Phân tích tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 57 - 59)

Bảng 4.6: Tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn của MHB Châu Đốc giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nợ quá hạn 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Xây dựng – sửa chửa nhà 13.957 16.826 15.690 2.869 20,56 -1.136 -6,75 Sản xuất kinh doanh 12.248 13.953 13.255 1.705 13,92 -698 -5,00 Khác 7.041 5.646 5.676 -1.395 -19,81 30 0,53 Tổng 33.246 36.425 34.621 3.179 9,56 -1.804 -4,95

Nguồn: Phòng Kinh doanh – MHB Châu Đốc

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá theo mục đích sử dụng vốn trong năm 2012 có sự gia tăng nhưng đến năm 2013 thì đã giảm.

Cụ thể nợ quá hạn của khách hàng có mục đích sử dụng để xây dựng – sửa chửa nhà năm 2011 là 13.957 triệu đồng, sang năm 2012 nợ quá hạn đối với nhóm khách hàng này là 16.826 triệu đồng tăng 20,56% tương đương 2.869 triệu đồng so với năm 2011, đến năm 2013 nợ quá hạn của khách hàng có mục đích sử dụng để xây dựng – sửa chửa nhà giảm còn 15.690 triệu đồng, giảm 6,75% tương đương 1.136 triệu đồng so với năm 2012. Đạt được kết quả này do cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong suốt trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay, khách hàng có ý thức cao trong việc hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Tuy nhiên, nợ quá hạn của khách hàng có mục đích sử dụng để xây dựng – sửa chửa nhà năm 2013 vẫn ở còn cao hơn so với năm 2011 vì thế CBTD cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nhắc nhở khách hàng trả nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn.

Đối với nợ quá hạn của khách hàng có mục đích sử dụng để sản xuất kinh doanh và sử dụng cho mục đích khác thì nợ quá hạn tăng ở năm 2012 và giảm ở năm 2013. Cụ thể năm 2011, nợ quá hạn của khách hàng có mục đích sử dụng để sản xuất kinh doanh là 12.248 triệu đồng, sang năm 2012 nợ quá hạn tăng 13,92% tương đương 13.953 triệu đồng. Đây là dấu hiệu xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, phản ảnh rủi ro tín dụng từ việc cho vay khách hàng để sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu ở đây do tình hình kinh tế biến động ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nên đến thời hạn không trả được nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ

quá hạn trong Ngân hàng tăng lên.

Bảng 4.7: Tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn của MHB Châu Đốc giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền (%) Xây dựng – sửa chửa nhà 5.440 6.724 1.284 23,60 Sản xuất kinh doanh 6.332 6.110 -222 -3,51 Khác 2.051 3.090 1.039 50,66 Tổng 13.823 15.924 2.101 15,20

Nguồn: Phòng Kinh doanh – MHB Châu Đốc

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn ở 6 tháng đầu năm 2014 là 15.924 triệu đồng cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 13.823 triệu đồng, tăng 2.101 triệu đồng tương đương 15,2%. Cụ thể, nợ quá hạn của khách hàng có mục đích sử dụng vốn để xây dựng – sửa chửa nhà ở 6 tháng đầu năm 2014 tăng 23,6%, tương đương 1.284 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đối với nợ quá hạn của khách hàng có mục đích sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh ở 6 tháng đầu năm 2014 thấp hơn so với cùng kỳ trước đó, cụ thể là 6.110 triệu đồng giảm 222 triệu đồng tương đương 3,51%, nguyên nhân do trong 6 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng làm tốt việc giám sát khách hàng, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhắc nhỡ khách hàng trả nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 57 - 59)