Năm 2005, trong 3282 hộ được khảo sát thì có 77,2% hộ với trình độ không được đào tạo trong bất kỳ ngành nghề nào (nghĩa là tất cả các thành viên trong gia đình không được đào tạo); nhưng năm 2011, trong 3687 hộ được khảo sát thì có 67,6% hộ với loại trình độ này (Bảng 4.2). Trình độ chuyên môn kỹ thuật là một trong những yếu tố thuộc vốn con người. Qua khảo sát thấy rõ các hộ không được đào tạo có xu hướng giảm, thay vào đó là số hộ có trình độ chuyên môn tăng dần. Mặc dù thế trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất trong một hộ gia đình “chưa được đào tạo” vẫn chiếm lớn nhất so với các loại trình độ chuyên môn khác.
Nguồn thu nhập từ nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm ưu thế tại địa phương (2005 – 73,8%, 2011 – 60,0%). Các nguồn thu nhập còn lại có xu hướng tăng. Tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập từ dịch vụ chiếm vị trí cao thứ nhì (19,1% - 2005 và 26,6% - 2011). (Bảng 4.2)
Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất và các nguồn thu nhập (2005 và 2011)
2005 2011
Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất trong hộ
Chưa đào tạo (CĐT) 77,2% 67,6% Sơ cấp nghề (SCN) 5,1% 7,6% Trung cấp nghề/chuyên nghiệp (TCN.CN) 9,3% 11,6% Cao đẳng (CĐ) 3,2% 2,1% Đại học trở lên (ĐH) 5,2% 7,9% Các nguồn thu nhập
Nông, lâm, thủy sản (NLTS)
73,8% 60,0% Công nghiệp, xây dựng
(CNXD)
1,9% 6,9% Thương nghiệp, vận tải,
dịch vụ (TNVTDV)
19,1% 26,6%
Khác 5,1% 6,6%
Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của hộ và nguồn thu nhập có mối liên hệ tỷ lệ thuận với nhau. Trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao thì tỷ lệ nguồn thu càng tập trung vào những ngành nghề công nghiệp, xây dựng, hay thương nghiệp, dịch vụ. Những hộ không được đào tạo hoặc đào tạo không chứng chỉ có nguồn thu nhập ở nông, lâm, thủy sản (Hình 4.3 và Hình 4.4). Vốn con người không được đầu tư trong
57
các sinh kế có nguồn thu nhập từ nông, lâm, thủy sản; trong khi đó sinh kế chủ yếu của địa phương là nông nghiệp (66% hộ - Hình 3.8: Các ngành sản xuất (2011)). Đối với những ngành nghề còn lại đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn hay vốn con người được đầu tư nhiều hơn.
y = 0.2112x + 1.2302 R² = 0.0595 1 2 3 4 1 2 3 4 5 N guồn t hu nh ập
Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của hộ
1: Nông, lâm, thủy sản 2: Công nghiệp, xây dựng 3: Dịch vụ 4: Khác
1: Chưa đào tạo 2: Sơ cấp 3: Trung cấp 4: Cao đẳng 5: Đại học trở lên y = 0.2082x + 1.3476 R² = 0.1455 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 N guồn t hu nh ập
Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất trong hộ
1: Nông, lâm, thủy sản 2: Công nghiệp, xây dựng 3: Thương nghiệp, vận tải, dịch vụ 4: Khác
1: Chưa đào tạo
2: Đào tạo không chứng chỉ 3: Sơ cấp nghề
4: Trung cấp nghề/ chuyên nghiệp 5: Cao đẳng nghề
6: Cao đẳng 7: Đại học trở lên
Hình 4.3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất - Nguồn thu nhập (2005)
Hình 4.4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất - Nguồn thu nhập (2011)
58
Vốn con người thông qua trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các loại nguồn thu nhập được mô tả chi tiết trong Hình 4.5: Tỷ lệ hộ với trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau và các nguồn thu nhập (2005) và Hình 4.6:
Trong 2005, tỷ lệ hộ chưa qua đào tạo có nguồn thu nhập trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản cao nhất (61,5% hộ); tiếp đó là tỷ lệ hộ với nguồn thu từ dịch vụ mà không được đào tạo chiếm 11,3%. Tỷ lệ hộ có thành viên được đào tạo đến trình độ cao đẳng, đại học hoặc hơn khoảng 8,4%.
Đến năm 2011, tỷ lệ hộ chưa qua đào tạo cũng tập trung nhiều nhất ở những nguồn thu nhập từ nông, lâm và thủy sản (49,0%). Tỷ lệ hộ chưa qua đào tạo tập trung nhiều thứ hai ở nguồn thu nhập từ thương nghiệp, vận tải và dịch vụ (11,5%).
Những hộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất thuộc nhóm cao đẳng và đại học trở lên thì nguồn thu nhập thường tập trung vào nhóm ngành thương nghiệp, vận tải và dịch vụ. Tỷ lệ hộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tập trung vào nguồn thu nhập từ thương nghiệp, vận tải và dịch vụ là nhiều hơn so với các loại nguồn thu còn lại. Hình 4.6
Chú ý: Trong năm 2011 loại trình độ đào tạo có thêm: Cao đẳng nghề (CĐN), Đào tạo không chứng chỉ (ĐTKCC) như Hình 4.6
Trình độ chuyên môn kỹ thuật (thuộc về vốn con người) của hộ đóng vai trò trong việc quyết định nguồn thu nhập của hộ từ sinh kế nào là chính yếu. Rõ ràng nông nghiệp ở địa phương không đòi hỏi người dân phải có trình độ cao và đồng thời những hộ không có chuyên môn kỹ thuật thì lấy sinh kế nông nghiệp, trong khi nông nghiệp là sinh kế chủ yếu ở địa phương (66% hộ - Hình 3.8: Các ngành sản xuất (2011))
59