Kiến Nghị đối với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng song

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 83 - 85)

song Cửu Long

Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng, đủ nhân lực để nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới, đây được xem là nhiệm vụ cấp thiết của các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn mới. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức mới và kinh nghiệm cho vay đến cán bộ tín dụng, chú ý rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ để có thể tiếp cận nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài; gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng có uy tín trong khu vực và trên thế giới về thẩm đinh dự án và cho vay theo dự án,...

Thường xuyên tổ chức cuộc họp giữa cán bộ tín dụng và các trưởng phòng tín dụng để trao đổi những kinh nghiệm, những vấn đề khúc mắc, những khuyết điểm trong quá trình thực hiện của từng cán bộ tín dụng... Từ đó vừa nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng vừa hạn chế, khắc phục những sai lầm đã mắc phải đảm bảo an toàn cho những khoản nợ vay.

Ngân hàng có thể vừa thu hút thêm khách hàng, gia tăng mức độ cạnh tranh, vừa hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra bằng cách cung cấp dịch vụ chuyển tiền mặt đến tận nhà cho khách hàng với mức phí hợp lý. Vì phần lớn những người đi vay rút bằng tiền mặt, với số lượng tiền lớn mang ra ngoài sẽ rất nguy hiểm, nếu có rủi ro xảy ra thì chẳng những gây thiệt hại cho khách hàng mà Ngân hàng cũng có thể bị mất vốn. Do đó việc vận chuyển tiền cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn qua đó Ngân hàng cũng sẽ có thêm khoản doanh thu từ phí dịch vụ này.

Hạn chế cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của những khách hàng là người thân quen để tránh sự gian lận hoặc ý kiến chủ quan trong khâu thẩm định.

Hoàn thiện và đổi mới công nghệ Ngân hàng, thiết lập hệ thống quản lý và cung cấp thông tin trong nội bộ sử dụng chung, đồng thời xây dựng trang web riêng của chi nhánh, nối kết Internet trong toàn Ngân hàng để tất cả cán bộ, nhân viên Ngân hàng có thể nắm bắt nhanh chóng thông tin kinh tế chính

trị, xã hội, diễn biến tình hình thị trường trong và ngoài nước góp phần cải thiện và tiêu chuẩn hoá phương thức quản lý, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo ra được cách suy nghĩ, cách làm việc và quản lý khoa học dựa trên hệ thống thông tin chính xác, đầy đủ, đồng thời giúp cho công tác giao dịch đối ngoại được thuận tiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hải Đường, 2007. “Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ”. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, 2014. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

5. Trang web của ngân hàng MHB http://www.mhb.com.vn/vi/ 6. Trang web Tạp chí tài chính http://www.tapchitaichinh.vn/

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)