Tổng quan về các chính sách bảo vệ môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Tích hợp các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 62)

Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xây dựng các kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường.

Tại Quảng Ngãi, Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN & MT) là đơn vị chuyên môn về bảo vệ môi trường giúp UBND tỉnh về quản lý môi trường. Tháng 7 năm 2008, Chi cục Bảo vệ môi trường - trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở Phòng Môi trường nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Ngãi. Chi cục Bảo vệ Môi trường là đơn vị hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình,

56

kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương phê duyệt và ban hành. Để nâng cao năng lực cho cán bộ về quản lý ô nhiễm công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh tham gia dự án Quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh ở Việt Nam (VPEG), dự án được thực hiện trong 5 năm, theo đó cán bộ quản lý môi trường của tỉnh được tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực trong lĩnh vực xây dựng chính sách môi trường, thẩm định đánh giá tác động môi trường, thanh kiểm tra, quan trắc và phân tích môi trường, truyền thông nâng cao về môi trường. Hàng năm, công tác quản lý môi trường đã bám sát nhiệm vụ kế hoạch đề ra và tổ chức thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch.

3.3.1.1. Giai đoạn 2005 - 2010

Trong giai đoạn 2005-2010, Sở TN&MT Quảng Ngãi đã tiếp tục rà soát, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, tham mưu UBND tỉnh xem xét sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và tài nguyên thiên nhiên thuộc thẩm quyền cấp tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và đúng pháp luật hiện hành của nhà nước.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi 2006-2010 và định hướng đến 2020.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tham mưu trình UBND tỉnh Đề án xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020; Đề án thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường; phí bảo vệ môi trường.

- Ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 27-NQ-BCSĐTNMT ngày 02/12/2009 của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường; Ban hành kế hoạch kiểm soát môi trường các năm.

57

Ngày 30 tháng 6 năm 2009, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 1049/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục và kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2008 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, trên địa bàn có 2 cơ sở gây ô nhiễm môi trường: Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Đại Dương Xanh, Nhà máy bia Dung Quất và 4 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gồm: Phân xưởng hơi, nhà máy cồn rượu thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi, Nhà máy sản xuất giấy cuộn Kraft, Nhà máy bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn IDI. Theo kế hoạch đã được phê duyệt, đến tháng 03 năm 2010 các cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, đến tháng 6 năm 2010 đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để. Các cơ sở đã và đang tiến hành triển khai các biện pháp xử lý như kế hoạch. Đối với nhà máy Cồn rượu, UBND tỉnh đã có chủ trương di dời sang địa điểm mới (cạnh nhà máy đường Phổ Phong) và hoàn tất các hồ sơ thủ tục, thẩm định báo cáo ĐTM trình UBND tỉnh phê duyệt.

Bên cạnh đó, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng:

 Quy hoạch mạng lưới Quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2006 - 2010 và định hướng đến 2020;

 Kế hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến 2010 và định hướng đến 2020;

 Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ngãi từ 1995-2000, báo cáo hiện trạng môi trường năm 2006.

3.3.1.2. Giai đoạn 2010-2014

Trong giai đoạn 2010-2014, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt thêm nhiều kế hoạch, đề án về bảo vệ môi trường, bao gồm: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi (2011); Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (phê duyệt vào 03/2013); Kế hoạch thực hiện một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2014 (phê duyệt vào 07/2013); Kế hoạch triển khai thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi từ nay đến năm 2015 (phê duyệt vào 10/2013)

58

a. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi

- Nhiệm vụ 1. Đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh

Quảng Ngãi: Nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện ngay là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên toàn tỉnh.

- Nhiệm vụ 2. Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho từng

lĩnh vực cụ thể:Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương, xây dựng và lựa chọn các giải pháp phù hợp ứng phó với biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Ngãi.

Các giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực bao gồm: *Tài nguyên - Môi trường

Nhiệm vụ 1. Cụ thể hóa thể chế, chính sách về BĐKH

Nhiệm vụ 2. Nâng cao nhận thức cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực về BĐKH Nhiệm vụ 3. Đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực tài nguyên môi trường và xác định các giải pháp ứng phó

Nhiệm vụ 4. Tăng cường mạng lưới quan trắc và dự báo tài nguyên - môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

*Nông nghiệp

Nhiệm vụ 1: Đánh giá tác động của BĐKH và xác định khả năng dễ bị tổn thương của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi do BĐKH

Nhiệm vụ 2: Xây dựng các chương trình/dự án đối với từng lĩnh vực của ngành phù hợp với tỉnh Quảng Ngãi (giảm thiểu và thích ứng) với BĐKH và tạo cơ hội phát triển ngành, Đề xuất các Chương trình/dự án ngành và lĩnh vực ứng phó BĐKH, bao gồm: chính sách, kế hoạch, quy hoạch, chương trình/dự án đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệm vụ 3: Nâng cao nhận thức về BĐKH và các biện pháp phòng tránh thiên tai cho cộng đồng, đặc biệt khu dân cư thường xuyên bị ảnh hưởng.

*Lâm nghiệp và đa dạng sinh học

Nhiệm vụ 1: Giải quyết nạn cháy rừng

59 Nhiệm vụ 3: Quản lý sâu bệnh

Nhiệm vụ 4: Quản lý việc tái trồng rừng

Nhiệm vụ 5: Tăng cường khả năng chống chịu của những khu rừng trồng mới Nhiệm vụ 6: Quản lý các sản phẩm từ rừng

*Công nghiệp và năng lượng

Nhóm nhiệm vụ 1: Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực

Nhóm nhiệm vụ 2: Đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực của ngành Công Thương (đưa các ngành chủ lực vào nội dung)

Nhóm nhiệm vụ 3: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động ứng phó với BĐKH

Nhóm nhiệm vụ 4: Triển khai thực hiện một số dự án thí điểm ứng phó với BĐKH Nhóm nhiệm vụ 5: Triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực năng lượng

*Giao thông vận tải

Nhiệm vụ 1. Xây dựng, đề xuất và triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH cho ngành Giao thông vận tải

Nhiệm vụ 2. Tuyên truyền, phổ biến thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển năng lực của các cơ quan, đơn vị

*Xây dựng nhà cửa, đô thị

Nhiệm vụ 1. Xây dựng, đề xuất và triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH cho ngành xây dựng

Nhiệm vụ 2. Tuyên truyền, phổ biến thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển năng lực

*Du lịch

Nhiệm vụ 1. Xây dựng, đề xuất và triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH cho ngành du lịch

60

Nhiệm vụ 2. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc biệt là trong bối cảnh BĐKH.

*Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng

Nhiệm vụ 1: Đánh giá mô hình bệnh tật và phạm vi ảnh hưởng của BĐKH tới sức khoẻ

Nhiệm vụ 2:Các giải pháp ứng phó với BĐKH trong ngành Y tế

Nhiệm vụ 3:Nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khoẻ và thích ứng trước các tác động của BĐKH

- Nhiệm vụ 3. Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các cấp chính quyền, sở, ban ngành, đoàn thể và người dân trong tỉnh về biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác đào tạo về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nhiệm vụ 4. Tăng cường hợp tác quốc tế

Tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế, bao gồm: tài chính, chuyển giao công nghệ thông qua các hoạt động hợp tác, tài trợ.

- Xây dựng, phát triển cơ chế hợp tác giữa tỉnh Quảng Ngãi với các nhà tài trợ quốc tế thực hiện các chương trình, dự án của Kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở rộng quan hệ, hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu với các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế.

- Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào các dự án Cơ chế phát triển sạch, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường nhằm tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư vào các dự án này ở Quảng Ngãi.

- Nhiệm vụ 5. Tích hợp, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến

lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương

61

Xem xét đến tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó trong việc xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương.

- Nhiệm vụ 6. Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án của

Kế hoạch

Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện một số chương trình, dự án ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với một số lĩnh vực, khu vực ưu tiên và dễ bị tổn thương nhất. Trong giai đoạn tiếp theo, cần rút ra các bài học, kinh nghiệm thực hiện của các năm, giai đoạn trước đó để triển khai thực hiện một cách toàn diện và hiệu quả cho các ngành và địa phương.

b. Đề án Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 [11]

Tháng 3 năm 2013, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó đã đề ra những nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể cho giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020, cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2013 - 2015:

- Nhiệm vụ 1: Điều tra, thống kê, phân loại và lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm, cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; điều tra, khảo sát và xử lý chất độc còn tồn lưu trong chiến tranh trên địa bàn tỉnh;

- Nhiệm vụ 2: Điều tra hiện trạng và xây dựng phương án thu gom và xử lý CTR công nghiệp, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh;

- Nhiệm vụ 3: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung cho KCN Tịnh Phong, KKT Dung Quất và các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề có lưu lượng nước thải sản xuất công nghiệp từ 300m3/ngày đêm trở lên… - Nhiệm vụ 4: Xử lý môi trường nước tại 2 hồ điều hòa trong thành phố Quảng Ngãi;

- Nhiệm vụ 5: Đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt nhỏ cho các thị trấn huyện lỵ và nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước của thành phố Quảng Ngãi;

62

- Nhiệm vụ 6: Đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, cũng như công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR;

- Nhiệm vụ 7: Đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng trạm xử lý nước thải; xây dựng lò đốt CTR y tế cho các bệnh viện, các trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh;

- Nhiệm vụ 8: Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và xây dựng Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường, trong đó ưu tiên tới đối tượng thanh thiếu niên và học sinh, sinh viên, cũng như đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình các cấp học phổ thông;

- Nhiệm vụ 9: Tăng cường năng lực quản lý môi trường các cấp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Giai đoạn 2016 – 2020:

Ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ thường xuyên của giai đoạn trước, cần tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ chính sau:

- Nhiệm vụ 10: Đầu tư, nâng cấp khu liên hợp xử lý CTR công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh;

- Nhiệm vụ 11: Xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung cho tất cả các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ở tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh;

- Nhiệm vụ 12: Tổ chức đánh giá đa dạng sinh học của hệ sinh thái vùng triều tại đảo Lý Sơn, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bảo vệ hệ sinh thái biển xung quanh đảo; phát triển và mở rộng khu bảo tồn sinh vật biển.

c. Kế hoạch thực hiện một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020

Nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời huy động toàn bộ sức mạnh tổng hợp của cộng đồng và vai trò giám sát thực thi pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội vào công tác bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Kế hoạch thực hiện một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 với nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu sau:

63

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường ở nông thôn, làng nghề trong đó có thực hiện lồng ghép có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở nông thôn,

Một phần của tài liệu Tích hợp các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 62)