Dư nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Quận Cái Răng trong giai đoạn 2009 – 2011 được thể hiện cụ thể qua biểu bảng và biểu đồ sau:
Biểu bảng 3.7. Dư nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Cá nhân 53,788 45,967 55,325 (7,821) (14.54) 9,358 20.36
DNTN(1) 15,476 22,066 25,510 6,590 42.58 3,444 15.61
HTX(2) 0 0 0 0 0 0 0
Cty CP, TNHH(3) 4,735 7,335 20,770 2,600 54.91 13,435 183.16
Tổng cộng 74,000 75,368 101,605 1,368 1.85 26,237 34.81
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Quận Cái Răng)
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu dư nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2009 – 2011 53,788 15,476 04,735 74,000 45,967 22,066 0 7,335 75,368 55,325 25,510 0 20,770 101,605 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Tri ệ u đồng 2009 2010 2011 Năm
DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Cá nhân DNTN HTX Cty CP,Cty TNHH Tổng cộng
(1) DNTN: Doanh nghiệp tư nhân (2) HTX: Hợp tác xã
Cá nhân
Chỉ tiêu dư nợ đối với thành phần kinh tế này biến động tăng giảm
không ổn địnhtrong giai đoạn 2009 – 2011 và nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng dư nợ trung – dài hạn tại Ngân hàng. Dựa vào biểu bảng cho thấy, dư nợ
trung – dài hạnđối với thành phần cá nhân có sự giảm nhẹ vào năm 2010 nhưng
lại phục hồi trở lại vào năm 2011, cụ thể là năm 2009 con số này đạt tới 53,788
triệu đồng, đến năm 2010 giảm xuống còn 45,967 triệu đồng tức là giảm 7,821
triệu đồng tương đương giảm 14.54% so với năm 2009 nhưng nó phục hồi trở lại vào năm 2011 vượt lên đạt mức 55,325 triệu đồng tức là tăng lên 9,358 triệu đồng tương đương tăng 20.36% so với năm 2010.
Nguyên nhân dư nợ trung – dài hạn đối với đối tượng này giảm nhẹ là
do doanh số cho vay trung – dài hạn đối với cá nhân giảm nhẹ vào năm 2010,
cộng thêm đa phần thành phần cá nhân vay vốn trung – dài hạn chủ yếu là vay
nông nghiệp, vay tiêu dùng, xây dựng nhà, trang trí nội thất,... mà trong năm
2010 nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến thành phần kinh tế
này một cách sâu sắc, chính vì thế mà Ngân hàng tập trung vào công tác thu nợ
hơn là cho vay ra đối với đối tượng này, điều đó làm cho dư nợ có phần giảm
nhẹ vào năm 2010. Nhưng đến năm 2011, tình hình có vẻ khả quan hơn nên Ngân hàng tăng dần tỷ trọng cho vay cá nhân vì đây là khách hàng lớn của Ngân
hàng, điển hình là doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần cá nhân tăng nhanh vào năm 2011, do đặc thù của các khoản vay trung – dài hạn là vốn
lớn, thời gian dài, vòng quay chậm,... nên các khoản cho vay trung – dài hạn vào
năm 2011 chưa thu hồi vốn nên tác động làm tăng dư nợ cho vay trung – dài hạn
vào cuối năm 2011 là điều tất nhiên.
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
Nhìn lại kết quả phân tích doanh số cho vay và doanh số thu nợ trung –
dài hạn của DNTN, ta thấy tất cả doanh số đều tăng qua các năm thể hiện tính
khả thi khi đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này. Xét về dự nợ trung – dài hạn
thì đây là thành phần kinh tế có tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn lớn thư hai sau cá
nhân, mặc dù nền kinh tế biến động bất thường nhưng dư nợ cho vay trung – dài
hạn tại Đơn vị luôn tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2009 – 2011, cụ thể là
năm 2009 dư nợ trung – dài hạn đối với thành phần này đạt 15,476 triệu đồng, đến năm 2010 nó tăng lên đạt mức 22,066 triệu đồng, tức là tăng lên 6,590 triệu đồng tương đương tăng 42.58% so với năm 2009, con số này tiếp tục tăng lên
đáng kể vào năm 2011, đạt mức 25,510 triệu đồng tức tăng 3,444 triệu đồng tương đương tăng đến 15.61% so với năm 2010.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng ổn định của dư nợ cho vay trung – dài
hạn đối với DNTN là do trong những năm qua khách hàng này làm ăn có hiệu
quả, mặc dù doanh số cho vay trung – dài hạn đối với đối tượng này có phần
giảm nhẹ vào năm 2010 nhưng không ảnh hưởng lớn đến dự nợ trung – dài hạn,
đến năm 2011 thì doanh số cho vay lại phục hồi trở lại điều này chứng tỏ Ngân
phần kinh tế này, chính vì những lý do trên đã góp phần làm cho dư nợ cho vay
trung – dài hạnđối với DNTN tăng trưởng ổn định qua các năm. Ngoài ra, Ngân
hàng còn chủ trương tăng trưởng dư nợ trung – dài hạn đối với DNTN, góp phần
tăng trưởng dư nợ chung của Đơn vị, bởi lẽ các DNTN trên địa bàn Quận Cái Răng tương đối nhiều và đây là thành phần kinh tế đang có triển vọng phát triển trong tương lai gần. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho Đơn vị vì tất cả doanh số
cho vay, doanh số thu nợvà dư nợ đều tăng qua các năm.
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (Cty CP, TNHH)
Cũng như DNTN, dư nợ cho vay trung – dài hạnđối với hai thành phần
kinh tế là Cty CP, TNHH đều tăng trưởng ổn định qua các năm, cụ thể là năm
2009 dư nợ trung – dài hạnđối với hai thành phần này đạt 4,735 triệu đồng, đến
năm 2010 nó tăng lên đạt mức 7,335 triệu đồng, tức là tăng lên 2,600 triệu đồng tương đương tăng 54.91% so với năm 2009, con số này tiếp tục tăng lên đáng kể vào năm 2011, đạt mức 20,770 triệu đồng tức tăng 13,435 triệu đồng tương đương tăng đến 183.16% so với năm 2010.
Ngoài nguyên nhân của sự tăng trưởng ổn định của dư nợ cho vay trung
– dài hạnđối với DNTN, nguyên nhân của sự tăng trưởng ổn định của dư nợ cho
vay đối với hai thành phần kinh tế công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu
hạn là do đặc thù của chúng có nhiều người quản lý nên có khả năng phản ứng
kịp thời với sự thay đổi của môi trường, cộng thêm các công ty này trên địa bàn Quận chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhất là xây dựng và
các dịch vụ phục vụ xây dựng đang có tiềm năng phát triển như ta đã phân tích ở
phần doanh số thu nợ trung – dài hạn. Cho nên cùng với DNTN, các công ty cổ
phần và công ty trách nhiệm hữu hạn cũng làm ăn có hiệu quả, chính vì thế mà
Ngân hàng luôn mở rộng đầu tư vào các thành phần kinh tế này để tăng lợi
nhuận cho Ngân hàng làm cho dư nợ liên tục tăng trong giai đoạn 2009 – 2011.
Tóm lại, dự nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tăng trưởng ổn
định qua các năm, có được kết quả như vậy là do chính sách tăng trưởng dư nợ
của Ngân hàng phù hợp với tình hình thực tế, ta thấy dư nợ trung – dài hạntăng là do dư nợ của các thành phần kinh tế đều tăng, điều này chứng tỏ Ngân hàng mở rộng cho vay nhiều đối tượng để giảm thiểu rủi ro, hạn chế sự tác động của
nền kinh tế, bởi lẽ khi nguồn trả nợ chính yếu cho Ngân hàng là từ phương án
sản xuất kinh doanh, dự án khả thi, hiệu quả chứ không phải là tài sản đảm bảo
tiền vay, một khi phương án khả thi, hiệu quả thì khách hàng làm ăn có lời, do
đó mà Ngân hàng có thể thu được gốc và lãi đúng hạn, tăng lợi nhuận cho Ngân