Phân tích tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 61 - 63)

Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của MHB Châu Đốc giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kinh doanh – MHB Châu Đốc

Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền (%) Ngắn hạn 6.005 6.558 553 9,21 Trung, dài hạn 5.387 6.534 1.147 21,29 Tổng 11.392 13.092 1.700 14,92 Nợ xấu 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền (%) tiền Số (%) Xây dựng – sửa chửa nhà 11.030 11.430 10.020 400 3,63 -1.410 -12,34 Sản xuất kinh doanh 7.913 7.543 8.180 -370 -4,68 637 8,44 Khác 5.738 3.352 3.428 -2.386 -41,58 76 2,27 Tổng 24.681 22.325 21.628 -2.356 -9,55 -697 -3,12

Phân tích về cơ cấu nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn. Qua bảng trên thể hiện mục đích được nhiều khách hàng vay vốn để thực hiện nhất là để xây dựng và sửa chữa nhà. Nhưng đồng thời đây cũng là mục đích phát sinh nhiều nợ xấu nhất. Người đi vay đa phần dùng chính ngôi nhà để làm tài sản thế chấp và phụ thuộc vào một nguồn trả nợ duy nhất. Nợ xấu phát sinh chủ yếu do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Do trong thời gian trước đây công tác cho vay khá dễ dàng để giành giật khách hàng nên nợ xấu phát sinh trong năm 2011 và 2012 đối với mục đích vay vốn này khá cao. Sang năm 2013 Chi nhánh đã chấn chỉnh lại, nâng cao các yêu cầu đối với khách hàng vay vốn, đặt nặng việc nguồn thu để trả nợ của khách hàng phải ổn định, hoặc có nguồn thay thế khi có khó khăn. Công tác hậu kiểm tín dụng cũng được thắt chặt hơn nhờ vậy mà quản lý nợ được tốt hơn. Nợ xấu giảm đi còn do công tác thu nợ được đẩy mạnh, góp phần đáng kể giải quyết những món vay có vấn đề.

Về cho vay sản xuất kinh doanh thì nợ xấu đối với mục đích này ngày càng tăng lên do kinh tế biến động là ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Những năm gần đây chịu ảnh hưởng của thiên tai nên sản xuất ở tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn. Những thành phần kinh doanh cá nhân nhỏ lẻ, tính cạnh tranh thấp không đủ sức xoay sở nên không kịp quay vòng tiền để trả nợ vay. Đối với những trường hợp này ngoài việc xem xét kéo dài thời hạn món vay Ngân hàng còn xem xét cho vay thêm nếu có thể để khách hàng có thể vượt qua khó khăn hiện tại.

Bảng 4.12: Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của MHB Châu Đốc giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nợ xấu 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch

Số tiền %

Xây dựng- sửa chữa nhà 5.374 5.077 -297 -5,53

Sản xuất kinh doanh 4.274 4.765 491 11,49

Khác 1.744 3.250 1.506 86,35

Tổng 11.392 13.092 1700 14,92

Nguồn: Phòng Kinh doanh – MHB Châu Đốc

Nợ xấu đối với mục đích xây dựng – sửa chữa nhà giảm nhẹ nhưng thay vào đó nợ xấu sản xuất kinh doanh và nợ xấu với mục đích khác lại tăng lên đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng tiến hành cơ cấu lại nợ. Những món vay mà khách nhàng đã trả nợ tốt trở lại sẽ được chuyển lên nợ

nhóm 1;2. Nhờ vậy để khuyến khích khách hàng trả nợ và giảm được chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho chinh nhánh.

Sản xuất kinh doanh của nhiều khách hàng vẫn còn gặp khó khăn khả năng trả nợ bị hạn chế do cần vốn để sản xuất tiếp tục. Do đó mà nợ xấu ở khoản này gia tăng 11,49% so với cùng kỳ năm 2013.Cho vay mục đích khác chủ yếu là cho vay tiêu dùng (mua sắm tài sản, du học,..) cũng có nhiều món vay khách hàng tìm các kẻ hở trên hợp đồng tín dụng từ đó quay lại bắt bẻ, làm khó với cán bộ tín dụng. Đây cũng là một vấn đề khá mới mà Ngân hàng gặp phải nên nhiều cán bộ lúng túng không biết cách giải quyết sao cho ổn thỏa dẫn đến nhiều món vay phải đưa ra pháp luật giải quyết.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)