Thực hiện tốt quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 73 - 76)

Giải pháp này được coi là giải pháp thường trực trong hoạt động tín dụng, không thế coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua bất cứ một khâu nào.

Để việc quyết định xét duyệt cho vay đảm bảo được khả năng thu hồi vốn, cần phải tuân thủ đúng qui trình: gồm 6 bước

Bước 1 - Sơ tuyển đánh giá: Là bước tiếp nhận và xử lý đề nghị cấp tín dụng của khách hàng.

- CBTD tiếp xúc với khách hàng, phải chủ động thu thập các thông tin, đánh giá sơ bộ để chọn ra các khách hàng có uy tín hay không? Khi theo dõi tiếp nhận thông tin và xử lý hồ sơ vay, CBTD phải kiểm tra tính đầy đủ và xác thực của thông tin để chuẩn bị cho việc lập tờ trình TD.

- Nội dung của việc chuấn bị cho báo cáo đề xuất TD cần phải lưu ý đến:  Các thông tin liên quan đến khách hàng

 Các thông tin liên quan đến nội dung đề xuất

 Các lợi ích MHB nhận được khi cấp tín dụng cho khách hàng  Các chính sách áp dụng với khách hàng

=> Kết luận: Khả năng thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng? Các loại sản phẩm tín dụng cụ thể cung ứng đến khách hàng? Giá sản phẩm?

Bước 2 - Thẩm định tín dụng.

- CBTD Lập báo cáo thẩm định các nội dung: uy tín, năng lực pháp lý, tài chính... của khách hàng và tính khả thi của phương án vay vốn, chấm điểm xếp hạng tín dụng (theo qui định của MHB, công văn số 62/QĐ NHN ngày 22/9/2008), bảo đảm tiền vay. Sau đó đưa ra ý kiến đề xuất của CBTD và trưởng phòng kinh doanh.

- Lập báo cáo đánh giá rủi ro (báo cáo tái thấm định): Đây là bước thấm định rủi ro toàn diện và chi tiết do phòng Quản lý rủi ro thực hiện. Sau khi tờ trình thấm định được trưởng phòng Kinh doanh ký đồng ý cấp tín dụng thì bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo rủi ro theo qui định của MHB. Tuỳ theo qui mô khoản vay và mức phán quyết mà cán bộ rủi ro từng cấp thuộc phòng Quản lý rủi ro sẽ lập báo cáo rủi ro theo qui định của MHB.

- Nội dung báo cáo thẩm định rủi ro:

 Đánh giá sự phù hợp của khoản tín dụng so với các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành của MHB.

 Đánh giá rủi ro ngành nghề/ mặt hàng  Đánh giá năng lực tài chính/ phi tài chính  Đánh giá rủi ro của khoản TD đang đề cập  Rủi ro khác ...

=>Kết luận: Có đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng? Điều kiện cấp tín dụng?

Bước 3 - Ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

- Cơ sở phê duyệt: Báo cáo đề xuất tín dụng và báo cáo thấm định rủi ro có đầy đủ chữ ký theo quy định hay không?.

- Thẩm quyền phê duyệt: Theo phân cấp của Tổng Giám Đốc trong từng thời kỳ. Khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi (một trong hai trường họp) sau:

 Có đầy đủ đồng thời chữ ký của cán bộ kinh doanh, trưởng phòng Kinh doanh, báo cáo thẩm định rủi ro của phòng Quản lý rủi ro (tuỳ theo mức phán quyết mà cán bộ hoặc trưởng phòng Quản lý rủi ro ký) và lãnh đạo cấp thẩm quyền.

 Có chữ ký của CBTD, lãnh đạo phòng Kinh doanh (tuỳ theo mức phán quyết mà có chữ ký của các cấp phòng Quản lý rủi ro hay không) và UBTD.

Bước 4 - Thủ tục hồ sơ và giải ngân.

-Thủ tục hồ sơ và ký kết hợp đồng tín dụng.

 Khi khoản vay được Lãnh đạo cấp thẩm quyền phê duyệt, CBTD thương lượng với khách hàng về các điều kiện cho vay, bổ xung các hồ sơ theo yêu cầu.

 CBTD cùng cán bộ hỗ trợ kinh doanh chuẩn bị soạn thảo họp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay... cùng khách hàng hoàn tất thủ tục công chứng tài sản đảm bảo tiền vay.

 Trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng: Cán bộ hỗ trợ kinh doanh.

 Chữ ký người đại diện ngân hàng trên họp đồng: Lãnh đạo cấp thấm quyền.

-Giải ngân.

 Chứng từ để trình giải ngân: Là những căn cứ cho mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng.

 Trình duyệt giải ngân: Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp họp lệ của các chứng từ để giải ngân, thì CBTD lập tờ trình giải ngân chuyển lãnh đạo phòng Kinh doanh và giám đốc ký phê duyệt.

-Nhập dữ liệu:

+ Cơ sở ghi nhập dữ liệu: Thông tin tác nghiệp do CBTD và cán bộ hỗ trợ kinh doanh lập cùng các tài liệu và hồ sơ đính kèm.

+ Chịu trách nhiệm ghi nhập dữ liệu: Cán bộ hỗ trợ kinh doanh.

+ Chịu trách nhiệm kiểm tra dữ liệu: Lãnh đạo cấp thấm quyền phê duyệt khoản cấp tín dụng.

+ Chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ: Cán bộ hỗ trợ.

Bước 5 - Quản lý danh mục, giám sát khoản tín dụng đã cấp.

 CBTD chịu trách nhiệm quản lý danh mục và giám sát khoản tín dụng đã cấp kể từ khi giải ngân cho đến khi thanh lý hợp đồng. Cụ thể: Kiểm tra sử dụng vốn vay theo qui định của MHB, thường xuyên cập nhật thông tin về dòng tiền của khách hàng, phối hợp cùng cán bộ hỗ trợ kinh doanh theo dõi việc trả nợ của khách hàng...phát hiện kịp thời khoản nợ có vấn đề để đề xuất các biện pháp giải quyết với lãnh đạo...

 Thực hiện kiểm tra:

-Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch kiểm tra vốn vay.

-Sau khi kiểm tra phải có ghi chép hoặc có biên bản và phải trình Trưởng, Phó phòng Kinh doanh có ý kiến.

-Ghi chép, biên bản kiểm tra phải được lưu giữ tại bộ phận hỗ trợ.  Nội dụng kiểm tra:

-Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay -Kiểm tra việc tuân thủ cam kết tại HĐTD

-Kiểm tra tình trạng thực tế của TSĐB, tài sản hình thành bằng vốn vay (có so sánh giá trị với giá trị cho vay)

-Phát hiện các dấu hiệu bất thường ...

Bước 6 - Thu nợ, cơ cấu nợ, cho vay bố sung và kết thúc giao dịch cấp TD.

Thu nợ: cán bộ hỗ trợ kinh doanh sẽ tiến hành thu nợ khách hàng khi có giao dịch và theo dõi các khoản nợ đến hạn, phát hiện các khoản nợ quá hạn...

-Cho vay bổ sung, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn: Khi đến hạn khách hàng không trả được cán bộ hỗ trợ kinh doanh thông báo cho CBTD để kiểm tra xem xét nguyên nhân và có thể cơ cấu điều chỉnh hoặc chuyển nợ quá hạn cho hợp lý và theo đúng qui định của MHB. Căn cứ để cho vay bổ sung, gia hạn, điều chỉnh nợ, chuyển NQH: Đơn đề nghị của khách hàng vay, biên bản làm việc của CBTD và khách hàng, phụ lục HĐTD...

-Khi tiền vay được trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi thì HĐTD được thanh lý. CBTD làm thông báo giải chấp và hồ sơ được giao cho cán bộ hỗ trợ kinh doanh lưu theo đúng qui định của ngân hàng MHB.

Trong qui trình TD cần nghiên cứu và xây dựng quy trình quản lý nợ có vấn đề và nợ xấu tại Chi nhánh: Quan điểm nợ có vấn đề cần phải được hiểu rằng đó là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán và những khoản nợ trong hạn nhưng mang tiềm ẩn rủi ro. Nhằm việc ngăn chặn NQH, nợ xấu tại Chi nhánh đạt hiệu quả mong muốn, một trong những giải pháp đồng thời đó là cần phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)