Trong các doanh nghiệp xây lắp, quy trình công nghệ là một trong các căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Vì vậy, nó là nhân tố ảnh hưởng lớn đến các công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty.
Công ty đã tham gia dự thầu nhiều công trình và nhận được nhiều hợp đồng với đơn vị khách hàng. Mỗi công trình, mỗi đơn đặt hàng lại có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau buộc công ty phải đề ra công nghệ sản xuất sao cho phù hợp với từng công trình đảm bảo kết quả tốt nhất. Vì vậy có thể nói quy trình công nghệ sản xuất của công ty theo nhiều dạng và tùy thuộc vào từng hợp đồng kinh tế.
Nhìn chung, quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty trải qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn đấu thầu, giai đoạn tổ chức thi công và giai đoạn nghiệm thu, bàn giao công trình.
Sơ đồ 3.4: Quy trình chung sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty
Trong giai đoạn tổ chức thi công, đối với mỗi công trình khác nhau (như công trình xây dựng nhà ở, các công trình giao thông, thủy lợi…) thì được chia thành các giai đoạn thi công khác nhau phù hợp với đặc trưng của từng công trình.
Sơ đồ 3.5: Quy trình thi công nhà ở
Đấu thầu hợp đồng
Tổ chức thi công Nghiệm thu, bàn giao
Đào móng Gia cố nền Thi công móng
Xây thô Hoàn thiện
Thi công phần khung, bê tông, cốt thép, thân và mái nhà
Sơ đồ 3.6: Quy trình thi công đường giao thông
Sơ đồ 3.7: Quy trình thi công kênh thủy lợi 3.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của công ty
Dọn dẹp mặt bằng
Thi công phần thô
Hoàn thiện công trình
Đào đắp thông thường
Tạo cảnh quan mặt đường, sơn kẻ mặt đường
Đắp bao
Kết cáu mặt đường Làm nền móng
Thi công cống thoát nước
Đào móng kênh Đắp mái bờ kênh Đổ bê tông mái
Đổ bê tông đỉnh mái Xây dựng các cống
3.1.5.1 Chính sách nhà nước
- Hiện nay, khi nền kinh tế cả nước đang đi vào xu thế hội nhập thế giới, các công ty, doanh nghiệp lần lượt được hình thành và có sức mạnh cạnh tranh rất lớn. Đảng và Nhà nước cũng hết sức chú trọng tới ngành xây dựng vì sản phẩm của ngành là tạo ra TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân. Vì thế, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý về việc quản lí mở thầu, đấu thầu, ban hành các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng công trình, tổ chức thi công để các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng và có hiệu quả.
- Thanh Hóa là một tỉnh đang phát triển, cơ sở hạ tầng được xây dựng rất mạnh làm nền tảng cho sự phát triểm kinh tế. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh cũng có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao.
3.1.5.2 Các nhân tố môi trường
- Do đặc điểm của ngành xây dựng có thời gian hoàn thành sản phẩm khá lâu, khi thi công chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên, gây khó khăn cho việc thi công công trình.
- Sản phẩm hoàn thành sẽ tạo kiến trúc thẩm mỹ, cảnh quan sinh thái, làm đẹp không gian, đúng với quy hoạch đô thị. Nhưng vẫn phải đảm bảo việc xử lí chất thải, không gây ô nhiễm, ồn ào khu vực dân cư xung quanh.
3.1.5.3 Yếu tố con người
- Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, đòi hỏi lực lượng lao động khá lớn và có trình độ tay nghề. Tận dụng nguồn lao động sẵn có ở địa phương, công ty đã góp phần rất lớn vào giải quyết công ăn việc làm cho người dân, giúp họ cải thiện đời sống. Đồng thời, công ty còn có chính sách khen thưởng, bảo hiểm…giúp người lao động yên tâm công tác hoàn thành công việc được giao.
3.1.5.4 Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều doanh nghiệp, công ty kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, để chiếm lĩnh vị trí trên thị trường công ty không những giữ vững uy tín, mở rộng quan hệ với khách hàng mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm công trình xây dựng hoàn thiện, đảm bảo đúng tiến độ thi công, giá thành hợp lí và kiến trúc thẩm mỹ cao.
xây lắp tại Công ty TNHH Quang Tuấn
3.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và yêu cầu quản lí
Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng, sản phẩm xây dựng, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lí, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Cho nên để phục vụ yêu cầu quản lí của mình, chi phí sản xuất của công ty được tập hợp theo mục đích, công dụng của chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên vật liệu tại công ty bao gồm toàn bộ NVL cần thiết để cấu thành sản phẩm xây lắp. Các NVL chính như xi măng, sắt, thép, gạch, cát, vôi… NVL phụ như đinh, dây buộc, que hàn…vật liệu luân chuyển như cốp pha, đà giáo… Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp kể cả công nhân thuê ngoài, công nhân phục vụ thi công, gồm cả lương công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn công trường thi công.
Chi phí sử dụng máy thi công của công ty bao gồm tiền lương công nhân điều khiển máy, xăng dầu, mỡ…phục vụ máy, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao máy thi công…Nhiều khi máy móc thiết bị dùng cho thi công không đủ phục vụ cho các công trình hoặc công trình ở xa mà chi phí vận chuyển máy thi công lớn thì công ty thuê cả máy móc thiết bị cùng người điều khiển(thuê trọn gói).
Chi phí sản xuất chung của công bao gồm tiền lương của nhân viên quản lí đội xây dựng, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công và nhân viên quản lí đội, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…
Trong việc kiểm soát chi phí xây dựng trên công trường thường tập trung vào lao động và thiết bị. Các nguồn số liệu chính ở đây là các tờ kê khai thời gian lao động, thiết bị các con số ước lượng hoặc kết quả khảo sát về khối lượng công việc tại chỗ. Yêu cầu quản lí đối với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là
phải kiểm soát được chi phí phát sinh tập hợp, phân bổ chính xác chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình, làm cơ sở để tính chính xác giá thành sản phẩm. Đồng thời trên cơ sở đó đề ra các biện pháp hợp lí để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
3.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Do đặc điểm của Công ty TNHH Quang Tuấn là một công ty xây lắp nên đối tượng kế toán chi phí là từng công trình, hạng mục công trình hay theo đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành từng quý. Trong quá trình hạch toán mỗi công trình mang mã số riêng từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao. Ví dụ: Công trình đường giao thông Cán Cờ - CT01, Công trình nhà lớp học trường THCS Lê Quý Đôn - CT02, công trình trường xây dựng nhà học THCS Ba Đình - CT01…Các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp vào từng công trình theo mã số đó được ghi vào Chứng từ ghi sổ, Sổ Cái TK liên quan.
Trong bài chuyên đề của mình, em xin trình bày về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành công trình cụ thể, đó là công trình Trường THCS Ba Đình, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tên hạng mục công trình: Xây dựng nhà học Trường THCS Ba Đình, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Loại công trình: Xây dựng vừa năm 2012 Chủ đầu tư: Trường THCS Ba Đình.
Nhà thầu thi công: Công ty TNHH Quang Tuấn – Bỉm Sơn – Thanh Hóa. Tiến độ thi công: 6 tháng, từ ngày 01/7/2012 đến ngày 29/12/2012.
3.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Quang Tuấn.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty TNHH Quang Tuấn là phương pháp trực tiếp. Chi phí sản xuất được tính toán và quản lí chặt chẽ, cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình, được tập hợp từng tháng theo từng khoản mục. Vì vậy, khi công trình hoàn thành, kế toán chỉ cần cộng tổng chi phí sản xuất ở các tháng từ lúc khởi công cho tới khi hoàn thành sẽ được giá thực tế của sản phẩm theo từng khoản mục chi phí.
3.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
giá thành sản phẩm xây lắp, do vậy việc quản lí chặt chẽ và hạch toán chính xác, đầy đủ có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác tính giá thành. Mặt khác, hạch toán đúng đắn chi phí NVLTT cho phép ta xác định đúng đắn chất lượng vật chất đã tiêu hao trong quá trình thi công từ đó đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp.Xác định được tầm quan trọng đó, công ty luôn bám sát dự toán, tiến độ thi công để lập kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu phục vụ thi công đồng thời chú trọng tới việc quản lí vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và trong cả quá trình thi công tại công trường.
Tài khoản sử dụng :
o 154-01 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang công trình 01” o Một số tài khoản khác: 111, 331, 338,152…
Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Hóa đơn bán hàng thông thường, hóa đơn GTGT. - Phiếu nhập kho, xuất kho.
- Phiếu chi - Chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 152, 154. Trình tự luân chuyển chứng từ
Hàng ngày, căn cứ vào hóa đơn bán hàng của bên bán, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán và các chứng từ liên quan khác. Sau khi làm thủ tục kiểm nhận, thủ kho xác nhận số thực tế và ghi vào thẻ kho. Tại phòng kế toán, công ty mở thẻ vật liệu theo dõi quy cách, chủng loại, đơn giá của từng loại vật liệu. Cuối tháng tập hợp chứng từ như phiếu xuất kho xuất dùng cho việc thi công đồng thời kiểm kê vật liệu còn tồn kho để tính giá thành.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu và trình tự ghi sổ
Kế toán vật tư tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ thực hiện các bút toán ghi sổ vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết, sổ nhật kí chung, sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết.
Khi trúng thầu một công trình xây dựng, căn cứ vào hợp đồng giao nhận thầu, phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào dự toán công trình, tiến độ thi công công trình, thởi hạn thi công, bóc tách các khoản mục chi phí trong dự toán để lập kế hoạch sản xuất
thi công cho các đội xây dựng. Trong đó có kế hoạch cung cấp vật tư cho công trình thi công.
Tại các đội xây dựng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhiệm vụ sản xuất, xuất phát từ nhu cầu thực tế về NVL sử dụng cho thi công công trình, HMCT để tính toán lượng vật liệu cần thiết. Việc mua nguyên vật liệu có thể do cán bộ công ty trực tiếp mua hoặc có thể giao cho chủ nhiệm công trình mua toàn bộ giá trị công trình.
Khi có nhu cầu về vật tư thi công, bộ phận thi công đề nghị xuất vật tư với chủ nhiệm công trình. Bộ phận kế toán viết phiếu xuất kho vật tư, mang đến thủ kho ghi số thực xuất. Trên chứng từ xuất, mọi vật tư xuất ra phục vụ xây dựng sản xuất ghi cụ thể theo từng nội dung công trình, HMCT và đầy đủ chữ kí theo quy định.
Nghiệp vụ 1: Ngày 05/10/2012 xuất kho vật liệu bao gồm dầu điezel, dầu nhớt, đá 1x2, đá 4x6 dùng thi công công trình Trường THCS Ba Đình – Bỉm Sơn
Chứng từ : Phiếu xuất kho số 274, Giấy xin cấp vật tư ( xem phụ lục 01)
Kế toán định khoản Nợ TK 154 - 01: 6.482.680
Có TK 152(1): 2.366.100 Có TK 152(3): 108.000 Có TK 152(12): 1.600.000 Có TK 152(13): 2.408.300
Trong trường hợp công ty mua trực tiếp vật liệu dùng ngay cho công trình không qua nhập kho.
Đơn vi: Cty TNHH MTV Thành Công Địa chỉ: KCN Bắc Sơn – Bỉm Sơn
Mẫu số: S02a – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 1
Ngày tháng năm 2012
Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú
Nợ Có
A B C 1 D
Xuất vật liệu dùng cho thi công 154 152 6.482.680
Cộng x x 6.482.680 x Ngày 05 tháng 10 năm 2012 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Nghiệp vụ 2: Ngày 06/10/2012, mua xi măng của công ty Hồng Phượng. Địa chỉ số 487 QL 1A- Quang Trung- Bỉm Sơn- Thanh Hóa. MST: 2810416162. Đơn giá chưa thuế: 760.869đ/tấn, khối lượng 23 tấn, thuế VAT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Biết số vật liệu này được xuất thẳng cho công trình trường THCS Ba Đình-Bỉm Sơn mà không qua nhập kho.
Chứng từ: Phiếu chi 16, hóa đơn GTGT số 0091441 ( xem phụ lục 01)
Kế toán định khoản:
Nợ TK 154-01: 17.500.000 Nợ TK 1331: 1.750.000
Đơn vi: Cty TNHH MTV Thành Công Địa chỉ: KCN Bắc Sơn – Bỉm Sơn
Mẫu số: S02a – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 2
Ngày tháng năm 2012
Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú
Nợ Có A B C 1 D Mua xi măng Thuế GTGT khấu trừ 154 1331 111 111 17.500.000 1.750.000 Cộng x x 19.250.000 x Ngày 06 tháng 10 năm 2012 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
3.2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty là số tiền phải trả cho lao động thuộc quản lí của công ty bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương… có tính chất ổn định thực tế phải trả cho công trình.
Tiền lương nhân công = Tổng số ngày × Mức lương ngày × Phụ cấp Công/ngày Công/người
Tại công ty Thành Công, trong điều kiện thi công kết hợp giữa máy móc và lao động thủ công nên chi phí nhân công cũng là một trong những khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng giá thành sản phẩm xây lắp. Việc hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí nhân công có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lí chi phí sản xuất.
Công ty thực hiện tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định hiện hành. - BHXH: 17% (tính vào chi phí); 7% (trừ vào lương nhân viên)
- BHYT: 3% (tính vào chi phí); 1,5% (trừ vào lương nhân viên) - BHTN: 1% (tính vào chi phí); 1% (trừ vào lương nhân viên) - KPCĐ: 2% (tính vào chi phí)
Tài khoản sử dụng: 154-01, 334
Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng
- Bảng chấm công - Bảng thanh toán lương - Chứng từ ghi sổ
- Sổ cái tài khoản 154, 334 Trình tự luân chuyển chứng từ
Để trả lương cho công nhân, hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng xác