3.8.1 Thuận lợi
Vị trí của công ty nằm trong trung tâm thành phố Cần Thơ, một thành phố đang trên đà phát triển và mở rộng, nơi có các cơ sở kinh tế lớn, tập trung nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực hoạt động, là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, là nơi có nhu cầu xây dựng cao, là thị trường tiềm năng cho công ty ở hiện tại và tương lai.
Với hơn 55 năm tồn tại và phát triển, Công ty hoạt động ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với đội ngũ cán bộ công nhân viên lên đến 850 người cụ thể: Đội ngũ cán bộ quản lý trên 150 kỹ sư và kỹ thuật viên các loại, trên 700 thợ lành nghề, trong đó có hơn 600 thợ xây dựng và trang trí nội thất, 75 thợ vận hành thiết bị xe máy và 25 thợ gia công cơ khí lắp đặt kết cấu thép và nhiều cán bộ kiểm định chất lượng thí nghiệm và đo đạc khảo sát. Đó là một thuận lợi không nhỏ để Công ty thực hiện những công trình lớn có tầm cỡ.
Công trình do công ty thi công đều đạt chất lượng tốt, tính thẩm mỹ và kỹ thuật cao, có uy tín, tạo được niềm tin cho khách hàng. Do đó, công ty được Bộ Xây Dựng tằng nhiều huy chương, bằng khen chất lượng cao.
3.8.2 Khó khăn
Công ty đang đứng trước tình trạng phải cạnh tranh gay gắt với các công ty xây dựng khác, các nhà thầu trong và ngoài nước.
Một số công trình có giá trị lớn thì chủ đầu tư chưa thanh toán vốn, các hạng mục công tình mà công ty đã thi công bàn giao phải chờ bổ sung thêm thủ tục dẫn đến tình trạng công ty thu hồi vốn chậm và không thể đẩy nhanh tiến độ công trình.
Do đặc điểm sản phẩm xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định ở địa điểm xây dựng mà thời gian xây dựng dài làm cho công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn, thiếu ổn định.
Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, chi phí và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, vốn sản xuất dễ bị rủi ro, những rủi ro về xây dựng có thể gây nên lãng phí vốn lớn, tồn tại lâu dài, khó sửa chữa.
3.8.3 Phương hướng phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây Dựng số 10 IDICO là một trong những công ty xây dựng lớn, uy tín hàng đầu khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Với phương trâm kinh doanh tốt trong lĩnh vực xây dựng, luôn đi trước đón đầu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, luôn giữ chữ tín với khách hàng và các
33
đối tác, luôn lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu phấn đấu và xây dựng văn hoá doanh nghiệp lành mạnh nên đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Mục tiêu phấn đấu của Công ty là tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để trở thành một trong những công ty lớn, có uy tín rộng trong ngành xây dựng của Việt Nam.
Sau đây là một số định hướng và chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới để phục vụ cho mục tiêu của Công ty:
- Không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị tiên tiến hiện đại, tiêu hao ít chi phí nhưng vẫn nâng cao được công suất và chất lượng sản phẩm.
- Giảm chi phí, tiết kiệm trong quản lý và sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
- Công ty đang dần dần hoàn thiện mô hình hoạt động, lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực, áp dụng các biện pháp, chính sách để mở rộng thị trường các dịch vụ sau khi cung cấp đến khách hàng nhằm nâng cao chất lượng các công trình và các sản phẩm xây dựng.
- Hoàn thành các dự án đang triển khai và thu hút thêm các dự án mới. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động nhằm tối đa hoá lợi nhuận mang lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.
- Cải cách bộ máy quản lý của Công ty một cách năng động, gọn nhẹ và hiệu quả. Thường xuyên có những chính sách để thu hút nhân tài, lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao. Tiếp tục rà soát, sàng lọc, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBCNV để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cả về chuyên môn cũng như ý thức, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, bảo đảm làm chủ được thiết bị và công nghệ mới.
- Thường xuyên quan tâm đến đời sống người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
- Không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất để tạo công ăn việc làm cho người lao động của địa phương, thực hiện đầy đủ và ngày càng tăng nghĩa vụ nộp ngân sách, tích cực vận động cán bộ công nhân viên tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.
* Đối với hoạt động xây lắp:
Công ty chú trọng quan hệ với các chủ đầu tư tìm hiểu thông tin để tham gia đấu thầu công trình.
34
Tăng cường vai trò quản lý của công ty nhằm kiểm soát chặt chẽ về vật tư, chất lượng công trình, tiến độ, chi phí để mang lại hiệu quả trong SXKD. Phương hướng khi công ty tổ chức thi công sẽ lập ban chỉ huy công trình,
nhận khoán, phải xây dựng cơ chế kiểm soát chi phí chặt chẽ. * Đối với hoạt động sản xuất và bán bê tông.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng.
Thu hồi vốn không để nợ đọng, kiểm soát các chi phí tiêu hao để giảm tổn thất theo định mức.
Đầu tư thêm xe vận chuyển bê tông để tăng khả năng cung cấp bê tông đến khách hàng, nhằm giảm nguy cơ tụt hậu so với các đơn vị khác, tăng khả năng cạnh tranh.
Mở rộng các mối quan hệ với các đối tác cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm xây dựng đảm bảo cung cấp đầy đủ và chất lượng tốt đảm bảo thwucj hiện đúng tiến độ thi công.
35
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG SỐ 10 IDICO
4.1 KẾ TOÁN TIỀN MẶT
Tiền mặt trong công ty bao gồm: Tiền Việt Nam
Công ty giữ lại một khoản tiền nhất định theo quy định dùng cho các công việc thanh toán bằng tiền mặt tại công ty và được quản lý hằng ngày bằng thủ quỹ của công ty. Lượng tiền mặt dự trữ của công ty trong khoảng từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu, chi, quản lý tiền mặt do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện, thủ quỹ không được nhờ người khác làm thay mình. Khi cần thiết phải ủy quyền cho ai làm thay thì phải có quyết định của Giám đốc bằng văn bản. Tiền mặt tại quỹ được bảo quản trong két của doanh nghiệp, có đủ điều kiện an toàn chống mất cắp, mất trộm.
Quản lý tiền mặt là việc đảm bảo luôn có đủ lượng tiền mặt tối ưu tại mỗi thời điểm nhất định. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ gốc hợp lệ để lên sổ. Cuối ngày căn cứ vào chứng từ thu, chi thủ quỹ tiến hành đối chiếu lại chứng từ với số liệu trong sổ quỹ và số tiền tồn thực tế ở trong két sắt trong công ty. Cuối mỗi tháng tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt (hoặc kiểm kê đột xuất khi cần) để nắm bắt chính xác số tiền trong quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ, khi có chênh lệch phải ghi rõ nguyên nhân gây thừa, thiếu và báo cáo với giám đốc xem xét, giải quyết.
Biên bản kiểm kê ghi rõ số hiệu chứng từ, số lượng từng loại tiền và thời điểm kiểm kê, lập thành hai bản: một bản thủy quỹ lưu, một bản kế toán thanh toán lưu. Biên bản kiểm kê được lập theo mẫu 08a-TT theo QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Mục tiêu của quản lý tiền mặt là: phải đảm bảo cho việc tăng đầu tư lượng tiền mặt nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận trong khi vẫn duy trì mức thanh khoản hợp lý để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai.
4.1.1 Thủ tục thu, chi lập chứng từ kế toán
* Thu tiền:
Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào các hóa đơn, các giấy thanh toán tiền, kế toán tiền mặt lập phiếu thu tiền mặt, sau khi được kế toán
36
trưởng duyệt, phiếu thu được chuyển cho thủ quỹ để ghi tiền. Sau đó thủ quỹ sẽ ghi sổ tiền thực nhận vào phiếu thu, đóng dấu đã thu và lấy số phiếu thu.
− Phiếu thu: Biểu hiện số tiền thu do bán hàng hóa sản phẩm hoặc do các khoản phải thu khác. Phản ánh được nội dung thu tiền cho công ty.
+ Nhằm xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan .
+ Phiếu thu phải đóng thành quyển dùng trong một năm trong quá trình lập phiếu mỗi phiếu thu phải ghi rõ số quyển và số của phiếu thu. Số phiếu thu phải ghi rõ liên tục trong kỳ, phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu thu tiền ghi rõ tên địa chỉ cho người nộp tiền. Phải ghi rõ rang, sạch sẽ, không tẩy xóa và sữa chữa.
+ Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, viết sau khi ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào phiếu chuyển cho kế toán trưởng duyệt rồi chuyển cho thủ quỹ làm căn cứ nhập xuất quỹ.
● Liên 1: Được lưu trong phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ. ● Liên 2: Được giao cho người nộp.
* Chi tiền:
Khi phát sinh các nghiệp vụ thanh toán các khoản nợ hay các khoản phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty, căn cứ vào các chứng từ như hóa đơn GTGT, giấy đề nghị thanh toán đã được ký duyệt Thủ quỹ tiến hành lập phiếu chi để chi tiền sau khi có đầy đủ chữ ký kế toán trưởng và của Giám đốc Công ty. Người nhận tiền sau khi đã nhận đủ tiền phải ký và ghi rõ họ tên. Căn cứ vào số tiền thực chi, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, và đến cuối ngày thì chuyển cho kế toán tiền mặt để ghi sổ.
− Phiếu chi: biểu hiện số tiền phải chi ra mua vật tư, hàng hóa và mục đích khác.
+ Phiếu chi phải được đóng thành quyển và ghi số từng tờ, từng quyển sổ phải ghi liên tục không nhảy số, phải ghi đầy đủ chi tiêu rõ sạch sẽ không tẩy sửa chữa.
+ Phiếu chi lập thành hai liên viết một lần và chỉ sau khi đã đủ chữ ký của Giám đốc Công ty thì thủ quỹ mới được xuất quỹ.
● Liên 1: Lưu ở nơi lập phiếu.
● Liên 2: Thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và sau đó chuyển kế toán cùng với chứng từ gốc để ghi vào sổ kế toán.
37
4.1.2 Chứng từ và sổ sách
Chứng từ kế toán sử dụng: + Phiếu thu: 01 – TT + Phiếu chi: 02 – TT Sổ sách kế toán bao gồm:
+ Các sổ chi tiết: sổ chi tiết tiền mặt và các sổ có liên quan. + Các sổ tổng hợp: Nhật ký chung và các sổ tài khoản liên quan.
4.1.3 Lưu đồ xử lý nghiệp vụ thu nợ khách hàng bằng tiền mặt và chi tiền mặt mua các yếu tố đầu vào
38
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ thu nợ khách hàng bằng tiền mặt
Bắt đầu Hợp đồng, HĐ Giấy đề nghị TT KH Nhập liệu vào MT In PT PT 2 PT 1 Hợp đồng HJ Giấy đề nghị TT 1 Sổ quỹ SCT 131 Xem xét, ký duyệt PT 2 PT 1 Hợp đồng, Hóa đơn Giấy đề nghị thanh toán
Kiểm tra, Thu tiền ,Kiểm tra sổ quỹ
Sổ quỹ PT 2 PT 1 Người nộp tiền 1 NKC Sổ cái 111 Sổ cái 131
Kiểm tra, Khóa sổ, In BCTC
BCTC
Kết thúc
KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP
39
(1) Khi khách hàng trả nợ, kế toán tiến hành nhập liệu vào máy tính, in phiếu thu. Đồng thời kế toán thanh toán tiến hành ghi số liệu vào các sổ liên quan như: sổ chi tiết 131, sổ chi tiết 111, sổ cái 131, sổ Nhật ký chung và sổ quỹ tiền mặt theo tài khoản ghi nợ ghi có trên bút toán.
(2) Phiếu thu được in ra hai liên và luân chuyển như sau: Hai liên phiếu thu cùng giấy đề nghị thanh toán, hợp đồng sẽ chuyển sang cho Giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt, sau đó chuyển sang cho thủ quỹ tiến hành thu tiền.
(3) Thủ quỹ thu tiền, ký vào phiếu thu đồng thời thủ quỹ ghi vào sổ quỹ tiền mặt .
Liên 1 phiếu thu thủ quỹ gửi cho kế toán thanh toán để lưu cùng hợp đồng và giấy đề nghị thanh toán. Liên 2 đưa cho người nộp tiền.
(4) Định ký, kế toán tổng hợp kiểm tra sổ sách và ghi vào sổ sách báo cáo cần thiết.
40
Bảng 4.2 Lưu đồ chi tiền mặt mua các yếu tố đầu vào
Bắt đầu HĐ GTGT N CC Nhập liệu vào MT Máy tính xử lý, In PC PT 1 PT 2 HĐ GTGT 1 Sổ quỹ SCT 331 Xem xét, ký duyệt PT 2 PT 1 HĐ GTGT
Kiểm tra, Chi tiền , Kiểm tra sổ quỹ
Sổ quỹ PT 2 PT 1 Người nhận tiền 1 Nhật ký chung Sổ cái 111 Sổ cái 152, 113, 642 …
Kiểm tra, Khóa sổ, In BCTC
BCTC
Kết thúc
N
41
(1) Hằng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến chi tiền mặt như chi tiếp khách, mua văn phòng phẩm, mua nguyên vật liệu …kế toán thanh toán căn cứ vào hóa đơn GTGT để tiến hành nhập liệu vào máy tính.
(2) Ghi vào các sổ sách liên quan như: sổ chi tiết 111, sổ chi tiết 642, sổ chi tiết 152…, sổ cái 111, sổ cái các tài khoản liên quan, sổ nhật ký chung, sổ quỹ tiền mặt và in ra phiếu chi gồm 2 liên.
(3) Hai liên phiếu chi cùng với hóa đơn GTGT được chuyển sang cho kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt, sau đó phiếu chi đã ký chuyển sang cho thủ quỹ làm căn cứ chi tiền.
(4) Thủ quỹ chi tiền, ký vào phiếu chi và ghi vào sổ quỹ trên Excel để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu. Liên 1 phiếu chi được chuyển cho kế toán thanh toán lưu lại cùng HĐ GTGT, liên còn lại đưa cho người nhận tiền.
(5) Định kỳ, kế toán tổng hợp kiểm tra, khóa sổ và in báo cáo cần thiết. Trong quý 4 năm 2013, công ty có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tình hình thu chi tiền mặt như sau:
SDĐK : TK 111 : 53.182.943 đồng
Ngày 01/10/2013, nhận giấy báo nợ của ngân hàng VietconBank về việc rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt số tiền 70.000.000 đồng theo phiếu thu PT10/0001.
Ngày 01/10/2013, phiếu chi PC10/0001 chi 1.872.000 đồng tiền tiếp khách tại quán ăn 6 Đời 3.
Ngày 01/10/2013, bà Nguyễn Thị Diễm tạm ứng tiền bảo lãnh dự thầu số tiền là 25.000.000 đồng theo phiếu chi PC10/0002.
Ngày 02/10/2013, phiếu chi PC10/0003, chi tiền vận chuyển NVL về kho số tiền 2.000.000
Ngày 02/10/2013, phiếu chi PC10/0004, chi tiền vệ sinh hằng tháng số tiền 50.000 đồng.
Ngày 03/10/2013, ông Nguyễn Văn Trung xin tạm ứng lương tháng 10 số tiền 1.500.000 đồng, kèm theo giấy đề nghị tạm ứng.
Ngày 03/10/2013, trả tiền cước Internet hằng tháng 385.000 đồng.
Ngày 04/10/2013, mua 1 máy cắt sắt 2414NB giá 3.060.000 đồng và một máy đầm bàn FC60 giá 7.500.000 đồng để phục vụ cho việc thi công.
42
Ngày 04/10/2013, trả cho công ty xăng dầu 600.000 đồng về tiền thay nhớt hằng tháng cho một số xe tải vận chuyển NVL.