b/ Phân tích tình hình nợ xấu trung – dài hạn theo ngành kinh tế
3.5.3. Tăng trưởng dư nợ trung và dài hạn theo ba tiêu chí "đúng – đủ
kịp thời"
Hoạt động tín dụng trung – dài hạn mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng, nhưng khi phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn trong giai đoạn
2009 – 2011 cho thấy dư nợ tín dụng trung – dài hạn chiếm tỷ trọng còn thấp
trong tổng dư nợ cho vay, cho nên trong thời gian sắp tới Ngân hàng nên tăng
dần tỷ trọng này lên một cách có hiệu quả để góp phần tăng lợi nhuận cho Ngân
hàng. Thực tế cho thấy, cho vay trung – dài hạn là một nghiệp vụ phức tạp và
khó khăn, bởi lẽ các khoản vay này có đặc điểm là số vốn lớn, thời gian cho vay
dài, vòng quay chậm, lãi suất thường cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn.
Xét về mục đích sử dụng vốn, các khoản vay trung – dài hạn thường dùng để đầu
tư vào tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, thiết bị vận chuyển, máy móc... nên
khi Ngân hàng đầu tư vào các dự án này thường có rủi ro cao hơn do nó chịu sự tác động của cả yếu tố vi mô lẫn vĩ mô. Do vậy, CVQHKH nên kết hợp ba tiêu
chí sau để có thể tăng trưởng dư nợ trung – dài hạn một cách hiệu quả:
+ Đúng: đúng ở đây được hiểu là cho vay đúng đối tượng, đúng dự án, đúng mục đích sử dụng vốn.
Thực tế cho thấy, các đối tượng có nhu cầu vay vốn trung – dài hạn không ít nhưng để có thể tìm kiếm được khách hàng có được phương án sản xuất
kinh doanh, một dự án hiệu quả, khả thi cộng thêm khách hàng có uy tín thì
không dễ dàng. Do đó, Ngân hàng cần nên cho vay đúng đối tượng vì nếu không
đúng đối tượng thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, dẫn đến
doanh số cho vay trung – dài hạn tăng mà doanh số thu nợ lại giảm, tất nhiên nợ
xấu sẽ tăng gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Đúng dự án đầu tư cũng là yếu tố cần nên xem xét khi quyết định cho
hàng cần nên xem xét từng gốc độ một cách thận trọng, bởi lẽ phương án sản
xuất kinh doanh, dự án hiệu quả, khả thi thì khi đưa vào vận hành mới phát huy
hiệu quả, khách hàng làm ăn có lời và có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, cũng
chính vì phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư hiệu quả khả thi mới là
nguồn trả nợ chính yếu cho Ngân hàng chứ không phải là tài sản đảm bảo tiền
vay.
Đúng mục đích sử dụng vốn tức là khách hàng phải sử dụng số tiền vay
từ Ngân hàng đúng theo hợp đồng tín dụng. Thực tế cho thấy, các khoản vay đều
có khả năng sử dụng sai mục đích, nhất là các khoản vay của các cá nhân phân
tán rộng trên địa bàn, họ không sử dụng hay sử dụng một ít số tiền vay trung hạn
để thực hiện dự án, còn số tiền còn lại họ dùng để đầu tư vào mục đích khác, đây
là yếu tố phát sinh rủi ro lớn cho việc trả nợ Ngân hàng. Do vậy, CVQHKH nên thận trọng trong việc thẩm định và kiểm tra đúng đối tượng, đúng dự án, đúng
mục đích sử dụng vốn.
+ Đủ: đủ được hiểu là Ngân hàng nên cho vay đủ vốn để thực hiện các
dự án. Thực tế cho thấy thông thường các khoản cho vay của Ngân hàng nhất là
các khoản vay trung – dài hạn nếu khách hàng muốn tiếp cận thì cần có nguồn
vốn đối ứng, nói rõ hơn là Ngân hàng sẽ không cho vay đủ 100% vốn để đầu tư
các dự án của khách hàng mà chỉ đầu tư theo một tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào
mỗi ngân hàng và theo từng thời kỳ khác nhau. Đây cũng là tác nhân gây nên rủi
ro nếu Ngân hàng không hiểu rõ các khoản đối ứng của khách hàng từ đâu mà
có. Nguồn vốn đó có thể phát sinh nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là 3 nguồn
như sau: Thứ nhất, khách hàng có đủ vốn để đầu tư phần vốn còn lại, như thế là
quá tốt. Thứ hai, khách hàng không có đủ tiền bù vào, khi thực hiện dự án thì
khách hàng buộc phải vay ngoài với lãi suất cao hơn rất nhiều lần so với lãi suất
ngân hàng. Thứ ba, khách hàng không đủ tiền thực hiện dự án sẽ tự động giảm
chất lượng máy móc, thiết bị bằng cách sử dụng các thiết bị thay thế khác rẻ tiền hơn, kém chất lượng, tất cả làm cho kết quả vận hành dự án không như các
CVQHKH thẩm định, tức là dự án không đúng với thiết kế ban đầu nên đưa vào
sử dụng không hiệu quả và gây nên rủi ro rất lớn cho Ngân hàng. Do đó, khi
thẩm định tài chính của dự án cần đúng với thực tế và nên xem xét một cách phù hợp về tỷ lệ vốn đầu tư vào dự án, để tránh tình trạng nguồn vốn đối ứng không
phải là năng lực tài chính thực sự của khách hàng.
+ Kịp thời: kịp thời được hiểu là cho vay kịp thời và thu hồi vốn kịp
thời.
Cho vay kịp thời là cần nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng, bởi lẽ
khi Ngân hàng kịp thời cung cấp nguồn vốn cho khách hàng mới không bị đối
thủ cạnh tranh cho vay trước, đồng thời có thể làm tăng tính hiệu quả của các dự
án của khách hàng, nói rõ hơn là tiến độ giải ngân nên phù hợp với tiến độ thi
công công trình thì làm tăng hiệu quả hơn vì từng giai đoạn thi công có những
Kịp thời còn thể hiện ở chỗ thu nợ kịp thời, bởi lẽ kỳ trả nợ không phải
lúc nào cũng phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành có chu
kỳ dao động mạnh như ngành nông nghiệp, sản xuất - chế biến nông sản,... thì việc thu nợ đúng với thời gian thu hoạch là điều cần thiết nhất. Có được như thế
sẽ làm tăng hiệu quả của công tác thu nợ của Ngân hàng.
Do đó, Ngân hàng nên kết hợp ba chỉ tiêu "đúng, đủ, kịp thời" để có thể tăng trưởng dư nợ cho vay trung và dài hạn một cách nhanh chóng và ổn định để
mang lại lợi nhuận trong thời gian sắp tới.