Những nhân tố thuộc về người nộp thuế 5 1-

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 31 - 33)

Nghiên cứu những yếu tố từ bản thân NNT, ở đây đề tài chỉ đi vào những nhân tố ảnh hưởngquyếtđịnhđến tính tuân thủthuếcủangười nộpthuế là: trình độ dân trí và văn hóa sinh hoạtcủa NNT.

Thứnhất, về trình độ dân trí: Đảng và Nhà nướcViệt Nam luôn coi giáo dục,đàotạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đấtnước. Vớinhững chính sách đầu tư thích đáng cho phát triển giáo dục trong thời gian vừa qua, trình độvăn hoá, giáo dụccủangười dân Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể. Điều này được thể hiện ởsự gia tăng liên tục ởchỉ số phát triển con người trong thậpkỷ qua và nhữngtiến bộđạt được trong lĩnhvực giáo dục, y tế và mứcsốngởViệt Nam. Trong tổngsố 177 nướcđược xếphạngvềchỉsố phát triển con người trên thếgiới,năm 1995 Việt Nam đứngởvị trí 120 nhưngđếnnăm 2005, Việt Nam đãtiến lên vị trí 108. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành công tác phổcập giáo dục tiểu học-xoá mù chữ. Dự kiến đến 2010, Việt Nam sẽ hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Trung họccơsở.

Mặc dù đạtđược nhiều thành tựukhả quan nhưng so với nhiềunước trong khu vực và trên thếgiới thì trình độ dân trí củangười dân Việt Nam vẫn ởmứctương đốithấp. Đơncử là sốngườiđihọc các loại hình và bậchọc:dạynghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng,đại học chiếm khoảng 28-32% so với số người đang trong độ tuổi từ 18 đến 22, tỷ lệ này là thấp và không thể đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đa số học sinh, do phươngtiệnhọctậpthiếuthốn và phương pháp giảngdạylạchậu nên có nhiềuhụthẫngvề

kiếnthức so với các nước trong khu vực.

Về chất lượng đại học và chuyên nghiệp, các kỹ năng và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữcủađasốhọc sinh, sinh viên không bằng các nước trong khu vực.

Bên cạnhđó, trình độ hiểubiết pháp luậtcủa người Việt Nam, nhất là đội ngũ các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Mặc dù chưa có những số liệu điều tra, đánh giá một cách đầyđủvềvấnđề này nhưngcũng có thểnhậnthấymứcđộhiểubiết và thực thi pháp luậtcủa NNT ởViệt Nam còn rấtthấp thông qua việcxử lý hàng loạt các vấnđềkiệntụng, tranh chấp liên quan đếnluật pháp trong nước và quốctế.

Như vậy, có thể thấy, về mặt bằng dân trí, trình độ văn hoá của người Việt Nam đang ở mứcthấp so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.Điều này dẫn đến trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kểcả cán bộ,đảng viên trong các cơ quan nhà nước còn nhiềuhạnchế,chưatạođược dưluậnrộng rãi lên án mạnhmẽ các hành vi trốn thuế, gian lận vềthuế,thậm chí còn khá nhiềutrường hợpthờ ơ,khuyến khích, đồng tình, điều này dẫnđến mứcđộ tuân thủ pháp luậtthuếcủa NNT ởViệt Nam không cao.

Thứ hai, vềvăn hóa sinh hoạtcủangườiViệt Nam: trên góc độquản lý kinh tế có thể xem xét đến hai vấnđề là tập quán sảnxuất và tập quán tiêu dùng.

Mặc dù chúng ta đã có hơn 20 năm đổimới, quá trình hộinhập cũng đãđược nhiều năm nhưngdường như tư duy pháp lý, ý thức tôn trọng pháp luật củamột bộ phận không nhỏ người dân và doanh nghiệp chưa có nhiều thay đổi.Người Việtđược phát triểntừnềnvăn minh lúa nước nên nó mang đầy đủ đặc tính của mộtnền văn minh lúa nước, đó là: sống theo cộngđồng làng xã, coi trọngmối quan hệ thân tình hơn là pháp luật; có tư duy manh mún, chưa có được cái nhìn chiếnlược và tổngthể. Chính vì vậy,đốivới pháp luật,vấnđề không tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong việc giải quyết các mối quan hệ, công việc phát sinh trong đời sống,thậm chí là các mối quan hệ liên quan đến một vấnđề tối quan trọng là “sở hữu”nhưtiền, tài sảnvẫnxẩy ra hàng ngày và tạo nên những rào cản cho việc xây dngj một nhà nước pháp quyền ở nước ta. Bởi vì, nước ta vốn là một nước nông nghiệp.Cư dân sống và làm việc trong các làng, bản, buôn; ở thành thị thì các phường,hội củathương nhân được xây dựngchủyếudựa trên quan hệ dòng họ, quê hương,bản quán... Do đó, cư dân Việt Nam sống chủ yếu tuân thủ các lệ làng, hương ước của làng xã, của phườnghội là chủyếu.

Hình 2.4:Người dân chấp hành nộpthuếtại Chi cụcthuế TP LạngSơn

Đốivớingười dân và doanh nghiệp,việcgiảiquyết các mối quan hệ dân sự, kinh tế không cần đến pháp luật vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ,đâu đó vẫn có chuyện giải quyết các mối quan hệbằngluật“rừng”.Vẫn có người e dè khi nói đếnviệc áp dụng, tuân thủ luật pháp, kiện tụng, giải quyết tranh chấp... Rất ít doanh nghiệp có luật sư, chuyên viên pháp chế chuyên trách làm công tác pháp lý, dự báo các vấn đề pháp lý nảy sinh, ngoạitrừ doanh nghiệp có vốnđầutưnước ngoài...

Về thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, với nền kinh tế tiền mặt duy trì và tồn tại trong nhiều năm, phần lớn các giao dịch kinh doanh và tiêu dùng cá nhân đều được thực hiệnbằngtiềnmặt. Bên cạnhđó, thói quen mua hàng hoá, dịchvụ không cầnsửdụng hoá đơnvẫntồntạiphổbiến trong dân chúng. Điều này gây cho cơ quan quản lý nhà nướcrất nhiều khó khăn trong việcquản lý dòng tiền chi phí thu nhập của doanh nghiệp và người dân và từđódẫnđếnrất khó kiểm soát các giao dịchthuộcdiệnchịuthuếđểđánhthuế. Với nhữngtập quán sảnxuất và tiêu dùng nhưđã phân tích ở trên có thểthấytư tưởngtư lợi cá nhân trong sản xuất kinh doanh còn phổ biến, trong khi ý thức, trách nhiệm của người dân với cộngđồng, xã hội còn rấtthấp,mứcđộtự giác tuân thủ pháp luậtcủanhiều người dân Việt Nam chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)