Khái quát về tình hình huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG (Trang 46 - 49)

Trong nền kinh tế thị trường để tiến hành kinh doanh thì bất kì doanh

nghiệp nào cũng cần có nguồn vốn. Vốn luôn là vấn đề rất quan trọng và là yếu

tố quyết định cho sự sống còn của doanh nghiệp. Đặc biệt với NHTM thì nguồn

vốn lại càng cực kỳ quan trọng. Vì thế, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì

điều kiện đầu tiên đó là cần có nguồn vốn để phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh của mình. Thấy được tầm quan trọng đó trong những năm qua, NHNo&PTNT Quận Cái Răng luôn đặt chỉ tiêu huy động vốn lên hàng đầu và xem nó là nhiệm

vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn là một hoạt động đầy khó khăn, vì muốn huy động vốn Ngân hàng cần

phải hội tụ đủ các điều kiện như: cơ sở vật chất khang trang, hiện đại; địa điểm đặt ngân hàng phải thuận tiện, lãi suất huy động phải phù hợp, chất lượng phục

vụ tốt, thương hiệuđược khách hàng tín nhiệm,... Trong khi đó, NHNo&PTNT Quận Cái Răng có vị trí không thuận lợi, lại nằm gần trung tâm thành phố Cần thơ, nơi có hơn 30 ngân hàng đang hoạt động và tại địa bàn Quận Cái Răng có hơn 10 ngân hàng thì việc cạnh tranh là rất quyết liệt. Vì thế việc huy động vốn

lại càng cực kỳ khó khăn hơn. Tuy nhiên bằng sự lãnh đạo kịp thời, sự nhiệt tình cố gắng của cả tập thể CBCNV, trong những năm qua (2009 – 2011) công tác

huy động vốn đạt được những thành tựu như sau:

Biểu bảng 3.1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Quận Cái Răng, giai đoạn 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % TG không kỳ hạn 29,556 39,183 29,786 9,627 32.57 (9,397) (23.98) TG có kỳ hạn 153,871 216,514 285,154 62,643 40.71 68,640 31.70

Kỳ phiếu, trái phiếu 14,510 14,264 5,670 (246) (1.70) (8,594) (60.25)

Vốn huy động 197,937 269,961 320,610 72,024 36.39 50,649 18.76

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Quận Cái Răng)

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Quận Cái Răng, giai đoạn 2009 – 2011

29,556 153,871 14,510 39,183 216,514 14,264 29,786 285,154 5,670 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Kỳ phiếu, trái phiếu

Nhìn vào biểu bảng ta thấy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng không

ngừng tăng lên, cụ thể là năm 2009 Ngân hàng huy động vốn được 197,937 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 269,961 triệu đồng, tăng 72,024 triệu đồng tương đương tăng 36.39% so với năm 2009, con số này tiếp tục tăng lên đạt mức

320,610 triệu đồng vào năm 2011, tức là tăng 50,649 triệu đồng tương đương tăng 18.76% so với năm 2010.

Nguyên nhân nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng qua

các năm là do số tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng tăng, các doanh nghiệp

ngày càng có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng vì mục đích kinh doanh không

dùng tiền mặt với độ an toàn cao, chi phí thấp và thuận tiện cho việc thanh toán

tiền mua (bán) hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn bám sát vào các khu đền bù, giải tỏa, khi

đó CVQHKH khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng để có được lợi

nhuận đồng thời an toàn cho khoản tiền vừa được đền bù. Ngoài ra, trong quá

trình hoạt động Chi nhánh đã không ngừng nâng cao uy tín, tạo lòng tin cho

khách hàng, chính vì thế mà việc huy động vốn của Ngân hàng dễ dàng hơn. Để

thực hiện tốt công tác huy động vốn, Chi nhánh đã tăng cường hoạt động

marketing bằng nhiều hình thức khuyến mãi, trúng thưởng,... và cung cấp nhiều

sản phẩm tiền gửi đa dạng về kỳ hạn với lãi suất hấp dẫn, đồng thời Chi nhánh

còn huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng

chỉ tiền gửi,... Chính vì vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục trong giai đoạn 2009 – 2011. Điều này chứng tỏ Ngân hàng ngày càng chủ động được nguồn vốn của mình. Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng tăng qua các năm cụ thể như sau:

a/ Tiền gửi không kỳ hạn

Dựa vào biểu đồ 3.1 ta thấy nguồn vốn huy động bằng tiền gửi không

kỳ hạn của Ngân hàng tăng giảm không ổn định qua các năm, cụ thể là năm 2009 đạt 29,556 triệu đồng, đến năm 2010 con số này tăng lên 9,627 triệu đồng

tức là tăng 32.57% so với năm 2009, đạt mức 39,183 triệu đồng, đến năm 2011

tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng giảm nhẹ xuống còn 29,786 triệu đồng,

tức là giảm 9,397 triệu đồng tương đương giảm 23.98% so với năm 2010.

Nguyên nhân của sự thay đổi này là mức lãi suất áp dụng cho tiền gửi

không kỳ hạn không thu hút được nhiều đối tượng tham gia, mặc dù NHNN đã

có nhiều thay đổi về mức lãi suất của loại sản phẩm này nhưng kết quả không

khả quan. Thực tế cho thấy mức độ dao động của lãi suất tiền gửi không kì hạn không được sự quan tâm của khách hàng như tiền gửi có kì hạn, nói rõ hơn là

chỉ cần tăng nhẹ mức lãi suất thì tiền gửi có kì hạn có thể thu được sự quan tâm

của người dân hơn tiền gửi không kì hạn. Thông thường các doanh nghiệp, tổ

chức gửi tiền không kì hạn để đảm bảo đến tính an toàn của khoản tiền của

mình, khi có kế hoạch sử dụng vốn họ sẽ rút tiền ra bất cứ lúc nào, do đó Ngân

hàng không thể dùng số tiền này để cho vay, đặc biệt là các khoản vay có thời

hạn trên 12 tháng.

b/ Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là nguồn huy động vốn chính yếu của Ngân hàng, trong những năm

2009 đạt 153,871 triệu đồng, đến năm 2010 tăng lên đạt mức 216,514 triệu đồng, tức là tăng 62,643 triệu đồng tương đương tăng 40.71% so với năm 2009, đến năm 2011 con số này tiếp tục tăng đạt mức 285,154 triệu đồng, tăng 68,640

triệu đồng (31.70%) so với năm 2010.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do Ngân hàng chú trọng đến

công tác huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn với mức lãi suất linh hoạt nên

thu hút lượng tiền gửi của sản phẩm này khá lớn, giúp Chi nhánh có thể lên kế

hoạch cho vay rõ ràng phù hợp với thời hạn rút tiền của khách hàng đảm bảo

tính thanh khoản của Ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng. Cộng thêm việc

nhận thức của người dân ngày càng tăng lên nên xu hướng gửi tiền vào ngân

hàng một mặt đảm bảo tính an toàn, một mặt có thêm lợi nhuận, chính vì thế

lượng tiền gửi có kỳ hạn gửi vào Ngân hàng ngày càng tăng lên đáng kể.

c/ Kỳ phiếu, trái phiếu

Trong những năm qua, Ngân hàng huy động vốn bằng kỳ phiếu, trái

phiếu liên tục giảm, cụ thể là năm 2009 ở mức 14,510 triệu đồng, đến năm 2010

con số này giảm nhẹ xuống còn 14,264 triệu đồng, tức là giảm 246 triệu đồng

tương đương giảm 1.70% so với năm 2009, đến năm 2011 kết quả huy động vốn

bằng sản phẩm này giảm mạnh chỉ còn 5,670 triệu đồng, tức giảm 8,594 triệu đồng tương đương 60.25% so với năm 2010.

Nguyên nhân làm cho kết quả huy động vốn bằng hình thức phát hành

kỳ phiếu, trái phiếu liên tục giảm là do Ngân hàng ngày càng chủ động được

nguồn vốn cho vay của mình, cộng thêm việc phát hành các giấy tờ có giá

(chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu) tốn nhiều chi phí hơn so với huy động vốn bằng

tiền gửi tiết kiệm, chính vì thế nên Ngân hàng không chú trọng vào loại sản

phẩm huy động vốn này.

Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong giai đoạn 2009

– 2011 tăng qua các năm. Nét nổi bật trong nguồn vốn huy động là tiền gửi

không kỳ hạn và kỳ phiếu, trái phiếu có xu hướng giảm nhưng nguồn vốn huy

động bằng tiền gửi có kỳ hạn lại tăng mạnh qua các năm, đạt kế hoạch đề ra. Từ

đó cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng phát triển theo hướng tăng tiền

gửi có kỳ hạn, góp phần tự chủ được nguồn vốn của Chi nhánh.

3.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quận Cái Răng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)