Dù mới đi vào hoạt động từ năm 1999 nhƣng tình hình kinh doanh Công ty Việt Thành đang dần ổn định và phát triển. Măc dù Công ty đã gặp không ít khó khăn nhƣng bằng sự nỗ lực và quyết tâm cao trong quản lý cũng nhƣ sự nhiệt tình của công nhân viên nên Công ty đã vƣợt qua và phát triển. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 có sự gia tăng, cao hơn so với cùng kỳ năm 2013, cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều trong việc mở rộng thị trƣờng để tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt này. Tuy nhiên lợi nhuận mà các dòng sản phẩm mang lại chƣa tối đa. Lợi nhuận vẫn còn khá thấp trong tổng doanh thu đạt đƣợc, nhất là dòng sản phẩm quần tây, sản phẩm chủ lực của Công ty. Qua phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận giúp cho nhà quản trị có định hƣớng rõ ràng hơn trong việc kinh doanh, biết đƣợc dòng sản phẩm nào nên và không nên phát triển nhiều, ngoài ra Công ty còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:
- Doanh thu của Công ty khá cao nhƣng do chi phí bỏ ra lớn nên lợi nhuận Công ty không đƣợc nhƣ mong muốn.
- Kết cấu hàng bán của Công ty có sự chênh lệch khá lớn giữa các dòng sản phẩm quần tây và váy.
- Kết cấu chi phí của Công ty còn chƣa hợp lý, chi phí bất biến chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi phí phát sinh.
Qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận giúp Công ty định hƣớng đúng trong việc lựa chọn phƣơng án kinh doanh và đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
*Giải pháp về doanh thu:
Tăng mức doanh thu thực hiện có 2 cách là tăng khối lƣợng bán ra hoặc tăng giá bán. Tăng giá bán ảnh hƣởng đến lợi ích lâu dài của Công ty. Tăng giá bán trong khi thị trƣờng ổn định có thể tác động đến tâm lý khách hàng và giảm khả năng cạnh tranh về giá so với các công ty đối thủ. Do đó, tăng giá bán không phải là một giải pháp tốt. Giải pháp tối ƣu mà Công ty thƣờng áp
54
dụng là tăng khối lƣợng sản phẩm bằng cách sử dụng các chiến lƣợc sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn một chiến lƣợc quảng cáo có thể làm tăng khối lƣợng gia công. Trong nhiều trƣờng hợp giải pháp tăng khối lƣợng sản phẩm đƣợc ƣa thích hơn.
Giảm doanh thu hòa vốn cũng có 2 cách là giảm tổng chi phí bất biến hoặc tăng tỷ lệ số dƣ đảm phí. Giảm chi phí bất biến thƣờng khó thực hiện đƣợc vì việc sử dụng chi phí bất biến liên quan đến qui mô sản xuất và trang bị máy móc thiết bị. Do đó nhà quản trị thƣờng ít sử dụng đến giải pháp này. Nâng cao tỷ lệ số dƣ đảm phí là việc giảm chi phí khả biến. Yếu tố chi phí khả biến thƣờng liên quan đến hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn và nhƣ vậy việc giảm chi phí này sẽ đem lại kết quả là tỷ lệ số dƣ đảm phí sẽ tăng lên. Chẳng hạn, nhƣ việc kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp tốt hơn có thể làm chi phí sản xuất khả biến giảm xuống. Hoặc khi nhà quản trị thay đổi các biện pháp kiểm soát và thay đổi định mức chi phí, đôi khi sẽ ảnh hƣởng hay chuyển đổi giữa hai yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến.
* Giải pháp về chi phí:
Chi phí là một trong những yếu tô quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sau đây là một số giải pháp có thể tiết kiệm đƣợc chi phí cho Công ty:
- Chi phí nhân công: Giảm chi phí nhân công bằng cách tăng năng suất lao động và giảm hao phí lao động. Đối với tăng năng suất lao động cần tránh tình trạng làm việc liên tục, vừa làm công nhân mệt mỏi vừa mang lại hiệu quả không cao. Đối với giảm hao phí lao động cần bố trí lao động có trình độ tay nghề hợp lý theo yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, trên địa bàn công ty hoạt động có nguồn lao động khá dồi dào. Tuy nhiên, phần lớn lao động đều là lao động phổ thông, chƣa qua đào tạo lại không chuyên. Do đó họ thƣờng xuyên thay đổi công việc, nơi làm việc với nhiều lý do khác nhau; mặt khác số công nhân lại có tính chất lao động theo mùa vụ nên gây ra nhiều khó khăn cho các nhà máy tuyển dụng. Để khắc phục nhƣợc điểm đó chúng ta cần nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao động, nghiên cứu bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề. Bên cạnh đó, Công ty nên áp dụng chế độ khen thƣởng cho tập thể, cá nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí sản xuất chung: Để tiết kiệm chi phí sản xuất chung Công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thƣờng xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển
55
để tránh hƣ hỏng nặng làm tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn. Bên cạnh đó, các khoản chi phí có thể tiết kiệm đƣợc nhƣ các khoản chi phí về điện trong phân xƣởng sản xuất, cần tạo thói quen cho công nhân sử dụng điện sao cho hợp lý
* Chi phí bán hàng : Vì giá xăng dẩu hiện nay đang biến động không ổn định, giá tăng kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng, Công ty nên có kế hoạch vận chuyển rõ ràng, sao cho tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng. Chi phí quảng cáo phải có kế hoạch cụ thể cho từng kỳ.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là nguồn chi phí không nhỏ, Công ty muốn giảm chi phí này thì trƣớc hết phải giảm thời gian lao động hao phí và nâng cao năng suất lao động.
Nhằm nâng cao uy tín trên thị trƣờng cũng nhƣ tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động, nhất thiết phải có một tổ marketing chuyên trách việc nghiên cứu dự báo thị trƣờng, cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho phòng kinh doanh để ra các quyết định, lập phƣơng án kinh doanh tối ƣu nhất.
Công ty cần lập dự toán chi phí. Công tác dự toán này giúp Công ty quản lý chi phí cụ thể hơn và có cơ sở để phân công, phân cấp quản lý. Công ty phải thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan và thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra để tránh tình trạng thanh toán những khoản chi phí không hợp lệ.
* Một số giải pháp khác:
Công ty thƣờng xuyên tổ chức thi đua khen thƣởng giữa các tổ để tạo hứng thú và nâng cao tinh thần làm việc của mọi ngƣời.
Khen thƣởng, tuyên dƣơng những cá nhân có đóng góp cho sự phát triển chung của Công ty.
Bên cạnh việc quan tâm đến năng suất lao động, các nhà quản trị nên quan tâm nhiều đến các bữa ăn giữa ca của công nhân, để họ có đầy đủ sức khỏe và làm việc hết tâm huyết của mình.
*Giải pháp để thực hiện phƣơng án kinh doanh sau khi lựa chọn từ kết quả phân tích:
Khi ứng dụng mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận vào lựa chọn phƣơng án kinh doanh, tác giả đƣa ra 3 phƣơng án đều khả thi, có thể thực hiện đƣợc. Nhƣng phƣơng án 2 mang lại lợi nhuận cao nhất: Chi phí bất biến, giá gia công và sản lƣợng sản phẩm thay đổi. Một số phƣớng pháp nâng cao hiệu quả của phƣơng án kinh doanh này trên thực tế nhƣ sau:
56
- Việc tăng, giảm giá gia công là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc kinh doanh, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu của Công ty. Vì vậy Công ty cần có chiến lƣợc về giá linh hoạt cho cả thị trƣờng nội địa và thị trƣờng xuất khẩu.
- Công ty cần nghiên cứu, phát huy hơn nữa về máy móc, thiết bị nhằm tăng năng suất, rút ngắn thời gian gia công, nâng cao chất lƣợng, từ đây sẽ hạ giá thành sản phẩm, dẫn đến giảm giá gia công.
- Lợi nhuận của phƣơng án này rất tốt trong ngắn hạn, bởi vì trong ngắn hạn việc giảm giá sẽ thu hút khách hàng rất tốt, đem lại hiệu quả kinh doanh của Công ty nhƣng trong thời gian dài việc tăng giá trở lại khá khó khăn.
57
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Từ đầu những năm 90 đến nay, công cuộc đổi mới nền kinh tế của nƣớc ta đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt may nƣớc ta, đặc biệt là ngành công nghiệp may. Sự phát triển của ngành công nghiệp này đƣợc ghi nhận trên nhiều phƣơng diện, trƣớc hết là đổi mới về công nghệ thiết bị, tiếp đến là sự phát triển về quy mô của các doanh nghiệp nhà nƣớc và sự tham gia nhanh chóng của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và khu vực tƣ nhân, cuối cùng là sự thâm nhập và phát triển của thị trƣờng xuất khẩu Việt Nam. Để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng đầy cạnh tranh thì nhà quản trị cần phải tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Phân tích mối quan hệ chi phí- khối lƣợng- lợi nhuận là một việc làm hết sức cần thiết cho nhà quản trị, thông qua điều này thấy đƣợc mối quan hệ của 3 nhân tố chính, quyết định sự thành công của mỗi công ty. Mặt khác, phân tích mô hình CVP giúp nhà quản trị có cơ sở để đƣa ra các kế hoạch, quyết định, lựa chọn chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp nhƣ ra quyết định cần phải gia công bao nhiêu sản phẩm để công ty hòa vốn, cần phải gia công bao nhiêu sản phẩm để công ty đạt lợi nhuận mong muốn; doanh thu, chi phí, lợi nhuận ảnh hƣởng nhƣ thế nào nếu sản lƣợng, giá bán thay đổi; những nỗ lực cắt giảm chi phí sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến giá bán, sản lƣợng, lợi nhuận.
Tóm lại, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là một phần không thể thiếu đối với các nhà quản trị. Kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu cho phép các nhà quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và hiệu quả.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Việt Thành, tôi nhận thấy hoạt động công ty gặt hái đƣợc khá nhiều thành công và đang trên đà phát triển, tuy nhiên sự phát triển đó là chƣa xứng tầm với quy mô cũng nhƣ những tiềm năng mà công ty đang có. Qua phân tích cho thấy sản phẩm quần tây là sản phẩm chủ lực, mang lại phần lớn doanh thu cho Công ty vì thế Công ty cần có những chiến lƣợc hợp lý, cũng nhƣ những chính sách về chi phí để khai thác tối đa lợi nhuận từ dòng sản phẩm này. Bên cạnh đó, để đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng về đơn đặt hàng của khách hàng, Công ty cũng nên mở rộng sản phẩm gia công thêm các dòng váy, áo…
58
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực tập tại Công ty và thực hiện đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty TNHH may xuất khẩu Việt Thành”, tôi có một số kiến nghị nhƣ sau:
* Đối với Công ty:
Công ty nên đa dạng hóa các dòng sản phẩm gia công để nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, cụ thể Công ty có thể làm quen với việc gia công sản phẩm áo, vì đây là sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trƣờng.
Công ty nên sử dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị để đạt đƣợc sản lƣợng tối đa, Công ty cũng nên đầu tƣ thêm các máy móc hiện đại để tăng chất lƣợng sản phẩm đáp ứng đƣợc yêu cầu xuất khẩu.
Cần có chính sách quản lý chi phí phù hợp hơn vì hiện tại chi phí bất biến còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kết cấu chi phí.
Công ty nên bố trí thêm phòng marketing để có thể thăm dò, tìm hiểu thêm nhu cầu thị trƣờng nhằm tăng số lƣợng khách hàng cũng nhƣ đơn đặt hàng.
Công ty nên có thêm bộ phận kế toán quản trị để thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh so với kế hoạch đã đề ra. Từ đó có điều chỉnh kịp thời cho những sai sót và hạn chế đƣợc rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Quy định trách nhiệm cũng nhƣ quyền hạn cụ thể đối với từng thành viên trong Công ty, đào tạo, huấn luyện và phát triển tay nghề cho công nhân trong Công ty.
Công ty cần tăng cƣờng cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề để tránh lãng phí sức lao động. Cần đẩy mạnh hơn việc khen thƣởng, tăng lƣơng cho cán bộ, công nhân viên cũng nhƣ thƣờng xuyên tổ chức thi đua giữa các tổ để khuyến khích tinh thần làm việc, có nhƣ vậy Công ty mới ổn định và phát triển lâu dài trong tƣơng lai.
* Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc:
Trong điều kiện cạnh tranh theo cơ chế thị trƣờng thì vốn là một vấn đề hết sức quan trọng. Do đó, chính phủ nên có những chính sách phù hợp nhằm
59
giúp Công ty có điều kiện tốt hơn trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời nhà nƣớc cần có những chính sách bình ổn giá.
Trong các ngành của Việt Nam thì ngành may mặc đang chiếm ƣu thế, đem lại giá trị xuất khẩu cao nhất nhì so với các ngành khác, do đó nhà nƣớc nên tổ chức nhiều cuộc giao lƣu, triễn lãm, các buổi biểu diễn thời trang góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp đến ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và quốc tế.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phƣớc Hƣơng ,2011. Giáo trình kế toán quản trị - phần I. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2. Huỳnh Lợi và Võ Văn Nhị,hiệu đính, 2007. Kế toán quản trị. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
3. Bùi Văn Trƣờng, 2008. Kế toán quản trị. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.
4. Bùi Văn Trƣờng, 2008. Kế toán chi phí.TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.
61
PHỤ LỤC 1
* Tính biến phí và định phí sản xuất chung theo phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất:
Tháng
Quần tây Váy
X1 Y1 X1Y1 X2 1 X2 Y2 X2 Y2 X2 2 1 165.432 501.600 82.980.691.200 27.367.746.624 7.280 35.146 255.862.880 52.998.400 2 135.896 429.971 58.431.339.016 18.467.722.816 8.236 37.124 305.753.264 67.831.696 3 144.355 553.472 79.896.450.560 20.838.366.025 5.129 23.129 118.628.641 26.306.641 4 123.871 425.756 52.738.821.476 15.344.024.641 3.967 19.812 78.594.204 15.737.089 5 84.973 499.862 42.474.773.726 7.220.410.729 10.743 44.981 483.230.883 115.412.049 6 171.793 878.401 150.903.142.993 29.512.834.849 8.535 37.702 321.786.570 72.846.225 Tổng 826.320 3.289.062 467.425.218.971 118.751.105.684 43.890 197.894 1.563.856.442 351.132.100 Ta có hệ phƣơng trình sau: Quần tây: 467.425.218.971 = 826.320a + 118.751.105.684b a= 146.034,600 3.289.062 = 6a + 826.320b b= 2,920 Váy: 1.563.856.442 = 43.890a + 351.132.100b a = 4.702,543 197.894 = 6a + 43.890b b = 3,866
62
PHỤ LỤC 2
* Tính biến phí và định phí chi phí bán hàng theo phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất:
Tháng
Quần Tây Váy
X1 Y1 X1Y1 X2 1 X2 Y2 X2 Y2 X2 2 1 165.432 141.231 23.364.126.792 27.367.746.624 7.280 8.140 59.259.200 52.998.400