Kế toán chi phí của công ty

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thẩm địnhgiám định cửu long (Trang 58)

4.1.2.1 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh của Công Ty CP Thẩm Định-Giám Định Cửu Long chủ yếu là chi phí lƣơng trả cho nhân viên, chi phí tiền điện, nƣớc, điện thoại, chi phí vật liệu sử dụng trong văn phòng ở công ty.

-Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán kế toán chi phí quản lý kinh doanh Công Ty CP Thẩm Định-Giám Định Cửu Long đã sử dụng các tài khoản: +TK642: chi phí quản lý kinh doanh

+Một số tài khoản có liên quan: 112, 331,111…

-Chứng từ công ty sử dụng:

Để hạch toán kế toán chi phí quản lý kinh doanh Công Ty CP Thẩm Định-Giám Định Cửu Long đã sử dụng các chứng từ: +Hóa đơn GTGT

+Phiếu chi ( Mẫu số 02-TT) +Giấy đề nghị thanh toán +Bảng thanh toán tiền lƣơng +Các chứng từ có liên quan khác

-Sổ sách kế toán công ty sử dụng:

Để hạch toán kế toán chi phí quản lý kinh doanh Công Ty CP Thẩm Định-Giám Định Cửu Long đã sử dụng các sổ kế toán: +Sổ chi tiết tài khoản. Cụ thể là sổ chi tiết TK642.

49

-Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán:

Hằng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán lập các chứng từ gốc nhƣ: phiếu chi, hóa đơn GTGT, rồi sau tiến hành ghi vào sổ.

Cuối tháng, sau khi phản ánh toàn bộ chứng từ phát sinh trong tháng vào sổ Nhật Ký –Sổ Cái, căn cứ vào sổ Nhật Ký-Sổ Cái để ghi sổ chi tiết TK642. Kế toán tiến hành tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có, xác định số dƣ. Kiểm tra, đối chiếu số liệu cộng cuối tháng, tiến hành khóa sổ Nhật Ký-Sổ Cái và sổ chi tiết TK642. Sau khi khóa sổ Nhật Ký-Sổ Cái tiến hành kiểm tra, đối chiếu thấy khớp, đúng đƣợc sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Ƣu điểm: quá trình luân chuyển chứng từ đơn giản không mất nhiều thời gian.

Nhƣợc điểm: Chứng từ không qua kế toán trƣởng và giám đốc ký duyệt, gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm tra, dễ xảy ra các trƣờng hợp chiếm dụng, gian lận.

-Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Nghiệp vụ 1: Ngày 06/09/2014 kế toán lập phiếu chi số 103, chi tiền mua nƣớc suối cho Nguyễn Thị Nga theo HĐ GTGT 0020721 với số tiền là 1.546.670 đồng, thuế GTGT 10%.

(Chứng từ kèm theo: Phiếu chi, xem phụ lục 14)

Nghiệp vụ 2: Ngày 10/09/2014 trả phí chuyển tiền Ngân hàng Á Châu bằng tiền gửi Ngân hàng với số tiền là 179.442 đồng, thuế VAT 10% và đã nhận giấy báo Nợ của Ngân hàng.

(Chứng từ kèm theo: Giấy báo Nợ của Ngân hàng Á Châu, xem Phụ lục 15)

Nghiệp vụ 3: Ngày 17/09/2014, kế toán chi tiền mua giấy A4 dùng cho bộ phận Văn Phòng theo HĐ GTGT số 0014673 với số tiền 2.546.000, thuế 10%.

Nghiệp vụ 4: Chi tiền cho ông Đặng Hoàng Phi chi phí đi công tác ở TP. Hồ Chí Minh với số tiền là 3.700.000 đồng.

Nghiệp vụ 5: Chi phí nƣớc sử dụng trong tháng 9/2014, hóa đơn VAT số 00047 ngày 30/9 bao gồm 5% VAT tổng tiền thanh toán bằng tiền mặt là 1.278.012 đồng.

Nghiệp vụ 6: Chi phí điện sử dụng trong tháng 9/2014, hóa đơn VAT số 142 ngày 30/9 bao gồm 10% VAT tổng tiền thanh toán bằng tiền mặt 8.203.429 đồng.

Nghiệp vụ 7: Ngày 30/9/2014, kế toán tính tiền lƣơng phải trả cho nhân viên quản lý kinh doanh với số tiền phải trả là 71.400.000.

(Chứng từ kèm theo: Bảng thanh toán lương , xem phụ lục 16)

Nghiệp vụ 8: Trong tháng 09/2014 Công ty thanh toán phí công tác cho Phan Phƣớc Tuấn ở khu vực Đà Nẵng- Miền Trung với tổng số tiền là 8.853.650 đồng.

(Chứng từ kèm theo: Giấy đề nghị thanh toán, xem Phụ lục 17) Thực hiện kế toán chi tiết:

Kế toán căn cứ vào phiếu chi số 103 (phụ lục 14), kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết TK642 (phụ lục 18). Đầu tiên kế toán ghi vào cột ngày ghi sổ là ngày 6/9/2014, còn ở cột chứng từ đƣợc chia thành 2 cột nhỏ. Tại cột số hiệu kế toán ghi vào số hiệu của phiếu chi là 103, còn bên cột ngày thì ghi ngày trên phiếu chi là ngày 6/9/2014. Nghiệp vụ này đƣợc định khoản nhƣ sau:

Nợ TK642 1.546.670 Nợ TK113 154.667 Có TK111 1.701.337

51

Tại cột diễn giải kế toán ghi là chi tiền mua nƣớc suối. Còn về cột tài khoản đối ứng ở nghiệp vụ này tài khoản đối ứng với tài khoản 642 là tài khoản 111, kế toán ghi vào cột TK đối ứng là 111. Tại cột SPS ta sẽ ghi vào bên Nợ với số tiền là 1.701.337. Do không có số dƣ ở kỳ trƣớc nên cột số dƣ ta không ghi vào.

Nghiệp vụ phát sinh ngày 10/9/2014, kế toán cũng căn cứ vào giấy báo Nợ của Ngân hàng Á Châu (phụ lục 15) để thực hiện

ghi vào sổ chi tiết TK642, các bƣớc ghi vào sổ cũng làm tƣơng tự nhƣ nghiệp vụ phát sinh trƣớc đó. Tƣơng tự ở các ngày tiếp theo khi có phát sinh nghiệp vụ ta cũng tiến hành ghi vào sổ nhƣ thế.

Việc ghi sổ chi tiết TK642 nhằm để theo dõi chung các khoản chi phí hát sinh ở công ty. Sổ này công ty tiến hành lập hàng tháng. Cuối tháng kế toán tiến hành khóa sổ chi tiết tài khoản.

Thực hiện kế toán tổng hợp:

Kế toán căn cứ vào phiếu chi số 103 (phụ lục 14) phát sinh ngày 6/9/2014 kế toán tiến hành ghi vào sổ Nhật Ký-Sổ Cái ( phụ lục 31).

Đầu tiên ở cột thứ tự dòng kế toán ghi vào số dòng ứng với lúc ghi. Tiếp theo tại cột ngày, tháng ghi sổ ta ghi vào đó ngày ghi sổ, cụ thể ở nghiệp vụ này là ngày 6/9/2014. Tại cột chứng từ ghi sổ đƣợc chia thành 2 cột nhỏ: cột thứ nhất là số hiệu tức là số của phiếu chi, ở nghiệp vụ này phiếu chi có số hiệu là 103 nên ta tiến hành ghi cột này là 103. Tại ngày, tháng là ngày tháng trên hóa đơn trong nghiệp vụ này hóa đơn phát sinh ngày 6/9/2014 nên ta ghi vào ngày này. Còn ở cột diễn giải ta ghi nội dung của hóa đơn, ở nghiệp vụ này là chi trả tiền mua nƣớc suối.

Nghiệp vụ ở ngày 6/9/2014 đƣợc định khoản nhƣ sau: Nợ TK642 1.546.670

Có TK111 1.701.337

Ở nghiệp vụ này TK111 đối ứng với TK642 và TK113. Đầu tiên ta thể hiện số tiền của tài khoản này với TK642 là 1.546.670 , ta điền số tiền này vào cột Số tiền phát sinh. Ở cột số hiệu tài khoản đối ứng bên Nợ ta ghi vào là tài khoản 642, còn bên có là tài khoản 111. Tƣơng tự ta nhìn sang bên phần Sổ cái của quyển sổ Nhật ký-Sổ Cái này rồi ta điền số tiền phát sinh tƣơng ƣng ở phần Nợ của TK642 là 1.546.670, còn ở phần Có của TK111 cũng là số tiền 1.546.670.

Ở phần tiếp theo của nghiệp vụ đối với tài khoản 111 và tài khoản 113 ta cũng làm tuần tự nhƣ vậy.

Tƣơng tự đối với các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 9/2014 ta cũng tiếp tục lên sổ Nhật ký-Sổ Cái nhƣ trên.

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật Ký-Sổ Cái, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật Ký và cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối mỗi tháng.

Nhận xét: Công ty ghi đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh trong tháng.

-Về chứng từ: Công ty lập đầy đủ các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong tháng. -Về phiếu chi

+ Mẫu phiếu chi sử dụng tại công ty theo đúng biểu mẫu quy định theo QDD48 của bộ tài chính ban hành ngày 14/09/2006. + Nội dung của phiếu chi đƣợc thể hiện đầy đủ và đúng quy định. Cụ thể là:

Phiếu chi đã nêu đầy đủ tên, số hiệu và ngày tháng lập chứng từ. Điều này giúp cho công tác lƣu trữ chứng từ đƣợc tiến hành dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Phiếu chi đã nêu rõ ràng tên, địa chỉ của ngƣời chi tiền. Điều này giúp cho việc kiểm tra tính hợp lý cũng nhƣ tính chính xác của chứng từ một cách thuận tiện hơn.

53

Tất cả nội dung trên đều đƣợc viết bằng bút mực, không tẩy xóa, không ngắt quãng. Điều này cho thấy phiếu chi sử dụng tại công ty đã đƣợc ghi chép rõ ràng, minh bạch và đảm bảo tính hợp lệ. Đồng thời, cũng giúp cho công tác kiểm tra, đối chiếu quản lý cũng nhƣ việc lữu trữ chứng từ đƣợc dễ dàng hơn.

Phiếu chi tại công ty đƣợc bảo quản và lƣu trữ dƣới dạng quyển, đƣợc sắp xếp theo trình tự số hiệu, thời gian và nội dung kinh tế khi tiến hành lƣu trữ. Điều này giúp cho việc kiểm tra, bảo quản chứng từ đƣợc thuận tiện hơn.

-Về sổ sách:

Để thuận lợi cho việc ghi chép, lƣu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty Cp Thẩm Định-Giám Định Cửu Long đã sử dụng các loại sổ: Sổ chi tiết TK642, sổ Nhật Ký-Sổ Cái.

Sổ kế toán đƣợc ghi chép rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ. Tại công ty ngày ghi sổ kế toán chính là ngày phát sinh nghiệp vụ. Bởi vì, các sổ sách kế toán đƣợc ghi vào cuối ngày, và đến cuối tháng kế toán tiến hành cộng tổng số tiền phát sinh trên sổ đã ghi.

Tại công ty mọi thông tin, số liệu trên sổ kế toán đƣợc nhập trên máy tính và việc thực hiện tính toán đều đƣợc thực hiện trên excel. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp công việc ghi chép đƣợc thuận tiện hơn, đảm bảo rằng các thông tin số liệu rõ ràng, không chồng đè lên nhau, không ghi cách dòng. Tuy nhiên nó cũng dễ xảy ra các sai sót trong quá trình nhập liệu vì vậy kế toán cần phải xem xét và nhập liệu một cách cẩn thận để hạn chế thấp nhất tình trạng sai sót có thể xảy ra.

Sổ sách kế toán tại công ty sau khi khóa sổ phải đƣợc in ra và đóng thành quyển, và phải đƣợc kế toán trƣởng ký duyệt trƣớc khi lƣu trữ và bảo quản.

Toàn bộ các chứng từ, sổ sách tại công ty đều đúng theo biểu mẫu của QĐ48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2014 của bộ tài chính.

4.2.1.2 Kế toán chi phí tài chính

Chi phí tài chính của công ty chủ yếu từ việc trả lãi vay tiền của Ngân hàng.

Để hạch toán kế toán chi phí tài chính Công Ty CP Thẩm Định-Giám Định Cửu Long đã sử dụng các tài khoản: + TK635: chi phí tài chính

+ Tài khoản có liên quan: 112

- Chứng từ công ty sử dụng:

Để hạch toán kế toán chi phí tài chính Công Ty CP Thẩm Định-Giám Định Cửu Long đã sử dụng chứng từ: +Giấy báo Nợ của Ngân hàng.

+ Phiếu chi

+Các chứng từ khác có liên quan.

-Sổ sách kế toán công ty sử dụng:

Để hạch toán kế toán chi phí tài chính Công Ty CP Thẩm Định-Giám Định Cửu Long đã sử dụng các sổ kế toán: +Sổ chi tiết tài khoản. Cụ thể là sổ chi tiết TK635.

+Sổ Nhật Ký-Sổ Cái

Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc nhƣ giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán tiến hành ghi vào sổ Nhật Ký-Sổ Cái.

55

số liệu cộng cuối tháng, tiến hành khóa sổ Nhật Ký-Sổ Cái và sổ chi tiết TK635. Sau khi khóa sổ Nhật Ký-Sổ Cái tiến hành kiểm tra, đối chiếu thấy khớp, đúng đƣợc sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Ƣu điểm:

-Trình tự luân chuyển chứng từ đơn giản, không mất nhiều thời gian.

Nhƣợc điểm: ban quản lý của công ty nhƣ giám đốc, kế toán trƣởng không kiểm tra, ký duyệt rất khó cho việc quản lý và kiểm tra.

-Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Nghiệp vụ 1: Ngày 13/09/2014, Kế toán thanh toán nhận đƣợc giấy thông báo của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam về toàn bộ số lãi vay là 12.213.347 đồng và Công Ty đã thanh toán cho Ngân hàng và nhận đƣợc giấy báo Nợ số 0357.

Nghiệp vụ 2: Ngày 15/09/2014, Kế toán thanh toán nhận đƣợc giấy thông báo của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ về toàn bộ số lãi vay là 7.324.672 đồng và Công Ty đã thanh toán cho Ngân hàng và nhận đƣợc giấy báo Nợ số 0305.

(Chứng từ kèm theo: Giấy báo Nợ của ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ, xem phụ lục 19) Thực hiện kế toán chi tiết:

Khi phát sinh các nghiệp vụ, căn cứ vào giấy báo Nợ của các Ngân hàng ghi vào sổ chi tiết TK635 (phụ lục 20). Cách thực hiện ghi vào sổ chi tiết TK635 cũng làm từng bƣớc tƣơng tự nhƣ cách ghi vào sổ chi tiết TK642. Ghi vào sổ chi tiết TK635 nhằm để theo dõi chi phí tài chính của công ty. Sổ này công ty tiến hành lập hàng tháng. Cuối tháng kế toán tiến hành khóa sổ chi tiết tài khoản.

Thực hiện kế toán tổng hợp:

Hàng ngày căn cứ vào giấy báo Nợ, của các Ngân hàng, phiếu chi do kế toán lập, kế toán tiến hành ghi vào sổ Nhật Ký-Sổ Cái

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật Ký-Sổ Cái, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật Ký và cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối mỗi tháng.

Nhận xét: Công ty ghi đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh trong tháng.

-Về chứng từ: Công ty nhận đầy đủ giấy báo Nợ do các ngân hàng chuyển đến công ty , kế toán lập đầy đủ phiếu chi cho các nghiệp vụ phát sinh trong tháng.

-Về sổ sách: Công ty ghi đầy các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật Ký-Sổ Cái.

-Về chế độ kế toán: mẫu phiếu chi, các mẫu sổ đƣợc trình bày đúng quy định mẫu sổ theo QĐ số 48 do bộ tài chính ban hành ngày 14/09/2006.

4.2.1.3 Kế toán chi phí khác

Trong kỳ công ty không phát sinh các khoản chi phí khác.

4.1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Nguyên tắc hạch toán

Để xác định kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán sẽ phải tính toán để xác định doanh thu thuần. Sau đó sẽ kết chuyển toàn bộ các khoản doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập và chi phí khác sang TK 911 để xác định lãi, lỗ trong suốt quá trình hoạt động.

-Tài khoản sử dụng

57

-Chứng từ kế toán công ty sử dụng:

Để hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh Công Ty CP Thẩm Định-Giám Định Cửu Long đã sử dụng các chứng từ: +Phiếu kế toán

+Các chứng từ có liên quan khác

-Sổ sách kế toán công ty sử dụng:

Để hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh Công Ty CP Thẩm Định-Giám Định Cửu Long đã sử dụng các sổ kế toán: +Sổ chi tiết tài khoản. Cụ thể là sổ chi tiết TK911

+Sổ Nhật Ký-Sổ Cái

Quá trình luân chuyển chứng từ:

Cuối kỳ, kế toán lập các phiếu kế toán do công ty thiết kế, để thực hiện kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác sang bên Có tài khoản 911. Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính, sang bên Nợ tài khoản 911.

Nếu tổng phát sinh bên Nợ TK 911 lớn hơn tổng phát sinh bên Có TK 911 thì kế toán kết chuyển phần chênh lệch sang bên Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế.

Nếu tổng số phát sinh bên Nợ tài khoản 911 nhỏ hơn tổng phát sinh bên Có tài khoản 911 thì chứng tỏ trong năm công ty kinh doanh có lãi.

a)Tổng hợp doanh thu và chi phí:

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thẩm địnhgiám định cửu long (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)