Nguyên tắc hạch toán

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 10 idico (Trang 26)

− Các khoản mục phi tiền tệ (doanh thu, chi phí, tài sản) khi có các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ theo tỷ giá giao dịch (tỷ giá thanh toán của giao dịch hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng).

− Với các khoản mục tiền tệ (vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả) + Khi có các nghiệp vụ làm tăng vốn bằng tiền, nợ phải thu phải ghi sổ theo tỷ giá giao dịch.

+ Khi có các nghiệp vụ làm giảm vốn bằng tiền, nợ phải thu phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá ghi sổ (được tính theo các phương pháp nhập trước – xuất trước, nhập sau – xuất trước, bình quân, đích danh).

− Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ hạch toán vào:

+ TK 515 (chênh lệch có lợi) hoặc TK 635 (chênh lệch bất lợi) (Doanh nghiệp đang trong giai đoạn sản xuất kinh doanh)

+ TK 413(2) nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đi vào hoạt động.

− Cuối niên độ kế toán phải:

+ Đánh giá lại số dư của các tài khoản vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả bằng ngoại tệ theo tỷ giá ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm đó, chênh lệch tỷ giá của nghiệp vụ này được hạch toán vào TK 413 (4131 – giai đoạn sản xuất kinh doanh, 4132 – giai đoạn đầu tư xây dung cơ bản).

+ Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (phần hạch toán trên TK 413)

Với doanh nghiệp đang trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, chênh lệch tỷ giá hối đoái trên TK 413(1) được xử lý vào doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch có lợi), chi phí hoạt động tài chính (chênh lệch bất lợi).

Với doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đi vào hoạt động chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và đánh giá lại số dư cuối niên độ kế toán được luỹ kế trên TK 413(2) cho tới khi công trình hoàn thành, bàn giao đi vào sử dụng hoặc phân bổ vào doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính tối đa là 5 năm.

− Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng VNĐ thì quy đổi theo tỷ giá thực tế mua, bán.

15

2.1.6..2 Tài khoản sử dụng

TK 111(2), TK 112(2), TK 413 – CLTGHĐ, TK 515, TK 635, TK 007 – ngoại tệ các loại…

− TK 413: Dùng để phản ánh chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối niên độ kế toán, chênh lệch tỷ giá hối đoái hoạt động đầu tư xây dung cơ bản (trước khi đi vào hoạt động) và xử lý chênh lệch tỷ giá.

− TK 007 – Ngoại tệ các loại: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của ngoại tệ ở doanh nghiệp theo nguyên tệ.

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiên của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giáy báo Nợ hay bản sao kê của ngân hàng.

Chứng từ sử dụng và thủ tục hạch toán

Kế toán tiền đang chuyển sử dụng các chứng từ sau: Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp sec, các chứng từ gốc kèm theo như: séc các loại, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.

Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau

- Thu tiền mặt hoặc sec nộp thẳng và ngân hàng - Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác

- Thu tiền bán hàng nộp thuế vào kho bạc nhà nước (Giao liền tay ba giữa doanh nghiệp, người bán hàng và Kho bạc Nhà Nước)

Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” TK 113 có 2 TK cấp 2

- 1131: Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển - 1132: Ngoại tệ: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển

16

2.1.7 Các tỷ số lợi nhuận đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

2.1.7.1 Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio)

Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình.

Công thức tính:

Tỷ số thanh toán hiện hành (RC ) = (Tài sản ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn)

Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN càng lớn. Tuy nhiên nếu giá trị của tỷ số này quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh việc DN đầu tư quá mức vào TSNH so với nhu cầu của DN. Mạt khác, TSNH dư thừa không tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu DN đầu tư quá dư vốn vào TSNH thì số vốn đó không được sủ dụng hiệu quả.

Để đánh giá tỷ số thanh toán ngắn hạn của DN là tốt hay xấu thì ngoài việc dựa vào hệ số RC còn phải xem xét 3 yếu tố sau:

 Bản chất ngành kinh doanh  Cơ cấu tài sản lưu động

 Tỷ số quay vòng các khoản phải thu của khách hàng, tỷ số quay vòng hàng tồn kho, tỷ số quay vòng vốn lưu động.

Mặt khác, tỷ số thanh toán ngắn hạn chưa cao chưa phản ánh được đúng năng lực thanh toán của DN như trường hợp vật tư, hàng hóa bị ứ đọng nhiều, không thể dễ dàng chuyển thành tiền hoặc DN có sản phẩm dở dang quá lớn. Vì vậy phải dùng tỷ số thanh toán nhanh để đánh giá chính xác hơn.

2.1.7.2 Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio)

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + các khoản phải thu+các khoản đầu tư ngắn hạn) /(Nợ ngắn hạn)

Tỷ số này đo lường khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn chủa công ty bằng những tài sản có tính thanh khoản nhanh. Các loại tài sản lưu động như: tiền, các loại đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu của khách hàng được xem là có tính thanh khoản cao vì những tài sản sản đó có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác không được xếp vào loiaj tài sản lưu động có tính thanh khoản nhanh vì người ta cần phải có thời gian để bán chúng và có khả năng mất giá trị.

17 Công thức tính:

Tỷ số thanh toán nhanh (RQ) =

(TSNH – Hàng tồn kho – TSNH khác) / Nợ ngắn hạn

Mức độ của tỷ số này thông thường phản ánh tình hình tài chính của DN như sau:

Tỷ số > 1 : Tốt.

Tỷ số = 0,5  1 : Bình thường, có thể chấp nhận được. Tỷ số = 0,3  0,5 : Khó khăn.

Một cách lý tưởng, tỷ số thanh toán nhanh ít nhất bằng 1 đối với những công ty có vòng quay hàng tồn kho thấp và có thể thấp hơn 1 đối với những công ty có hàng tồn kho cao với điều kiện công ty này không gặp khó khăn về dòng tiền. Vấn đề quan trọng là cần phải xem xét xu hướng các tỷ số này để thấy được tính thanh khoản của công ty đang được cải thiện hay đang giảm sút.

2.1.8 Hình thức ghi sổ Nhật Ký Chung

Có năm hình thức ghi sổ trong kế toán: hình thức kế toán nhật kí chung, nhật kí sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật kí chứng từ và hình thức kế toán trên máy vi tính.

2.1.8.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tóan nhật kí chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật kí, mà trọng tâm là sổ nhật kí chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy các số liệu trên nhật kí để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

2.1.8.2 Các loại sổ sử dụng

- Sổ nhật kí chung, sổ nhật kí đặc biệt - Sổ cái

18

2.1.8.3 Trình tự ghi sổ kế toán

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật kí chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật kí chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật kí chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp các đơn vị mở sổ nhật kí đăc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dung làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ kinh tếp hát sinh vào sổ nhật kí đặc biệt liên quan. Định kì (3, 5,10… ngày) hoặc cuối tháng,tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh tổng hợp từng sổ nhật kí đăc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật kí đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dung để lập báo cáo tài chính

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh Có trên Sổ nhật kí chung (hoặc Sổ nhật kí chung và các Sổ nhật kí đặc biệt su khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật kí đăc biệt) cùng kì.

2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài Kế toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Số 10 IDICO, tôi đã có tham khảo một số luận văn. Trên cơ sở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó vận dụng vào thực tiễn trong Công ty.

- Lê Thị Tố Trang (2009) nghiên cứu “Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải phải thu tại công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Đồng Tâm”, luận văn tốt nghiệp đại học. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế toán của công ty, thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp bán cấu trúc và quan sát quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ của công ty, từ đó đánh giá công tác kế toán. Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh, ghi sổ kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác kế toán của công ty còn nhiều hạn chế như chưa theo dõi thường xuyên sự biến động của tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trong đơn vị, chưa mở sổ chi tiết cho từng đối tượng khách hàng, chưa phân tích sâu về tình hình quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thanh toán để từ đó tác giả đề ra những giải pháp giúp công ty

19

hoàn thiện hơn công tác kế toán như mở sổ theo dõi chi tiết từng đối tượng khách hàng giúp cho công tác quản lý, và nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thanh toán (trong đó có các khoản phải thu).

- Hồng Phước Thạnh nghiên cứu “Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH chế biến gỗ Minh Trí”, luận văn tốt nghiệp đại học. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác kế toán của công ty còn nhiều hạn chế như chưa phân tích sâu tình hình vốn bằng tiền, công tác kế toán chưa chi tiết các khoản phải thu khách hàng, một số chứng từ không hợp lý để từ đó tác giả đề ra những giải pháp giúp công ty hoàn thiện hơn công tác kế toán như mở sổ theo dõi chi tiết từng đối tượng khách hàng giúp cho công tác quản lý, đánh giá đúng từng đối tượng khách hàng và nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền.

Qua lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trước đây đều sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán; bên cạnh đó còn tiến hành phỏng vấn nhân viên kế toán và quan sát hạch toán chứng từ tại đơn vị.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu và tài liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ phòng kế toán của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Số 10 IDICO.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: liệt kê, thống kê những thông tin, dữ liệu thu thập được phục vụ cho việc lập các bảng phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

 Sử dụng phương pháp so sánh : dựa vào những số liệu có sẵn để tiến hành so sánh, đối chiếu về số tương đối và số tuyệt đối, thường là so sánh giữa hai năm liền kề để tìm ra sự tăng giảm của giá trị nào đó.

 Sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra nhận xét đánh giá và một số giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác kế toán trong tương lai.

20

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 10 IDICO

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 10 IDICO DỰNG SỐ 10 IDICO

- Tên giao dịch: IDICO NO.10 INVESTMENT CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY.

- Tên viết tắt: IDICO - INCO NO.10

- Vốn điều lệ là 20.000.000.000 đồng (hai mươi tỷ đồng) và được chia làm 2.000.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Trong đó:

+ Cổ phần cổ đông khác: 110.910 cổ phần chiếm 5,55% vốn điều lệ. + Cổ phần nhà nước: 1.889.090 cổ phiếu chiếm 94,45% vốn điều lệ. - Trụ sở tại 43A đường 3 tháng 2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

- Điện thoại: (84)071.831.284 - Email : inco10@vnn.vn

3.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng số 10 - IDICO tiền thân là công trường khu vực Thái Nguyên được thành lập ngày 18/09/1958, trải qua 55 năm xây dựng, tồn tại và phát triển trên nhiều miền của đất nước.

Trong suốt thời gian hoạt động công ty đã đổi tên nhiều lần để phù hợp với tình hình mới.

- Công trường khu vực Thái Nguyên. - Công ty kiến trúc Thái Nguyên. - Công ty Xây Dựng Bắc Thái. - Công ty Xây dựng số 10

- Công ty Xây Dựng và Sản Xuất vật liệu xây dựng Miền Tây.

Theo quyết định số 344/BXD - TCLD ngày 14/04/1988 và đến năm 1990 căn cứ theo quyết định số 47/BXD - TCLD ngày 21/01/1990 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng. Công ty đã quyết định đổi tên thành Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Số 10 - IDICO. Công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ xây

21

dựng được thành lập theo quyết định số 028A/BXD - TCLD ngày 15/05/1993 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng.

Giấy phép hành nghề xây dựng số 35 - BXD/CSCD ngày 15/02/1995 (số hiệu 43-01-02-0-1-0005) do Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng cấp.

Công ty thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, được phép tiến hành hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu, tư cách pháp nhân đầy đủ. Chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về mọi hoạt động trong tài chính - quản lý sản xuất - kinh doanh có tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo pháp luật.

Trải qua hơn 55 năm thành lập với số lượng cán bộ công nhân của công ty đã tăng lên rất nhiều, hiện nay có trên 850 CB - CNV trong đó: đội ngủ cán bộ quản lý trên 150 kỹ sư và kỹ thuật viên các loại, trên 700 thợ lành nghề, trong đó có 600 thợ xây dựng và trang trí nội thất, 75 thợ vận hành trang thiết bị, máy móc và 25 thợ gia công cơ khí lắp đặt kết cấu thép và nhiều cán bộ kiểm định chất lượng thí nghiệm và đo đạt khảo sát.

3.3 NGHÀNH NGHỀ KINH DOANH

- Thi công, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 10 idico (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)