Giống Criconemellade Grise & Loof, 1965

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cây lạc ở tỉnh hưng yên (Trang 62 - 67)

Hiện ở Việt Nam đã xác định đƣợc 9 loài. Định loại các loài trong giống

Criconemella theo khóa định loại của tác giả N. N. Châu và N. V. Thanh (2000) [4].

Loài Criconemella onoensis (Luc, 1959) Luc & Raski, 1981 Mẫu nghiên cứu và số đo:

63

Theo Luc, 1959:

Con cái: L= 380 - 490µm; a= 11,3 - 14,7; b= 4,1 - 5,4; c= 18,7 - 20,4; V= 91,4 - 94,2 %; stylet= 40 - 45 µm; R= 128 - 136 ; RV= 8 - 11.

Theo Raski & Golden, 1966:

Con cái : L= 440 - 660µm; a= 10 - 13 ; b= 4,6 - 5,5; c= 14 - 19 ; V= 92 - 94 %; st = 43 - 51 µm; R= 122 - 133; Rex= 31 - 36; RV= 9 - 12; Ran= 7 - 9.

Theo Eroshenko & cs., 1985 (mẫu Việt Nam):

Con cái (n=10): L= 440 - 660µm; a= 12 - 14; b= 4,1 - 5; c= 17 - 20; V= 92 - 94 %; st = 49 - 54 µm; R= 124–131; Rst=16 - 18; Rex= 34 - 38; RV= 8 - 11; Rvan= 4 - 5; Ran= 5 - 7.

Theo Pham T. B, 1988 (mẫu Việt Nam):

Con cái (n=20): L= 432 (406 - 457) µm; a= 11,3 (10,5 - 13); b= 4,8 (4,3 - 5,0) ; c= 18 (16,5 - 21) ; V= 92,8 (92 - 93,5) % ; st = 49 - 52 µm; R=116 - 131; Rst= 17 - 18; RV= 8 - 10; Ran= 6 - 7.

Theo Nguyễn N. C, 1996 (mẫu chuối ở Việt Nam):

Con cái (n=5): L= 520 - 550 (529) µm, rộng than = 37 - 49 (44,1) µm; a= 10,8 - 14 (12,1); thực quản= 106 - 117 (111,5) µm; b= 4,6 - 4,9 (4,7); c= 13,7 - 18,9 (16,3); đuôi= 28 - 38 (32,8) µm; V= 91,8 - 93,4 (92,7) %; st = 46,5 - 50 (48,3) µm; Rst= 15 - 16 (15,4); Roes= 29 - 30 (29,6); Rex= 29 - 31 (30,4); RV= 8 - 10; Rvan= 1 - 2; Ran=7 - 8; R= 116 - 126 (122).

Mẫu tuyến trùng trên cây lạc Hƣng Yên:

Con cái (n=4): L=433,3µm; a=19,8; b= 3,6; c= 16,7; V= 94 %; RB= 5,2; RV= 6; st = 60,3µm.

Mô tả:

Con cái: cong về phía bụng khi xử lý nhiệt và cố định, hơi thuôn hẹp dần về phía đầu và đuôi. Các vòng cutin nhẵn, ít khi có cấu tạo anastoma trên vỏ cutin. Vùng môi

64

với 3 vòng cutin, vòng đầu mảnh hơn và tròn hơn các vòng sau, ở đỉnh đầu có 4 thùy nhỏ tròn và hơi nhô lên, các thùy bụng và lƣng gần nhau, đĩa môi có các thùy gần đỉnh đầu nằm xung quanh lỗ miệng dạng khe. Amphid dạng khe oval nằm trên mép của đĩa môi. Các tấm môi không kéo dài về phía sau đĩa môi. Stylet tƣơng đối ngắn, khỏe với núm gốc có dạng thay đổi nhƣng ở đa số có dạng mỏ neo. Lỗ bài tiết nằm sau ranh giới thực quản - ruột khoảng 1 vòng cutin. Có một buồng trứng kéo dài, tử cung thƣờng gấp khúc, túi chứa tinh có hình oval và không chứa tinh trùng.Vulva dạng mở. Đuôi có dạng tròn tù và vát về phía lƣng với mút đuôi dạng 2 thùy.

Con đực: không tìm thấy.

(a) (b)

(c)

Hình 3.10. Ảnh chụp dƣới kính hiển vi của Criconemella onoensis

(a): phần đầu cơ thể con cái (x 1000), (b): phần đuôi cơ thể con cái (x 1000), (c): toàn bộ cơ thể con cái (x 600).

65

Cây chủ: ngoài cây lạc, chúng còn ký sinh trên rễ ớt, cam sành, bạch đàn, đậu tƣơng, đỗ xanh, mía, cà [4].

Phân bố:

- Việt Nam: phổ biến khắp nơi.

- Thế giới: Châu phi và các nƣớc Châu Mỹ La Tinh [4].

Loài Criconemella sphaerocephala (De Grisse, 1967) Luc & Raski, 1981 Mẫu nghiên cứu và số đo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Raski & Golden, 1966:

Con cái: L= 350µm; a= 8,7; b= 4; c= 31; V= 94 %; Ts= 53 µm; R= 72; Rex= 24; RV= 5 - 6; Ran= 3 - 4.

Theo Geraert & Sakwe, 1993:

Con cái (n=25): L=375 (345 - 400) µm ; rộng thân= 48,8 (41 - 54) µm; thực quản= 111 (101 - 126) µm; đuôi= 7,2 (4 - 11) µm; a= 7,7 (6,8 - 8,5); b= 3,4 (3,0 - 3,7); c= 61,4 (26,7 - 97,5); st = 56,8 (55 - 59) µm; V= 93 (92 - 95) %; R= 63 (60 - 69); Roes= 22 (20 - 26); Rex= 20 - 22; RV= 4 - 6; Ran= 1 - 3; Rvan= 1 - 3.

Theo Eroshenko & cs., 1985 (mẫu Việt Nam):

Con cái (n=10): L= 320 - 350µm; a= 7,4 - 8,5; b= 3,9 - 4,6; c= 32 - 37; V= 94 - 95 %; st = 51 - 53 µm; R= 67 - 74; Rst= 11 - 13; Rex= 22 - 24; RV= 3 - 5; Rvan= 1 - 2; Ran= 2 - 3.

Mẫu tuyến trùng trên cây lạc Hƣng Yên:

Con cái (n=2): L=360 - 380µm; a= 7,8 - 8,2; b= 4,1 - 4,4; c= 32 - 38; V= 93 - 95 %; st = 54 - 59 µm; R= 68 - 74; RV= 5 - 6;

Mô tả:

Con cái: cơ thể thƣờng cong về phía bụng. Vùng môi có 2 vòng cutin, đĩa môi không nhô cao, có 4 thùy môi rộng, tách rời nhau. Vòng đầu của thân nhỏ hơn vòng

66

thứ hơn rất nhiều với cạnh ngoài nhẵn, hƣớng về phía sau và hoàn toàn không phân biệt với các vòng cutin nối tiếp sau, chiều rộng của vòng cutin ở giữa cơ thể khoảng 5 µm. Các vòng cutin ở phần sau có cạnh ngoài nhẵn và hƣớng về phía sau. Hiện tƣợng anastoma trên vỏ cutin phổ biến ở phần thực quản, phần giữa cơ thể và đuôi theo hai bên cơ thể. Stylet rất khỏe, núm gốc có hình mỏ neo, rộng 9 - 10 µm với hai cạnh ngoài uốn cong về phía trƣớc. Lỗ bài tiết thƣờng nằm cố định ở ranh giới thực quản - ruột. Có một buồng trứng kéo dài về phía trƣớc cơ thể. Túi chứa tinh không phân biệt rõ với đƣờng viền tử cung, không chứa tinh trùng.Vulva dạng mở, môi trƣớc rất phát triển với các mấu lồi rất rõ. Đuôi tù tròn, mút đuôi thƣờng có dạng thùy tròn, rộng.

Con đực: không tìm thấy.

(a) (b)

(c)

Hình 3.11. Ảnh chụp dƣới kính hiển vi của Criconemella sphaerocephala

(a): phần đầu cơ thể con cái (x 1000), (b): phần đuôi cơ thể con cái (x 1000), (c): toàn bộ cơ thể con cái (x 400).

67

Cây chủ: ngoài cây lạc, chúng còn ký sinh trong đất quanh rễ cam đƣờng, chuối, ngô, mía [4].

Phân bố:

- Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Vĩnh Phúc, Phú Thọ (Tam Nông), Hƣng Yên.

- Thế giới: Indonesia, Philippin, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Mỹ và châu Âu [4].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cây lạc ở tỉnh hưng yên (Trang 62 - 67)