THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 46 - 54)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC

Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng MHB – Chi nhánh Châu Đốc khá ổn định qua các năm. Sự chênh lệch về các chỉ tiêu là khá thấp. Lĩnh vực cho vay cá nhân của Ngân hàng nói chung có có sự tăng trưởng chậm, bởi chính sách phát triển khách hàng cá nhân của Chi nhánh vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt là về việc đảm bảo tiền vay cũng như thời hạn, cách thức thu hồi nợ vay chưa đến được với nhu cầu của người dân. Trong giai đoạn 2011 – 2013 do kinh tế tỉnh có bước phát triển, các doanh nghiệp hoạt động, giao dịch mạnh nên Chi nhánh tập trung phát triển nhiều vào loại hình cho vay doanh nghiệp. Đối với mảng cá nhân thì ngân hàng tập trung sàng lọc khách hàng, giữ vững thị phần. Thêm vào đó là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Vietcombank, Sacombank…trong lĩnh vực cho vay cá nhân.

Bảng 4.1: Tình hình hoạt động trong cho vay cá nhân của MHB Châu Đốc giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kinh doanh – MHB Châu Đốc

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền chênh lệch Tăng trưởng (%) Số tiền chênh lệch Tăng trưởng (%) Doanh số cho vay 569.313 100 562.237 100 573.758 100 (7.076) (1,24) 11.521 2,05

Ngắn hạn 199.050 34,96 192.816 32.49 197.547 34.43 (6.234) (3,13) 4.731 2,45 Trung và dài hạn 370.263 65.04 369.421 65,71 376.211 65.57 (842) (0,23) 6.790 1,84 Doanh số thu nợ 520.316 100 512.321 100 523.425 100 (7.995) (1,54) 11.104 2,17 Ngắn hạn 217.849 41.87 211.701 41,32 218.182 41,68 (6.148) (2,82) 6.481 3,06 Trung và dài hạn 302.467 58.13 300.620 58.68 305.243 58.32 (1.847) (0,61) 4.623 1,54 Dư nợ 693.421 100 743.337 100 793.670 100 49.916 7,20 50.333 6,77 Ngắn hạn 300.959 43.40 282.074 37,95 261.439 32.94 (18.885) (6.27) (20.635) (7,32) Trung và dài hạn 392.462 56.60 461.263 62.05 532.231 67.06 68.801 17,53 70.968 15.39

Doanh số cho vay cá nhân:

Để xem xét hoạt động tín dụng của một Ngân hàng thì việc phân tích doanh số cho vay là rất quan trọng. Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy được khả năng tìm kiếm khách hàng để cho vay, sử dụng nguồn vốn hiện có để đầu tư tìm lợi nhuận của Ngân hàng.

Doanh số cho vay của Ngân hàng trong ba năm tương đối ổn định. Năm 2012 chỉ tiêu này đạt 569.313 triệu đồng, sang năm 2012 thì giảm còn 562.237 triệu đồng, giảm đi 1,24% so với năm 2011 tương đương 7.076 triệu đồng. Năm 2012 là năm mà nên kinh tế trong nước có chiều hướng suy giảm do chịu tác động từ kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh đều có xu hướng cắt giảm lương thưởng, thậm chí là sa thải nhân viên. Đời sống người dân bị hạn chế phần nào nên nhu cầu đi vay để tiêu dùng, du học,… cũng giảm đi đáng kể. Việc cá nhân đi vay để kinh doanh cũng có chiều hướng giảm theo. Với phương châm kinh doanh an toàn nên những yêu cầu vay vốn không đạt đều bị Ngân hàng từ chối, không vì doanh số trước mắt mà chạy đua cho vay ồ ạt, dễ dàng. Chỉ thị của Ban lãnh đạo Chi nhánh là tập trung sàng lọc khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân, giữ mối quan hệ với những khách hàng tốt, hạn chế dần và tiến đến chấm dứt quan hệ tín dụng với những khách hàng có biểu hiện xấu.

Sang năm 2013, doanh số cho vay tăng trở lại, đạt giá trị xấp xỉ so với năm 2011. Trong năm cho vay cá nhân phát triển do Ngân hàng mở rộng thị phần về nông thôn. Tuy đây là những nơi thưa dân, nhu cầu vay vốn Ngân hàng mang tính nhỏ lẻ nhưng lại là nơi các đối thủ cạnh tranh chưa hướng đến. Việc đi trước đón đầu để giành thị phần của Ngân hàng là một điều rất đúng đắn. Nhờ vậy mà có sự tăng trưởng 11.521 triệu đồng so với năm trước, tương ứng 2,05%.

Nhìn vào cơ cấu của doanh số cho vay cá nhân, có thể thấy rõ cho vay trung và dài hạn luôn chiếm phần lớn trong tổng số tiền cho vay của Chi nhánh. Càng về sau việc cho vay cá nhân càng thiên lệch hơn về trung dài hạn. Biểu hiện ở sự sụt giảm 6.234 triệu đồng doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2012 so với năm 2011. Sang năm 2013, trong sự tăng trưởng của tổng doanh số thì cho vay trung dài hạn vẫn góp phần lớn hơn. Nguyên nhân của sự thiên lệch trong cơ cấu này là do Ngân hàng cho vay cá nhân chủ yếu cho các mục đích như, xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm tài sản giá trị lớn, kinh doanh,…những mục đích vay vốn này đều đòi hỏi một thời gian trả nợ lâu dài để khách hàng có thể tranh thủ được nguồn trả nợ. Đồng thời cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao hơn sẽ mang lại cho Ngân hàng nhiều thu nhập hơn.

Mặt khác với điều kiện kinh tế khó khăn như hiện này thì việc chuyển từ cho vay ngắn hạn sang trung và dài hạn sẽ có thể giúp Ngân hàng thu hút được khách hàng hơn. Bởi thời gian trả nợ kéo dài sẽ chia nhỏ số tiền phải trả trong mỗi kỳ trả nợ. Tạo điều kiện cho những người có thu nhập trung bình vẫn có thể vay vốn, thay vì chỉ tập trung vào người có thu nhập khá như trước đây.

Doanh số thu nợ cho vay cá nhân:

Bên cạnh việc cho vay vốn ra thị trường thì việc thu hồi nợ vay đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng, bởi nếu không thu hồi được vốn vay thì Ngân hàng không có nguồn vốn để tiếp tục kinh doanh, quan trọng hơn là không đảm bảo được nguồn tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền. Chỉ tiêu doanh số thu nợ đo lường khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng, phân tích chỉ tiêu này có thể gián tiếp cho thấy nguy cơ về rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu trên cho thấy Ngân hàng đang có tình hình thu nợ tương đối tốt. Đa phần vốn cho vay đều được thu hồi sau đó. Doanh số thu nợ có chiều hướng biến động tương tự so với doanh số cho vay, giảm trong giai đoạn năm 2011 đến 2012, sang năm 2013 thì tăng trở lại. Cụ thể:

Năm 2011 doanh số thu nợ là 520.316 triệu đồng sang năm 2012 đạt 512.321 triệu đồng, giảm đi 7995 triệu đồng tương ứng 1,54%. Công tác thu nợ năm 2012 đặc biệt được chú trọng. Các món nợ vay của khách hàng, nhất là nợ ngắn hạn được thu hồi hiệu quả nhất. Ngân hàng theo dõi chặt chẽ nguồn thu của khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ. Đối với khách hàng là người lao động thì theo dõi thông qua bảng lương hàng tháng. Nếu là vay vốn kinh doanh thì dựa vào vòng luân chuyển tiền của khách hàng để nhắc nhở khi gần đến ngày trả nợ vay,..Nhờ những biện pháp trên nên trong năm ít phát sinh nợ có vấn đề. Tuy nhiên áp lực công việc đặt lên các cán bộ tín dụng là khá lớn.

Bên cạnh đó cũng còn một số món vay làm Ngân hàng phải đặc biệt chú ý. Nguyên nhân là vì khách hàng vay vốn chỉ dựa vào duy nhất một nguồn để trả nợ. Khi có khó khăn do điều kiện kinh tế biến đổi xấu đi thì nguồn thu này bị đe dọa và khách hàng không đủ khả năng tiếp tục trả nợ vay theo đúng tiến độ đã định trước đây. Đối với những trường hợp này Ngân hàng xem xét và nếu cần sẽ tiến hành kéo dài thời hạn trả nợ để giảm bớt áp lực trong mỗi kỳ cho khách hàng, món vay sẽ được chuyển thành nợ trung dài hạn (nếu đang là nợ ngắn hạn), tuy nhiên trước khi tiến hành thì Ngân hàng phải tiến hành xác minh lại khả năng trả nợ của con nợ để tránh bị lừa để trốn tránh việc hoàn trả nợ vay.

Sang năm 2013 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng trở lại, đạt 523.425 triệu đồng, tăng 11.104 triệu đồng so với năm 2012 tương đương 2,17%. Nhờ vào những biện pháp đang được thực hiện, bên cạnh đó là việc Ngân hàng mạnh tay hơn trong việc giải quyết các món nợ có vấn đề đã phát sinh. Yêu cầu khách hàng nghiêm túc trả nợ, các cán bộ tín dụng liên tục theo dõi, gặp gỡ khách hàng để bàn bạc hướng giải quyết nhờ vậy mà hạn chế được những khách hàng có ý định trốn nợ. Nhờ chính quyền địa phương can thiệp, thậm chí khởi kiện ra tòa nếu cần thiết. Sự kiên quyết của phía Ngân hàng đã giúp cho công tác thu nợ được tiến hành trôi chảy hơn, mặc dù vẫn chưa thực sự giải quyết triệt để được vấn để. Đến đây một số sai phạm, thiếu sót bắt đầu lộ rõ dần. Những món vay khó thu hồi có khá nhiều là do công tác thẩm định khách hàng sơ sài của cán bộ cho vay, nhiều khách hàng lợi dụng mối quan hệ với cán bộ để vay vốn tín chấp hoặc để nâng cao giá trị tài sản thế chấp so với giá trị thực tế,…Đây thực sự là một khó khăn mà MHB Châu Đốc cần nghiêm khắc giải quyết để tránh sự tái diễn gây hậu quả xấu về sau.

Nhìn chung trong ba năm từ 2011 đến 2013 công tác thu nợ của Ngân hàng làm khá tốt đặc biệt là đối với nợ ngắn hạn, tuy vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục nhưng đây cũng là một kết quả đáng khích lệ của tập thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh.

Dư nợ cho vay cá nhân:

Trong hoạt động tín dụng thì chỉ tiêu dư nợ có thể xem là yếu tố đáng quan tâm nhất bởi nó thể hiện phần vốn đang được cho vay đi. Dư nợ càng lớn chứng tỏ thị phần và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng là tốt nhưng đồng thời cũng thể hiện áp lực của việc thu hồi nợ. Dư nợ là kết quả của doanh số cho vay và doanh số thu nợ nên dư nợ biến động hoàn toàn phụ thuộc vào hai chỉ tiêu đã phân tích.

Dư nợ của Chi nhánh MHB Châu Đốc có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Năm 2011 đạt 693.421 triệu đồng sang năm 2012 đạt 743.337 triệu đồng tăng lên 49.916 triệu đồng tương ứng 7,2%. Vào năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng lên 50.333 triệu đồng tương ứng 6,77%, đạt 793.670 triệu đồng. Dư nợ tăng lên là một dấu hiệu tốt, cho thấy sự tăng trưởng của lĩnh vực cho vay cá nhân của Ngân hàng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số cho vay nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ. Mặc dù Ngân hàng có thế mạnh ở mảng khách hàng cá nhân nhưng Ngân hàng vẫn đang cố gắng giữ vững và dần mở rộng thị phần trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên việc mở rộng này diễn ra khá chậm do Ngân hàng vừa mở rộng vừa tiến hành sàng lọc khách hàng.

Trong cơ cấu của dư nợ cho vay cá nhân thì dư nợ trung dài hạn ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn, dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm liên tục qua ba năm. Do ngân hàng tập trung chuyển hướng vào các món vay dài hạn là chủ yếu để giảm áp lực trả nợ cho người đi vay với mục đích là tìm kiếm thêm khách hàng. Bên cạnh đó một số món vay có vấn đề, sau khi thương lượng Ngân hàng tiến hành kéo dài thời gian để tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Những món vay này lập tức được chuyển thành nợ trung dài hạn.

Một số ít món vay đã bị liệt vào nợ xấu cũng một phần làm cho dư nợ tăng lên. Con nợ chần chừ, trốn tránh hoặc những món vay đã đưa ra tòa nhưng do cơ quan pháp luật giải quyết chậm nên vẫn còn kéo dài, từ năm này qua năm khác cứ mãi nằm trong dư nợ cho vay cá nhân.

Sau những phân tích khái quát về công tác cho vay cá nhân của Ngân hàng có thể thấy bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng khích lệ vẫn còn một số tồn đọng đang trở thành gánh nặng đối với Ngân hàng. Cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để ngăn chặn, giảm thiểu sự phát sinh của nợ có vấn đề, nợ khó đòi nhằm giúp Ngân hàng hạn chế việc phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Cho vay cá nhân đang là cơ hội nhưng cũng cần có sự nắm bắt hợp lý, linh hoạt để tránh những tiêu cực có thể xảy ra.

Bảng 4.2: Tình hình hoạt động trong cho vay cá nhân của MHB Châu Đốc trong 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kinh doanh – MHB Châu Đốc

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay cá nhân của MHB Châu Đốc trong 6 tháng đầu năm 2014 có sự sụt giảm so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, doanh số cho vay ở 6 tháng đầu năm 2014 là 231.396 triệu

Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014

Chênh lệch 6T/2014 so với 6T/2013

Số tiền %

Doanh số cho vay 237.254 231.396 -5.858 -2,47

Ngắn hạn 87.392 72.098 -15.294 -17,50 Trung và dài hạn 149.862 159.298 9.436 6,30 Doanh số thu nợ 246.871 259.834 12.963 5,25 Ngắn hạn 98.034 102.874 4.840 4,94 Trung và dài hạn 148.837 156.960 8.123 5,46 Dư nợ 308.328 320.346 12.018 3,90 Ngắn hạn 136.668 134.970 -1.698 -1,24 Trung và dài hạn 171.660 185.376 13.716 7,99

đồng giảm 5.858 triệu đồng, tương đương giảm 2,47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn giảm 15.294 triệu đồng, tương đương 17,5%; doanh số cho vay trung và dài hạn tăng 9.436 triệu đồng, tương đương 6,3%. Nguyên nhân làm giảm doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trước là do chi nhánh thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng hội sở là tăng cường công tác thẩm định khách hàng vay vốn để nâng cao chất lượng tín dụng và trên địa bàn có nhiều chi nhánh ngân hàng khác hoạt động vì vậy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt làm giảm doanh số cho vay.

Doanh số thu nợ trong cho vay cá nhân của MHB Châu Đốc trong 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn doanh số thu nợ ở 6 tháng đầu năm 2013 và cao hơn doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2014 điều này là tín hiệu đáng mừng cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được nâng cao. Cụ thể, doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2014 là 259.834 triệu đồng, tăng 12.963 triệu đồng, tương đương 5,25% so với 6 tháng đầu năm 2013, Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 4.840 triệu đồng, doanh số thu nợ trung, dài hạn tăng 8.123 triệu đồng, tương ứng 4,94% và 5,46%. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước là do sự nỗ lực của ban lãnh đạo ngân hàng đã cử cán bộ tín dụng xuống tận nhà khách hàng để đôn đốc trả nợ. Mặt khác, do ý thức trả nợ của nhiều khách hàng tương đối tốt, đã làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên. Sở dĩ doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng đó cũng là do sự nổ lực của cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng từ lúc đánh giá khách hàng đến phát vay, luôn theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ xấu và có biện pháp giải quyết họp lý để khách hàng có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh và đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Điều đó không chỉ giúp cho khách hàng phát triển sản xuất mà còn tạo mối quan hệ vững chắc với khách hàng, thúc đẩy công tác thu nợ ngày càng nhanh chóng. Kiên quyết không cho vay đối với khách hàng cố tình không thanh toán nợ đúng hạn.

Quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng thể hiện qua tình

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)