào trong đất và nguồn nước. Chúng là những nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học và sức khỏe của con người.

e. “Ttương tác giữa vật nuôi – cây trồng ở miền Bắc Việt Nam: những vấn đề, đa dạng sinh kế và những giải pháp thay thế cho việc tích hợp vật nuôi bền vững trong hệ thống nông nghiệp vùng cao – Bắc Cạn” (Yann Eguienta, Cédric Martin et al. 2002) đã đưa ra khung phân tích cho hình thái nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. Ba nhân tố quyết định đặc điểm của hộ gia đình, hệ thống cây trồng và các hoạt động trong chăn

26

nuôi; đó là đáp ứng những nhu cầu sản phẩm, nhu cầu lương thực của hộ, những mục tiêu và khả năng giám sát trong việc sử dụng đàn gia súc. Cả ba nhấn tố này đều tác động hệ thống cây trồng và các hoạt động trong chăn nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm nông nghiệp ở vùng Bắc Cạn là nhiều hộ nuôi trâu và sử dụng nguồn phân này cho lúa, một số hộ khác tập trung chủ yếu từ việc tăng đàn bò, trâu. Các tác giả điều tra (183 hộ ở hai làng - năm 2000) về chiến lược chăn nuôi gia súc của hộ và kết quả là xác định những loại nông hộ có những mục tiêu tiềm năng cho các sáng kiến mang tính tổ chức và kỹ thuật trong việc quản lý cây trồng kết hợp vật nuôi. Nghiên cứu mô tả các hệ thống chăn nuôi và quan hệ giữa các hệ thống này với cây trồng lương thực và rừng. Từ đó các tác giả đánh giá được cách thức hoạt động của các hệ thống này cũng như xác định được những hạn chế. Ngoài ra nó mô tả cụ thể những mục tiêu, nguồn tài nguyên hay tài sản, những hạn chế và nhu cầu của những nông hộ đang tăng đàn (chăn nuôi) để có những can thiệp hỗ trợ cho từng loại nông hộ. Tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu là các nhóm người dân tộc với sinh kế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên; ngoài trồng trọt ở vùng sườn đồi, khai thác rừng, chăn nuôi, họ còn kiếm sống dựa vào một số hoạt động phi nông nghiệp.

f. Kết quả nghiên cứu khoa học của chương trình hợp tác đại học 2008 – 2013 về “Sản xuất sữa và thị trường cho các nông hộ nhỏ ở khu vực miền Bắc Việt Nam: nghiên cứu trường hợp tại Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội” đánh giá bối cảnh hiện tại của việc sản xuất sữa: năng suất sữa, sản lượng sữa, thời kỳ cho sữa của giống bò HF thuần chủng và giống lai trong các đàn khác nhau. Ngoài ra thị trường cho các nông hộ nhỏ tại xã Phù Đổng được nghiên cứu bằng phân tích những đặc điểm kinh tế - xã hội của những nông hộ: tuổi tác và trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu trong gia đình, kinh nghiệm trong sản xuất sữa, số lượng bò sữa, thu nhập từ nguồn khác (không từ sản phẩm sữa),… Nghiên cứu này sử dụng quy trình hai bước Heckman để ước lượng những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sự tham gia thị trường và lượng sữa đem ra thị trường để thu mua của các nông hộ bò sữa.

Nghiên cứu tìm ra được đặc điểm của giống bò thuần chủng HF thường cho năng suất sữa cao hơn nhưng giai đoạn cho sữa ngắn hơn so với giống bò lai, năng suất cao nhất ở những con giống thuần ở những đàn với kích cỡ trung bình và năng suất thấp nhất ở những con giống lai ở những đàn với kích cỡ trung bình. Tuy nhiên

27

không có nhiều khác biệt về sản lượng sữa của thời kỳ cho sữa ở các giống bò này. Trung bình số lượng bò lai của các nông hộ bò tham gia thị trường và không tham gia thị trường là 3,17 và 0,5; trong khi đó số lượng trung bình bò thuần của các nông hộ tham gia thị trường và không tham gia thị trường là 3,0 và 0,33 trên một đơn vị hộ. Sản lượng trung bình sữa của các hộ tham gia thị trường là 20,1kg và của các hộ không tham gia thị trường là 1,4kg. Theo những phép tính xác suất với mức độ ý nghĩa cho phép nghiên cứu cho thấy nguồn thu nhập không từ bò sữa của các nông hộ không tham gia thị trường bò sữa cao gấp 3 lần so với những nông hộ tham gia thị trường bò sữa.

Nghiên cứu cho thấy kích cỡ gia đình (tính trung bình) của các hộ chăn nuôi bò sữa có tham gia thị trường lớn hơn so với những hộ không tham gia thị trường. Những hộ chăn nuôi bò sữa có số lao động nhiều hơn thì khả năng tham gia thị trường sữa cao hơn so với những hộ có số lao động ít hơn. Trung bình số năm kinh nghiệm của những hộ chăn nuôi bò sữa của hộ tham gia thị trường là 2,3 và của hộ không tham gia thị trường là 3,4.

Qua những kênh thông tin chính thức và không chính thức thì trong tổng số các loại chuỗi thị trường sữa được khảo sát có khoảng 90% theo chuỗi từ người sản xuất – người thu gom sữa – công ty thu mua – người bán lẻ - người tiêu dùng (đầu ra cuối cùng của chuỗi tiêu thụ sản phẩm). Trình độ giáo dục có ý nghĩa đến việc tăng cường năng lực cho nông hộ trong quá trình sản xuất và tham gia thị trường.

g. Hậu quả của chăn nuôi gia súc là việc bỏ rừng lấy đất trồng cỏ và đất chăn thả gia súc, do đó mất nguồn lưu trữ cac-bon trong đất. Chăn nuôi gia súc cũng tiêu hao năng lượng từ việc trồng các loại cây cỏ phục vụ cho chăn nuôi và các nguồn thức ăn khác cho gia súc, quá trình vận chuyển, trao đổi các sản phẩm từ gia súc. Sự phát thải khí nitơ oxit từ việc sử dụng phân đạm, sự phát thải khí metan từ phân gia súc hoặc từ quá trình lên men ruột đóng góp vào sự phát thải khí nhà kính (khoảng 35% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu có nguồn gốc từ nông nghiệp và chăn nuôi gia súc trong đó có tính đến cách thức sử dụng đất) (R K Naresh et al. 2014, 77). Sinh kế của người nông dân có được đảm bảo hay không là gắn liền với cách thức sử dụng đất của chính họ cho trồng trọt và chăn nuôi (R K Naresh et al. 2014, 78). Sự lồng ghép (hay sự kết hợp hài hòa) giữa trồng trọt và chăn nuôi gia súc là một trong những giải pháp

28

để vừa có thể cải thiện sản phẩm từ chăn nuôi gia súc mà còn bảo đảm môi trường. Việc lồng ghép này đem lại nhiều thuận lợi cho cách thức sử dụng nguồn tài nguyên, đảm bảo nguồn thu nhập và giảm thiểu rủi ro (R K Naresh et al. 2014, 74). Sự bền vững của một hệ thống lồng ghép giữa cây trồng và chăn nuôi gia súc phụ thuộc vào khả năng sử dụng chất dinh dưỡng thích hợp trong mối quan hệ tương hỗ giữa chăn nuôi gia súc và trồng trọt cũng như duy trì sự phục hồi đất (R K Naresh et al. 2014, 82).

h. Ngành chăn nuôi gia súc đóng góp khoảng 40% so với tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp toàn thế giới và giải quyết sinh kế cũng như an ninh lương thực gần một tỷ người trên toàn cầu. Việc cung cấp lượng thức ăn cũng như cách thức cho ăn đối với gia súc không hợp lý không những làm giảm chất lượng vật nuôi mà còn làm tăng các chất ô nhiễm như metan, nitơ, photpho vào trong đất và nước; đây là mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và sức khỏe của con người. Ngoài ra cách thức cho ăn đối với gia súc ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và thay đổi sử dụng đất, góp phần phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó nó còn liên quan đến lợi ích kinh tế của người chăn nuôi. Do đó việc đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi một cách thích hợp đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh Trái đất đang nóng lên, dân số vẫn tiếp tục tăng, đất đai đang bị suy thoái, nguồn nước đang bị cạn kiệt và ô nhiễm, đa dạng sinh học bị đe dọa và giá năng lượng đang tăng. Trong khi đó nhu cầu về thịt ngày càng tăng do quá trình dân số tăng cùng với đô thị hóa và thu nhập của người dân cũng tăng. Theo báo cáo của tổ chức lương nông thế giới (FAO, 2009) thì sức tiêu thụ nguồn thực phẩm từ gia

Một phần của tài liệu Vai trò vốn con người trong sinh kế bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã tản lĩnh, huyện ba vì, hà nội (Trang 28)