Trước 2005, tỷ lệ hộ sử dụng phân hóa học cao nhất (92,9% hộ) (trong 42 phiếu khảo sát). Phân xanh không được nhiều hộ sử dụng như trước 2005. Trong 2005 – 2011 tỷ lệ hộ sử dụng phân chuồng oai và phân hóa học nhiều hơn trước (54,8% hộ). (Hình 4.9)
Tỷ lệ hộ cho rằng phân chuồng tốt cho đất và cây trồng cao nhất và cao hơn hẳn so với hai loại phân còn lại (trước 2005 – 81,0% và từ 2005 - 2011 – 85,7%). Tỷ lệ hộ cho rằng phân hóa học tốt cho đất và cây trồng là 21,4% và tỷ lệ này không thay đổi trong cả hai giai đoạn. (Bảng 4.3)
Bảng 4.3: Tỷ lệ hộ (%) cho biết loại phân nào tốt cho đất và cây trồng
2005 2011
Phân chuồng 81,0% 85,7%
Phân hóa học 21,4% 21,4%
Phân xanh 2,4% 2,4%
95,2% hộ (40/42 hộ) không thay đổi nhận thức về tác dụng của phân chuồng cho đất và cây trồng, trong đó có 14,3% (6/42 hộ) giữ ý kiến rằng phân chuồng không
54.8% 50.0% 45.2% 73.8% 54.8% 16.7% 92.9% 54.8% 21.4% 21.4% 47.6% 28.6% 42.9% 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Nhiều hơn Ít hơn Dùng không đổi
Không dùng Tỷ lệ hộ sử
dụng trước 2005
Tỷ lệ hộ sử dụng phân bón của giai đoạn 2005 - 2011 so với trước 2005
Phân xanh Phân chuồng oai Phân hóa học Phân chuồng tươi
Hình 4.9: Tỷ lệ hộ sử dụng các loại phân bón ở hai thời kỳ
62
tốt trong cả hai giai đoạn. Tỷ lệ hộ có nhận thức rằng phân chuồng tốt cho đất và cây tăng 4,8% so với trước 2005. Trong 88,1% hộ (37/42 hộ) không thay đổi nhận thức về tác dụng của phân hóa học thì có 16,7% (7/42 hộ) giữ ý kiến cho rằng phân hóa học có lợi. 97,6% hộ không cho rằng phân xanh có ích cho đất và cây trồng từ trước đến nay. (Bảng 4.4)
Bảng 4.4: Tỷ lệ hộ (%) thay đổi nhận thức về tác dụng của phân bón cho cây trồng và đất (2005 - 2011 so với trƣớc 2005)
Không thay đổi Có Không còn
Phân chuồng 95,2% 4,8% 0,0%
Phân hóa học 88,1% 4,8% 7,1%
Phân xanh 97,6% 0,0% 2,4%
Cách thức ủ phân của các nông hộ trong khảo sát được xem là tương tự. Các nông hộ sử dụng cách ủ đơn giản và truyền thống không có sự thay đổi nhiều trong cả hai giai đoạn: đắp đống, rắc vôi bột và đậy kín (đắp bùn xung quanh, rơm rạ khô hoặc đậy bạt) trong vòng vài tháng (khoảng 1 – 4 tháng) cho oai mục rồi đem ra đổ ngoài ruộng. Một vài hộ sử dụng phân gà trộn với trấu hoặc vôi và tro cho vào bao để khô rồi dùng cho cây trồng.
Tỷ lệ hộ còn sử dụng phân xanh để bón lót trong 2005 - 2011 chỉ còn 4,8%, lý do cho sự giảm này là công đoạn ủ phân xanh rất tốn công và hiệu quả kinh tế không cao, hơn nữa phân hóa học đối với người dân ngày càng quen thuộc và tiện lợi, đồng thời phân chuồng từ chăn nuôi tăng là nguồn phân hữu cơ dồi dào đem lại năng suất cho cây trồng nhất. Tỷ lệ hộ dân nhận biết những kỹ thuật cơ bản trong quá trình bón phân khá cao như Bảng 4.5.
Vốn con người trong trồng trọt được thể hiện qua nhận thức loại phân nào tốt cho cây trồng và đất và kỹ năng bón phân của nông hộ. Nông hộ nhận thức được phân hữu cơ (phân xanh và phân chuồng) tốt cho đất và cây trồng. Tuy nhiên nông hộ vẫn duy trì hay sử dụng nhiều hơn phân hóa học do tiện lợi và chưa có những nguy hại trông thấy rõ ràng. Phân chuồng được các hộ sử dụng nhiều hơn do nhu cầu tăng và do chăn nuôi cũng tăng. Hầu hết nông hộ nhận biết bón phân như thế nào là tốt cho cây trồng.
63
Bảng 4.5: Tỷ lệ hộ (%) với kỹ năng bón phân (trƣớc 2005 và 2005 - 2011)
Trước 2005 2005 - 2011
Không bón phân chuồng thô sau
khi gieo trồng 85,7% 83,3%
Không sử dụng phân lợn tƣơi 76,2% 83,3%
Bón lót phân xanh khi làm đất 52,4% 4,8%
Bón phân bón gốc khi đất ẩm và
tƣới nƣớc sau khi bón 95,2% 95,2%