Doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG (Trang 51 - 57)

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và tình hình cho vay nói

riêng bao gồm nhiều yếu tố như: Doanh số cho vay, doanh số thu nơ, dư nợ, nợ

xấu,... Trong các yếu tố trên, doanh số cho vay là yếu tố khởi đầu, ảnh hưởng

đến các yếu tố khác. Do đó, phân tích doanh số cho vay tại Ngân hàng là quan trọng trong phân tích tình hình cho vay.

Trong giai đoạn 2009 – 2011, do không ngừng mở rộng quy mô hoạt động cho vay và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách

hàng, cho nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng trưởng ổn định qua các

năm. Cụ thể là năm 2009 doanh số cho vay của Đơn vị đạt 306,684 triệu đồng, đến năm 2010 kết quả cho vaytăng lên đạt mức 403,392 triệu đồng, tức là tăng

lên 96,708 triệu đồng tương đương tăng 31.53% so với năm 2009, con số này

tiếp tục tăng lên đáng kể vào năm 2011, đạt mức 551,121 triệu đồng tức tăng

147,729 triệu đồng tương đương tăng 36.62% so với năm 2010.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do Ngân hàng thực hiện theo

hướng là tiếp tục đổi mới, hòa nhập với cơ chế thị trường, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm

bảo chất lượng tín dụng. Do đó, Ngân hàng đã từng bước mở rộng sản phẩm

phục vụ khách hàng, Ngân hàng không chỉ cho khách hàng vay để xây dựng, sửa

chữa, mua nhà, mà còn cho vay trong các lĩnh vực tiêu dùng, sản xuất kinh

doanh, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến... Với định hướng hòa

mình vào sự phát triển của Quận, Ngân hàng đã nhận ra các ngành ưu tiên phát

triển để từ đó có thể cho vay nhiều hơn. Mặc dù trong những năm qua nền kinh

tế có nhiều biến động bất thường nhưng bằng sự cố gắng của toàn thể Đơn vị,

Ngân hàng không ngừng mở rộng các đối tượng phục vụ, từ đó có thể làm cho

doanh số cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm. Để có thể khẳng định tính

hiệu quả của việc sử dụng vốn để cho vay, chúng ta đi xem xét nó với các chỉ

tiêu doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu.

b/ Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay mặc dù tăng qua 3 năm nhưng chỉ phản ánh được qui

mô tín dụng tăng chứ chưa phản ánh được hiệu quả của hoạt động cho vay cũng

như chất lượng của hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng được coi là có hiệu

quả và chất lượng khi các khoản vay được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng

hạn.

Qua bảng số liệu và biểu đồ 3.2 ta thấy cùng với sự gia tăng của doanh

số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng dần qua các năm. Tính đến ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31/12/2009 doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt 240,134 triệu đồng, đến năm

2010 con số này tăng lên đạt mức 327,224 triệu đồng tức là tăng 87,090 triệu

đồng tương đương tăng 36.27% so với cùng kỳ năm 2009, đến năm 2011 doanh

số thu nợ của Đơn vị đạt 484,425 triệu đồng, tăng lên 157,201 triệu đồng tương đương tăng đến 48.04% so với năm 2010.

Doanh số thu nợ tăng lên cùng với doanh số cho vay, điều này cho thấy

công tác thẩm định khách hàng của CVQHKH là rất tốt, đồng thời doanh số thu

nợ tăng qua từng năm còn thể hiện công tác thu hồi nợ của Ngân hàng có hiệu

quả. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ tăng là do khách hàng kinh doanh

đạt hiệu quả và có ý thức trả nợ, Ngân hàng thẩm định kỹ mới quyết định cho vay đối với khách hàng mới và có chính sách giữ chân khách hàng cũ. Ngoài ra, Ngân hàng đã có chính sách hợp lý trong công tác thu hồi nợ, CVQHKH thường

xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Nhờ vậy mà công tác thu

nợ của Ngân hàng mang lại kết quả khả quan.

c/ Dư nợ

Dư nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ, thể hiện số vốn mà ngân

hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu dư nợ phản

ánh quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng qua từng thời

kỳ, từng giai đoạn. Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, cũng như doanh số cho

vay và doanh số thu nợ, dư nợ cũng ngày càng tăng ổn định qua 3 năm. Cụ thể là

năm 2009 dư nợ của Ngân hàng đạt 220,223 triệu đồng, đến năm 2010 con số này tăng lên đạt mức 296,391 triệu đồng, tức là tăng lên 76,168 triệu đồng tương đương tăng 34.59% so với năm 2009, dư nợ tiếp tục tăng lên đáng kể vào năm 2011, đạt mức 363,087 triệu đồng tức tăng 66,696 triệu đồng tương đương tăng

22.50% so với năm 2010.

Nguyên nhân dư nợ tăng qua các năm là do Ngân hàng tăng cường công

tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân,

hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả để đầu tư, đẩy mạnh công tác cho vay để tăng trưởng dư nợ. Điều này cho thấy hoạt động cho vay đã có những bước phát

triển đáng kể.

Hoà theo tâm lý khách hàng trên địa bàn có nhiều người muốn tiêu

dùng cũng như sản xuất, kinh doanh nhiều hơn, điều này khiến cho dư nợ cho

vay của Ngân hàng tăng lên đáng kể. Hơn thế nữa, bằng sự khéo léo năng động

của CVQHKH đã tăng cường đi khảo sát địa bàn nên số lượng khách hàng biết đến sản phẩm của Ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

Trong những năm vừa qua, Ngân hàng luôn chủ trương mở rộng cho

vay có tài sản đảm bảo, tạo sự phát triển an toàn hiệu quả trong hoạt động tín

dụng của Ngân hàng, nên dư nợ tăng với tốc độ phù hợp với tốc độ tăng của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ do những nguyên nhân khách quan hay những nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn bao gồm nợ xấu, dư nợ tăng qua các năm thể hiện hai mặt: mặt tốt vì dư nợ tăng đồng nghĩa quy mô cho vay tăng lên, dư nợ trong hạn càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng

càng dồi dào và vai trò cung cấp vốn cho địa phương ngày càng cao. Tuy nhiên,

nhiều, do đó cần phải xem xét nợ xấu của Chi nhánh để tìm hiểu hiệu quả hoạt động tín dụng.

d/ Nợ xấu

Các khoản cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao có thể dẫn đến thiệt hại

cho ngân hàng. Trong những năm qua, những biến động bất thường của nền kinh

tế, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa và hội nhập hoạt động kinh doanh ngày càng

khó khăn. Mặc dù lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm đều tăng, nhưng rủi ro

mà nó mang lại là không nhỏ.

Nhận thấy được điều đó, trong những năm qua Ngân hàng luôn coi việc

phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đưa nợ xấu đến mức thấp nhất là nhiệm vụ hàng

đầu của toàn Chi nhánh và đã đạt được thành công đáng khích lệ, cụ thể là năm

2009 nợ xấu của Chi nhánh là 3,406 triệu đồng, sang năm 2010 con số này giảm

mạnh xuống chỉ còn 2,543 triệu đồng, giảm 863 triệu đồng tương đương giảm

25.34% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 nợ xấu của Chi nhánh lại tăng

nhẹ lên mức 3,358 triệu đồng, tức tăng 815 triệu đồng tương đương tăng 32.05%

so với năm 2010.

Nguyên nhân nợ xấu giảm mạnh vào năm 2010 là do trong những năm

qua, Ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ để hạn chế tối đa gia hạn nợ và

điều chỉnh nợ khi đến hạn. Từng CVQHKH luôn thực hiện tốt công tác của

mình từ khâu tiếp xúc khách hàng có nhu cầu vay vốn, thẩm định lại những nhu

cầu vay vốn của khách hàng có đúng với những gì khách hàng đã trình bày trong

đơn đề nghị vay vốn hay không bằng cách trực tiếp kiểm tra từng bộ hồ sơ. Sau khi đã giải ngân cho vay các chuyên viên vẫn tiếp tục theo dõi khách hàng bằng

cách trực tiếp kiểm tra không báo trước khách hàng sử dụng vốn vay có đúng

mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng hay không. Nếu phát hiện người vay sử

dụng vốn sai mục đích, Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ trước hạn đã thỏa thuận

trong hợp đồng tín dụng. Với việc thực hiện tốt công tác kiểm tra trước, trong và

sau khi cho vay, quản lý tốt món vay của các CVQHKH đã góp phần làm cho nợ

xấu tại Ngân hàng giảm. Tuy nhiên đến năm 2011, nợ xấu của Ngân hàng lại tăng lên, nguyên nhân nợ xấu tăng là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thêm việc thiên tai, dịch bệnh xảy ra vào năm 2011, làm cho các nông dân chăn

nuôi gia súc, gia cầm bị thua lỗ, do đó họ không có khả năng trả nợ Ngân hàng

làm cho nợ xấu của Ngân hàng tăng lên.

3.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT QUẬN CÁIRĂNG NHNo&PTNT QUẬN CÁIRĂNG

Nghiệp vụ cho vay trung – dài hạn là một trong những nghiệp vụ mang

lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng đã có nhiều

cố gắng trong việc tăng cường doanh số cho vay, tăng trưởng tín dụng trung –

dài hạn góp phần hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn Chi nhánh,

nợ xấu xuống mức thấp nhất nên đã đạt được nhiều thành tựu, sau đây là phần

phân tích hoạt động tín dụng trung – dài hạn của Ngân hàng.

3.2.1. Phân tích tình hình doanh số cho vay trung – dài hạn

a/ Doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế

Doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế được thể hiện

cụ thể qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

Biểu bảng 3.3. Doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Cá nhân 47,938 25,135 45,154 (22,803) (47.57) 20,019 79.65

DNTN(1) 16,850 13,800 20,450 (3,050) (18.10) 6,650 48.19

HTX(2) 0 0 0 0 0 0 0

Cty CP, TNHH(3) 2,543 4,400 18,200 1,857 73.02 13,800 313.64

Tổng cộng 67,331 43,335 83,804 (23,996) (35.64) 40,469 93.39

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Quận Cái Răng)

Biểu đồ 3.3. Tình hình doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2009 – 2011

47,938 16,850 0 2,543 67,331 25,135 13,800 04,400 43,335 45,154 20,450 0 18,200 83,804 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm

DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Cá nhân DNTN HTX Cty CP,Cty TNHH Tổng cộng

(1) DNTN: Doanh nghiệp tư nhân (2) HTX: Hợp tác xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, doanh số cho vay đối với cả hai thành phần kinh tế: Doanh

nghiệp tư nhân và Cá nhân đều tăng giảm qua từng năm, còn doanh số cho vay đối với công ty Cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn đều tăng qua các năm. Trong đó, Cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay trung –

dài hạn. Ngân hàng không cho vay trung – dài hạnđối với HTX. Nên trong phần

này không đề cập đến những vấn đề liên quan đến HTX.

Cá nhân

Dựa vào biểu đồ ta thấy, doanh số cho vay đối với cá nhân chiếm tỷ

trọng lớn trong doanh số cho vay trung – dài hạn của Chi nhánh trong những năm qua, đây là tiềm năng rất lớn mà các NHTM trong Quận đang khai thác triệt để. Có thể nói là NHNo&PTNT Quận Cái Răng nhận thấy được tiềm năng này

nên tăng cườngcho vay đối với thành phần này và đã đạt được nhiều thành công cụ thể như sau:

Năm 2009 doanh số cho vay trung – dài hạn đối với đối tượng cá nhân

đạt 47,938 triệu đồng, đến năm 2010 kết quả giảm mạnh chỉ còn 25,135 triệu đồng, tức giảm 22,803 triệu đồng tương đương giảm 47.57% so với năm 2009.

Con số này phục hồi trở lại vào năm 2011, vượt lên đạt mức 45,154 triệu đồng,

tức tăng 20,019 triệu đồng tương đương tăng 79.65% so với năm 2010.

Nguyên nhân doanh số cho vay trung – dài hạn đối với cá nhân giảm

trong năm 2010 là do trong năm này nền kinh tế suy giảm, ảnh hưởng đến việc

mở rộng kinh doanh của người dân nên họ chỉ tìm nguồn vay ngắn hạn để bổ

sung vào vốn lưu động nhằm duy trì sản xuất hơn là chú trọng đến nguồn vốn

trung – dài hạnđể xây dựng thêm nhà xưởng, kho bãi... cộng thêm lạm phát tăng

cao làm cho giá các mặt hàng tăng vọt, người dân hạn chế chi tiêu như mua xe,

mua vật dụng trong nhà, hơn nữa trong năm này giá các mặt hàng xây dựng tăng

lên rất nhiều, làm cho người dân hạn chế việc xây nhà và các công trình xây

dựng dân dụngkhác. Do đó, doanh số cho vay đối với cá nhân giảm đi đáng kể.

Nhưng đến năm 2011, doanh số cho vay đối với đối tượng này phục hồi trở lại (tăng 79.65% so với năm 2010). Do địa bàn Quận Cái Răng có nhiều điều kiện để phát triển các ngành tiểu thương do có chợ nổi Cái Răng, nên Ngân hàng cho

vay để đối tượng này mua vỏ tàu, ghe lớn để vận chuyển nông sản từ nhà vườn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Ngoài ra, do đối tượng này

đã thích nghi với tình hình thực tế, họ đã tìm được phương hướng kinh doanh

hiệu quả bằng cách thay thế các máy móc, thiết bị, công nghệ cũ, kém hiệu quả

thành những máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại hơn nhằm hạn chế chi phí,

tăng lợi nhuận hoặc chuyển sang ngành khác hiệu quả hơn, chính vì thế mà họ

cần nhiều nguồn vốn trung – dài hạn để thực hiện dự án của mình. Nhận thấy được điều này, bằng sự chỉ đạo kịp thời và sự cố gắng của toàn thể CBCNV của Đơn vị, doanh số cho vay trung – dài hạn đối với cá nhân tăng mạnh vào năm

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

Đây là thành phần có nhu cầu vốn trung – dài hạnđể trang bị máy móc, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiết bị phục vụ kinh doanh ngày càng cao, trong những năm qua Ngân hàng rất quan tâm đến việc mở rộng cho vay đến đối tượng này vì khả năng sinh lời cao.

Phần lớn các DNTN đều quan tâm đến việc kinh doanh của mình và muốn tạo

lập mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng, cho nên những đối tượng này luôn cố

gắng hoàn thành các khoản nợ khi đến hạn tạo lập uy tín với Ngân hàng.

Cũng như doanh số cho vay trung – dài hạn đối với cá nhân, doanh số

cho vay trung – dài hạn đối với DNTN giảm vào năm 2010, nhưng tăng mạnh

vào năm 2011. Cụ thể là năm 2009 đạt 16,850 triệu đồng, đến năm 2010 con số

này giảm nhẹ xuống còn 13,800 triệu đồng, tức giảm 3,050 triệu đồng tương

đương giảm 18.10% so với năm 2009. Con số này phục hồi trở lại vào năm 2011, vượt lên đạt mức 20,450 triệu đồng, tức tăng 6,650 triệu đồng tương đương tăng 48.19% so với năm 2010.

Cũng không ngoài nguyên nhân làm giảm doanh số cho vay trung – dài hạnđối với cá nhân, việc suy giảm kinh tế năm 2010 cũng làm cho doanh số cho

vay trung – dài hạn đối với DNTN cũng có phần suy giảm, các doanh nghiệp

này cũng chỉ quan tâm nguồn vốn ngắn hạn để phục vụ kinh doanh tạm thời,

cộng thêm việc các Ngân hàng cũng hạn chế cho vay trung – dài hạn để hạn chế

rủi ro do sự tác động của thị trường, nên doanh số cho vay trung – dài hạn đối

với đối tượng này giảm đi vào năm 2010 (giảm 18.10% so với năm 2009). Đến năm 2011, con số này lại tăng mạnh lên vượt cao hơn cả năm 2009 và năm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG (Trang 51 - 57)